Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
E hèm...đây là trang hỏi toán, sáng h mà hỏi câu này nhé...^-^
2.tôi là 1 thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi bằng cái tên thân mật "ông giáo". Là 1 người trí thức, ko sung sướng hơn những người khác nhưng sống giữa những người nông dân đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi ko khỏi đâu lòng, xót xa. Người khiến tôi phải suy nghĩ hìu nhất là lão Hạc-1 ông lão cô độc sống gần nhà tôi. Tôi ko thể nào quên đc hình ảnh của lão khi chìu qua lão đến nhà tôi báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đâu khổ tột độ.
chiều qua tôi đang chuẩn bị xếp lại mấy quyển sách thì lão sang chơi, vừa nhìn thấy tôi lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
tôi hơi giật mình hỏi lại:
- Cụ bán rồi?
lão gật gật:
- Bán rồi hoc vừa bắt xong
lão cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt của lão ầng ậc nước, tôi quặn lại trong lòng chỉ muốn ôm choàng lấy lão. Trong lòng tôi lúc này ko còn hình bóng của 5 quyển sách mà tôi yêu quí hơn những ngón tay của mình nữa tôi chỉ thấy ái ngại cho lão hạc. lão đã đau đớn lắm khi bán ***** ấy, ko đành lòng để lão khổ thế kia tôi hỏi:
-thế cho nó bắt à?
tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhung ko ngờ mặt lão đột nhiên co rúm lại.nhũng vết nhăn xô lại ép nước mắt chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mếm của lão mếu như con nít. lão hu hu khóc...giọng lão mếu mó trông thật là tội nghiệp:
- ông giáo ơi ..nó có biết gì đâu.. nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng rỡ..nó ko ngờ tôi nhân tâm lừa nó..
lão nức nở, thều thào 1 hơi dài như muốn chia sẻ nỗi đau, tôi cũng có phần luống cuống: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà mình ko giúp đc gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi :
- cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ai nuôi chó mà chẳng bán hay giết thịt. ta giết nó chính là ta hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp đẻ nó làm kiếp khác
nhưng lại như lần trước lời an ủi của tôi chỉ làm cho lão nghĩ ngợi hơn, lão chua chát bảo:
ông giáo nói phải. kiếp ***** là kieps khổ thì ta hóa kiếp để nó thành kiếp người , may ra có sung sướng hơn 1 chút ... kiếp người như tôi chẳng hạn
nghe lão nói tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. tôi bùi ngùi nhín lão bảo:
kiếp ai cũng thế cụ ạ. cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng
gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt lão đã đục màu như nhìn đăm đăm vào 1 chốn nào đó
thế thì kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật xứng?
câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi cho đến bây giờ. lúc đó tôi lảng đi = 1 câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước . nhưng giờ đâ, ngồi lại 1 mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. chao ôi! đồng bào tôi trong cái tối đất, tối trời của xã hội còn bao người đau khổ , lầm than như thế? mà đời tôi cũng khác gì đâu? nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng 1 tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đó khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọng vẹn nhân cách . Nỗi đau của lão hạc là nỗi đau của lòng tự trọng, nỗi đau của 1 tâm hồn cao đẹp
3.Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…
“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.
Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.
Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia! Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:
- Tha này! Tha này!
Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.
Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…
Tham Khảo:
https://download.vn/dong-vai-gion-xi-ke-lai-truyen-chiec-la-cuoi-cung-46849
Tham khảo
Tôi sắp chết rồi!
Sinh mạng tôi bây giờ gắn liền với chiếc lá thường xuân nhỏ bé ngoài kia. Than ôi, căn bệnh viêm phổi nan y cùng tình cảnh túng quẫn của tôi hiện giờ có khác gì những chiếc lá thường xuân yếu đuối, bám vào bờ tường với cái cuống mỏng manh trước cơn gió táp? Tự tôi cũng biết mình chẳng còn chút hi vọng nào.
Xiu đến rồi, lại có cả cụ Bơ-men. Ôi hai con người mà tôi hằng yêu quý! Tôi nào muốn phải rời xa họ, nhưng mệnh tôi đã tận. Tôi ngồi lắng nghe lời khuyên của hai người họ một cách vô hồn, vì dù ngôn ngữ có thuyết phục đến đâu, thì vẻ lo lắng đan xen chút tuyệt vọng nơi đáy mắt họ đã nói lên tất cả.
