K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2016

Hiệp sĩ mù đắm đuối nhìn ni cô

17 tháng 12 2016

NI CÔ CHẢI TÓC BÊN BỜ SUỐI

LÉN LÚT CẦM NẢI CHUỐI RA ĂN

THẰNG CÂM CHẠY LẠI NÓI XIN CHUỐI

NI CÔ VUỐT TÓC BẢO RẰNG : NÓI ÍT THÔI( HIHI!! MIK TỰ THÊM ĐÓ)

15 tháng 2 2022

Câu 1 :

`-` Là lời nói của chàng trai với cô gái

`-`  Biểu đạt tình cảm yêu mến của chàng trai đối với cô gái.

Câu 2:

`-` Đặc biệt về từ ngữ : dùng từ ngữ địa phương (ni : này ,tê: kia)

`-` Tác dụng : nói lên sự đẹp đẽ, rộng lớn của cánh đồng lúa.

 

15 tháng 2 2022

seo bạn tuyệt zời qué zọ:<
thank you nhìu ạ<33
tặng bẹn nak
undefined

29 tháng 4 2018

Từ ghép bạn nha

bố chí cho mk một cái

ai k mk k lại

29 tháng 4 2018

hoa hồng là từ ghép 

từ ghép chính phụ

21 tháng 4 2018

= 23 nha gái 

tk cj nha 

21 tháng 4 2018

ket qua la 33

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Đúng thế, En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con, như mẹ đã nói với con, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười như bố muốn thấy. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày của con sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn là sau một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Đúng thế, En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con, như mẹ đã nói với con, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười như bố muốn thấy. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày của con sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn là sau một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay, tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường học sau khi đã lao động suốt ngày; hãy nghĩ đến những cô gái đi học ngày chủ nhật vì cả tuần lễ phải bận rộn trong các xưởng thợ, đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà cũng vẫn học (…) Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là toàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại. Ôi, không bao giờ con lại là một người lính nhát gan, phải không En-ri-cô của bố.”

                                                               (Theo Ét-môn- đô-đơ A-mi-xi)

Câu 1(1,0). Hãy đặt một nhan đề phù hợp cho đoạn trích trên.

Câu 2(1,0). Đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến một văn bản nhật dụng nào đã  học? Của ai?

Câu 3(1,0). Theo em, người bố trong đoạn trích trên muốn nhắn nhủ điều gì với người con En-ri-cô của mình?

Câu 4(2,0). Xác định và phân loại 02 từ ghép tìm được trong câu văn in đậm của đoạn trích trên.

Câu 5 (5,0). Những tháng ngày học tập dưới mái trường luôn để lại trong lòng mỗi người những dấu ấn khó phai mờ. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để bày tỏ cảm xúc của mình với mái trường mà em gắn bó, thương yêu. Gạch chân 02 từ láy em sử dụng trong đoạn văn.

 

 

0
19 tháng 4 2020

trong sgk có đấy

19 tháng 4 2020

Bạn Long nói đúng đấy

15 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Dân tộc Việt Nam có nhiều đức tình tốt đẹp. Một trong số đó là kiên trì. Bởi vậy mà ông cha đã khuyên nhủ con cháu qua câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh trong thực tế, người thợ có rèn rũa một thành sắt thô sơ trở thành một cây kim sắc bén. Cũng giống như con người, nếu nỗ lực hết sức, kiên trì với mục tiêu và không ngại khó khăn thì có thể đạt được thành công, trở thành người có ích cho xã hội. “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn.

Trong cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy”, nhà văn Nikolai A. Ostrovsky đã xây dựng hình ảnh nhân vật Paven - một chàng thanh niên nuôi dưỡng một ước mơ thật cao cả đó là được cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho Cách mạng. Câu nói trong tác phẩm đã trở thành chân lí sống cho biết bao bạn trẻ: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....”. Nhà văn J.K. Rowling - tác giả của bộ tiểu thuyết này đã từng phải trải qua một cuộc sống khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hôn. Mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Bản thảo Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng. Để rồi cuối cùng, bà đã đạt được thành công như ngày hôm nay.

Trở về với đất nước Việt Nam xinh đẹp. Chúng ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt tháng ngày bị giam cầm tại nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác vẫn giữ vững tinh thần của người chiến sĩ cộng sản. Kẻ thù chỉ có thể trói buộc, giam hãm được thân thể của người cộng sản, mà không thể giam hãm tinh thần của họ. Ngày hôm nay, có rất nhiều những con người vô danh, nhưng họ vẫn ngày đêm cố gắng ước mơ của bản thân.