Tôi yêu cầu chị Xiu mở cửa sổ ra. Đúng như dự đoán, những dây thường xuân mơn mởn ngày nào giờ đây chỉ còn lại vài chiếc lá trơ trụi, tưởng như chỉ một cơn gió nữa thôi, tất cả đều sẽ rơi xuống. Trong ánh mắt ngán ngẩm đầy chua xót của hai con người đáng mến, tôi lạnh lùng tuyên bố: “Chỉ đêm nay nữa thôi. Sáng mai chắc hẳn chiếc lá cuối cùng đã lìa cành và cùng lúc đó, em cũng sẽ nhắm mắt buông xuôi lìa đời."
Chị Xiu và cụ Bơ-men dắt nhau sang bên phòng khách để tôi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và ngừng nghĩ quẩn. Tôi không biết hai người họ đang làm gì. Có thể là tự an ủi nhau, có thể là nghĩ cách giúp tôi khỏi bệnh, cũng có thể làm mẫu, vẽ tranh như lúc bình thường, nhưng dù làm gì cũng vô ích, sẽ không bao giờ có chuyện chiếc lá cuối cùng còn đủ khả năng bám trụ qua đêm mưa bão như thế này. Ngủ đi Giôn-xi, hãy ngủ yên giấc vì ngày mai mày sẽ lìa đời.
Ấy thế mà chuyện không tưởng đã thực sự xảy ra! Sáng hôm nay, tôi yêu cầu Xiu mở cửa sổ. Vẻ mặt chị ấy từ đau buồn bỗng chuyển sang ngạc nhiên tột độ, khiến tôi tò mò nhìn ra cửa sổ. Cuối cùng tôi cũng thấy được điều gì khiến chi Xiu và giờ là cả tôi ngạc nhiên đến thế. Chiếc lá thường xuân vẫn ở nguyên trên cành!
Thật bất ngờ! Thật kì diệu! Tại sao chuyện như vậy lại có thể xảy ra? Suốt buổi chiều hôm đó, tôi ngồi ngắm chiếc lá cuối cùng. Nó đã ngã vàng và trông rất tàn tạ. Ấy thế nhưng dù bao nhiêu cơn gió thổi qua, chiếc lá mỏng manh và xơ xác ấy vẫn kiên cường chống chọi, không hề lung lay suy chuyển. Tôi bỗng nghe thấy trong tâm trí mình một giọng nói mơ hồ. Này Giôn-xi, hỡi Giôn-xi! Sao mày lại có thể ngu ngốc đến thế? Nhìn xem, nhìn chiếc lá cuối cùng kia xem! Một chiếc lá thường xuân nhỏ nhoi tàn tạ lại có thể chống chọi lại với mưa giông gió táp. Vậy mà mày-một cô gái trẻ- lại đầu hàng trước một cơn bão nhỏ của cuộc đời? Chỉ cần tĩnh dưỡng là mày sẽ khỏe lại và có thể hoàn thành giấc mơ của mày mà! Thức tỉnh đi! Bao nhiêu người yêu thương mày!
Vào giây phút đó, tôi nhận ra bản thân yếu đuối đến đáng trách như thế nào. Phải rồi, tội gì lại nằm chờ chết trong khi người thân của tôi và thậm chí cả bác sĩ đều nói tôi còn hi vọng? Tôi ngồi dậy và thổ lộ những ước muốn với Xiu, bảo mình đã vui vẻ trở lại. Chị ấy vui mừng đến bật khóc.
Ngày hôm sau, Xiu kể cho tôi nghe sự thật đằng sau chiếc lá cuối cùng. Cụ Bơ-men đã hi sinh cả tính mạng của mình để vẽ chiếc lá đó vào đêm giông bão! Tôi cảm động đến mức không thể nói nên lời, lòng thầm coi cụ Bơ-men là người cha thứ hai của mình. Tôi sẽ dùng cả cuộc đời rộng mở này để nối tiếp giấc mơ của cụ- Vẽ một kiệt tác.
Tôi sống lại rồi.
Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.
. Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.
Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.
Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy dược. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:
Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.
Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:
Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!
Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá ràn rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.
Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:
Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.
Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.
Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.
Giờ tôi, Giôn – xi đã trở thành một họa sĩ được nhiều người biết đến và có một phòng tranh nhỏ, ấm cúng. Tôi cũng đã thực hiện được mơ ước của mình là được vẽ vịnh Na – plơ, đã thỏa mãn niềm đam mê với nghệ thuật. Song mỗi lần tôi đặt bút vẽ lên trang giấy trắng, tôi và chị Xiu lại nhớ đến người đó, người mà chúng tôi sẽ không bao giờ quên, đó… là cụ Bơ – men. *Ba năm về trước, tôi là một cô gái quá đỗi bất hạnh khi mang trong mình một căn bệnh hiểm nghèo ấy chính là bệnh sưng phổi. Lúc ấy là vào mùa đông, tôi cùng chị hai Xiu và cụ Bơ – men cùng sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bệnh tật và nghèo túng đã khiến tôi tuyệt vọng không còn muốn sống nữa, tôi đành phải nằm liệt giường và đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân xuyên qua cửa sổ, ví mình như cái cây ấy, khi chiếc lá cuối cùng rụng cũng là lúc tôi lìa đời. Tôi đã và từng nghĩ thế đấy! *Sáng hôm ấy, một cơn gió lạnh lẽo mang đầy hơi sương vì trận mưa tối qua lướt nhẹ qua cổ chạy dọc xuống sống lưng làm tôi bừng tỉnh dậy, lúc đó chị Xiu vẫn còn đang say ngủ. Tôi đưa cặp mắt mở to thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống. Tôi thều thào gọi Xiu ra lệnh:- Kéo nó lên, em muốn nhìn. *Chị ấy làm theo một cách chán nản. Nhưng, thật ngạc nhiên! Vẫn còn một chiếc lá treo vất vưởng trên cành cây dũng cảm níu chặt không buông sau một đêm mưa bão tuyết gào thét, ầm ầm tưởng chừng như không bao giờ dứt! Song chiếc lá đã nhuộm màu vàng úa, chỉ còn giữ lại một chút màu xanh ở cuống lá. Rồi thể nào mình cũng chết thôi, tôi nghĩ vậy.- Đó là chiếc lá cuối cùng! Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng! Em nghe thấy gió thổi! Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết! *Chị Xiu cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, nức nở:- Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa! Chị sẽ làm gì đây? *Nhưng tôi đã không trả lời. Có vẻ như sợi dây liên kết tôi với thế giới ngày càng lơi lỏng dần từng sợi một, nó khiến tôi tuyệt vọng, đau khổ, chỉ biết cười thầm trong bụng trách vấn chính bản thân tôi vì sao tôi lại phải sinh ra để rồi phải sống một cuộc sống chan chứa mối nguy hiểm cận kề với căn bệnh tỉ lệ sống sót rất thấp. Ngày cũng như đêm, tôi chỉ biết nằm đó mà ngắm nhìn từng ngày trôi qua một cách bình lặng. Đúng vậy
tôi đã mất đi ý chí muốn sống, cặp mắt vô hồn như người đã chết, tôi – đã không còn tha thiết cuộc đời ngắn ngủi này nữa rồi! Tôi chỉ muốn chết quách đi cho xong chuyện…! *Suốt ngày hôm đó và ngay cả lúc ông Mặt Trời đi ngủ, giao phó việc lại cho Bác Mặt Trăng, chiếc lá vẫn còn đó, đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Ban đêm lại buông xuống, cơn bão lại rầm rộ kéo đến ào ạt như muốn gây hấn với cây thường xuân, mưa rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan. *Khi trời vừa hửng sang thì tôi lại ra lệnh kéo tấm mành lên, chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Tôi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, bồi hồi xúc động. Rồi tôi gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt:- Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi! Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng. Một tiếng đồng hồ sau, tôi vui vẻ chia sẻ ước mơ của mình:- Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na – plơ.*Buổi chiều, bác sĩ tới và khi ông ra về, chị Xiu dặn tôi nằm nghỉ cho khỏe để chị ấy ra trả tiền khám cho ông ấy.*Chiều hôm sau, khi tôi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng thì chị Xiu chậm rãi tiến lại gần và bất ngờ nhào vào ôm lấy tôi lẫn những chiếc gối.- Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị. Cụ Bơ – men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ổ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ – men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. * Tôi đã hết sức bàng hoàng, sửng sốt. Không ngờ mọi chuyện lại thành ra thế này. Hai giọt lệ lăn dài trên bờ mi ướt đẫm nước chậm rãi, đều đặn rồi nhỏ một tiếng tách xuống mặt đất.KB: Đã ba năm trôi qua nhưng tôi vẫn luôn trách mình, cảm thấy ân hận và luôn đặt câu hỏi vì sao. Vì tôi mà cụ Bơ – men đã phải hi sinh tính mạng để cứu tôi ư? Tại sao cụ lại làm như thế hỡi cụ ơi? Con cảm ơn cụ nhiều lắm, nhờ cụ tiếp sức mạnh nên con mới dámsống tiếp, vững vàng bước đi trên con đường mà con đã định, khám phá ra biết bao điều mới lạ, gặp gỡ được nhiều người! Con xin hứa sẽ sống thật hạnh phúc để xứng với cái giámà cụ đã trả, để cụ yên lòng mà nhắm mắt! Con cảm ơn cụ rất nhiều – thiếu cụ, con cảm thấy lạc lõng lắm cụ ơi!
Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…
“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.
Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.
Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:
- Tha này! Tha này!
Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.
Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…
Tk:
Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được tận mắt chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu truyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm hứng với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một. Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dạy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ. Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu truyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi tận mắt chứng kiến toàn bộ. Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, thời điểm ngày hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong .
Lão Hạc cố làm ra vẻ vui tươi nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:
- Thế nó cho bắt à? Mặt lão đùng một cái co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …
- Khốn nạn … Ông giáo ơi! … Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! … Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng ” A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?“. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Thầy Thứ lại an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác .
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút ít … Kiếp người như tôi ví dụ điển hình! …Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? - Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào … thế là sung sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:
- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé.
- Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.
– Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác… Lão Hạc ngần ngại.
– Việc gì còn phải chờ khi khác … Không khi nào nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.
Thế là, tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi chuyện trò lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia. Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả đơn độc nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì nghèo nàn lão mới làm như vậy.
Đã 60 năm, quốc gia thay đổi chính sách, lão Hạc không còn, đời sống của người nông dân ngày này đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của quốc gia mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong thực trạng đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương san sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.
Tham Khảo !
Hôm nay là một ngày khá là đẹp, mặt trời chiếu những tia nắng xen qua kẽ lá. Tôi đang lúi húi nấu ăn, còn chồng thì chăm chú ngồi đọc sách. Chợt từ xa, lão Hạc với dáng vẻ buồn bã từ từ tiến lại gần nhà tôi, không biết có chủ ý gì mà lão qua đây. Tò mò tôi ló đầu ra hóng chuyện.
Vừa đến cửa, lão nói với chồng tôi, gương mặt hốc hác cúi cằm xuống:
- Cậu Vàng đi rồi ông Giáo ạ!
À thì ra lão qua đây để nói về con chó mà lão cưng, lão thương như vàng ấy. Không tránh khỏi sự ngạc nhiên, ông nhà hỏi:
- Cụ đã bán rồi à?
- Vâng, tôi bán rồi.
Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng đau đớn đến tột cùng. Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt đầy ắp những khổ cực bắt đầu ngân ngấn nước, đỏ hoe. Ông nhà tôi xót xa lắm, rót ly rượu mời lão rồi hỏi tiếp:
- Vậy nó cho bắt à?
Câu hỏi này có lẽ đã vô tình đụng vào nỗi đau mà lão Hạc cố chôn vùi. Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi. Những giọt nước mắt ấy tưởng chừng sẽ không có ở cái tuổi gần đất xa trời như lão, ấy vậy mà lại rơi vì trót lừa một con chó, lão nghẹn ngào:
- Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu. Nghe gọi về ăn cơm thì vẫy đuôi lật đật chạy về. Đang ăn thì thằng Mục và thằng Xiên trốn từ phía sau túm lấy cu cậu, loay hoay một lát là trói chặt cả bốn chân. Cái giống nó cũng khôn, biết mình bị bắt nên im lặng, chỉ kêu ư ử như muốn oán trách tôi vì sao lại đối xử tệ với nó như vậy. Ông giáo à! Ngay cả tôi cũng không hiểu vì sao mình bằng tuổi này rồi mà lại nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất của mình. Tôi thấy ân hận quá! Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mắt cứ thế mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy. Lão cấu xé, dằn vặt bản thân để thỏa nỗi đau đang cồn cào tận đáy lòng. Nhìn lão thế này, ông nhà tôi thấy đau lòng lắm, ông ôm lão mà khóc cùng và tôi thấy thương lão Hạc biết bao!
Người ngoài nhìn vào có thể sẽ nghĩ lão không được bình thường, không khóc vì khổ thì thôi chớ ai đời lại đi khóc vì bán chó. Bản thân tôi trước đây cũng nghĩ lão già rồi nên không còn minh mẫn, có tiền không tiêu, có ruộng vườn không bán, có chó không giết... nhưng bây giờ hiểu rõ sự tình, tôi thấy thương cho hoàn cảnh lão lắm. Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai thì không lấy được vợ, đứa con trai duy nhất phẫn chí bỏ đi phụ đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão phải sống hiu quạnh cùng con chó là kỉ niệm mà người con trai để lại, lão cưng nên gọi là “cậu Vàng”. Nhưng vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đứt ruột bán đi cậu Vàng dù trong lòng đau như cắt. Không biết cậu Vàng đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ quấn quýt bên lão những khi lão nhớ đến con trai, ai bên cạnh lão khi lão ốm yếu? Càng nghĩ tôi càng thấy thương lão. Giật mình khi thấy đồng hồ điểm mười hai giờ trưa, tôi phải tiếp tục nấu ăn. Còn lão Hạc với chồng tôi vẫn nói chuyện ở gian trên.