 

Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Chỉ cần kiên trì, chúng ta sẽ đi đến đích của con đường thành công.

15 tháng 2 2022

Cảm ơn bạn

 

27 tháng 9 2016

Câu " Mẹ tin con đã lớn rồi " là kiểu câu ghép vì trong trường hợp này ta có thể chia thành " Mẹ tin, con đã lớn rồi "

29 tháng 9 2016

Ặc, chuẩn như mấy chục đứa lp mik làm, sai rồi nha, tham khảo

Mẹ  là chủ ngữ.

Con đã lớn rồi là vị ngữ.

THuộc kiểu câu trần thuật đơn.

Các bạn đừng nhầm con đã lớn rồi trong trường hợp này là một câu nha, từ đã lớn rồi chỉ là từ đi kèm để bổ ngữ cho động từ tin thôi nha.

Câu 2. Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:                                                               Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,                                                               Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.                                                                            Thân em như chẽn lúa đòng đòng                                                                    Phất phơ...
Đọc tiếp

Câu 2. Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

                                                               Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

                                                               Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

                                                                            Thân em như chẽn lúa đòng đòng

                                                                    Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.          

 

                      Hai dòng đầu của bài ca dao có gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì? Hình ảnh cô gái ở hai dòng cuối có mối quan hệ gì với hai dòng đầu?

1
13 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (lục, bát) mà chúng ta vẫn thường gặp ở các bài ca dao khác. Như thế có tác dụng gợi lên sự rộng dài, to lớn, và vì vậy ta có cảm giác cánh đồng lúa như trải dài ra mênh mông, vô tận.

Các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, điệp ngữ và phép đối xứng giúp cho người đọc như đang đứng trước một cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp và đầy sức sống. Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái

Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng ==> Điệp từ và đối

Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông ==> Đảo ngữ

Hình ảnh cô gái:

Hai câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái. Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là người làm ra cánh đồng 

Phép tu từ so sánh: cô gái như "chẽn lúa đòng đòng" trong buổi sáng mai vừa thể hiện sự trẻ trung đầy sức sống và sự tinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai của người con gái.

Bức tranh gợi nhiều hơn tả, gợi lên sự hài hòa giữa con người và cảnh vật một cách tuyệt đẹp, cánh đồng trù phú mênh mông, lòng người phơi phới rạo rực.

Đọc đoạn văn sau và lựa chọn câu trả lời đúng bằng cách ghi lại chữ cái in hoa đứng trước phương án đúng:        “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.       Câu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và lựa chọn câu trả lời đúng bằng cách ghi lại chữ cái in hoa đứng trước phương án đúng:        “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.       Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”...                                                                            (Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 60) Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.                 C. Ý nghĩa văn chương. B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.                             D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Câu 2. Tác giả của văn bản có đoạn trích trên là ai? A. Hồ Chí Minh.                                                      C. Phạm Văn Đồng. B. Hoài Thanh.                                                         D. Đặng Thai Mai. Câu 3.Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản có đoạn trích trên là gì? A.Nghị luận               B. Tự sự.                 C. Miêu tả.                   D. Biểu cảm.    Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A. Nêu nguồn gốc của văn chương.                  C. Nêu công dụng của văn chương. B. Nêu cách cảm thụ văn chương.                    D. Nêu cách sáng tác văn chương. Câu 5. Từ “cốt yếu” trong câu: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”được tác giả dùng với ý nghĩa nào? A. Tất cả.                                                           C. Một phần.  B. Đa số.                                                            D. Cái chính, cái quan trọng nhất. Câu 6. Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? A. Cuộc sống lao động của con người.  B. Tình yêu lao động của con người.  C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.  D. Do lực lượng thần thánh tạo ra. Câu 7. Theo em, quan niệm về văn chương nào sau đây có thể bổ sung cho quan niệm của tác giả để có một quan niệm đầy đủ về nguồn gốc của văn chương? A. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.  B. Văn chương bắt nguồn từ thế giới thần bí bên ngoài con người.  C. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn biết trước tương lai của con người.  
 
D. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn tìm hiểu quá khứ của con người. Câu 8. Cách lập luận nào được sử dụng trong đoạn văn trên? A. Lập luận theo kiểu quy nạp.                          C. Lập luận theo kiểu diễn dịch B. Lập luận theo kiểu tổng - phân -  hợp.          D. Lập luận theo kiểu song hành

1
25 tháng 3 2022

1. c, 2.b,3.a, 4. a,5.d,6.c,7.a,8.a