Lão Hạc quả là một con người đáng thương, ông có một tấm lòng yêu thương con trai và yêu con vật như yêu chính bản thân. Cuộc đời quả thật trớ trêu khi bắt con người ta phải sống trong sự đau khổ, kéo dài như thế. Còn về phần gia đình tôi cũng sống trong hoàn cảnh túng quẫn. Tuy nhiên ông nhà tôi có tấm lòng rộng lớn, mặc dù nhỏ tuổi hơn lão Hạc rất nhiều nhưng khi nghe lão tâm sự, ông vẫn lắng nghe và chia sẻ cùng lão, không hề phàn nàn mà lại tỏ thái độ vô cùng lễ phép tôn trọng lão Hạc.
Thông qua câu chuyện và nỗi đau của lão Hạc nói riêng và cuộc sống của những người nông dân thời xưa như chúng tôi nói chung, chúng tôi càng cảm nhận sâu sắc sự đáng thương, sự gian truân của cuộc đời. Chúng tôi chỉ mong cái xã hội này nhanh chóng chấm dứt, để con cháu đời sau có cuộc sống ấm lo, hạnh phúc.
I am a farmer specializing in plowing. When I was plowing near the edge of the forest, I saw a golden tiger rolling around and then he sat in a place a statue to look at us in surprise. I realized this tiger had eaten my goats the day before. Compassion for me pretending to not know it in the world, we continue to plow. Both me and Buffalo exchanged for one last time plans to take revenge on the damned tiger.
When the tiger moves closer. Buffalo asked me loudly:
Grandfather, when will you give me some wisdom to eat some wild boar or garden, destroying your farm?
I scoop up the whip whiskers soaked into the butt of the Buffalo and shouted:
- You do not have to plow it! Buffalo house that also requires wisdom! The only animals that are only Tigers are OK!
The sun was on my side and the buffalo was tired. I opened the plow for the buffalo, and I was sitting under a banana that had been drinking water and smoking in Laos. I looked at the buffalo is grasping the tiger has come to see it from time to time. You whisper something important and secret. It looks Tigers are begging and Buffy shakes his head. Then Buffalo said it loudly:
- He asked him again. I do not know.
The tattooed tiger walked up to me. I saw Buffalo smile a happy smile with white teeth.
With an arrogant look, the Tiger asked me curtly:
- What is wisdom? Give me a little okay?
Quick reply:
"Oh, do not you know what intelligence is? Wisdom is used to catch all animals that eat meat delight. I told him that only the tiger is worthy of wisdom and to him I will give a little,
Great cats:
- okay, give me a little bit, let me hurry!
I said:
- I know I can stay home, I can get back to him. But you have to tie me up in this corner so that my Buffalo is not eaten by me. Do you bear it?
Tigers obediently let me use the ropes to tie the cows tightly to the tree.
When I was sure the tigers could not move anymore, then I picked up the whips, and threw the rain on my head, pressing my body against the tiger's neck. Just hit me just shout: "Wisdom I here, how much you need? How much is this enough?" The tiger scared to shake and rumbled.
Not angry at me just next to his sin told the Buffalo pulled a bunch of straw large, I straw around the Tiger. And with the ignition of the fire still smoking I blow it and fire. The tiger flickered, the tiger roared in the air, his eyes were both angry and scared, just as each ray of green was shining, the smell of the burning hair was burning.
The landscapes of the lacquered forest are very funny. I laughed tears Buffalo laughed and laughed back.
Wire torn off, tiger up, curved tail to carry the body is smoking smoke into the forest.
Unhappily, the buffalo face is distorted, swollen. It turns out, laughing, Buffalo's upper jaw hit the rock and fell off without a single tooth.
Since then, the Buffalo was born without teeth, and since then, the tigers have always had black stripes on their backs, traces of the day's fire.
Since the tigers are growing up or hurting people, are they worthy of the punishment of our human mind? I do not regret to treat such tigers. Only feel sorry for Buffalo ...,
giups mk vs các bn