K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

em hãy chuyển nội dung của câu thơ sau thành 1 câu chuyệncái cò cái vạc cái nông                                                                                                                 sao mày lại dập lúa ông hỡi cò                                                                                                   không không tôi đứng trên bờ                                                                                                     mẹ con nhà diệp đổ...
Đọc tiếp

em hãy chuyển nội dung của câu thơ sau thành 1 câu chuyện
cái cò cái vạc cái nông                                                                                                                 sao mày lại dập lúa ông hỡi cò                                                                                                   không không tôi đứng trên bờ                                                                                                     mẹ con nhà diệp đổ ngờ cho tôi                                                                                                   k tin ông đến mà coi                                                                                                                   mẹ con nhà nó vẫn ở đây kia

0
Bài 4. Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau :- Cái cò, cái vạc, cái nông,Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ? - Không không, tôi đứng trên bờ,Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi,Chẳng tin, ông đến mà coi,Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.Bài 5. Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau :Con chuột tham lamChuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra....
Đọc tiếp

Bài 4. Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau :

- Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ?

 

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi,

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

Bài 5. Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau :

Con chuột tham lam

Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.

Theo LÉP TÔN -XTÔI

Bài 6. Chỉ ra những đại từ có trong văn bản Những câu hát châm biếm và cho biết vì sao nó là đại từ? Từ nào là đại từ, từ nào là danh từ chỉ người được dùng như đại từ?

Bài 7. Qua các văn bản Những câu hát châm biếm em hãy nêu cách dùng đại từ xưng hô (hoặc danh từ dùng như đại từ) có ý nghĩa trỏ như thế nào ?

Bài 8. Trong bài thơ Việt Bắc Tố Hữu viết:

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa ? …

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu …

a, Chỉ ra ngôi của đại từ trong các câu thơ trên ?

b, Qua cách sử dụng đại từ trong các câu trên, tác giả đã thể hiện được nội dung gì ?

Bài 9. Bé Lan hỏi mẹ : “Mẹ ơi, tại sao bố bảo con gọi bố mẹ chị Xoan là bác còn gọi bố mẹ em Giang là chú, dì, trong khi đó họ chỉ là hàng xóm mà không có họ hàng với nhà mình ?”.

Em thay mặt mẹ bé Lan giải thích cho bé rõ ?

Bài 10. Cùng tuổi với cô Hoa sao có người gọi cô là mày, mi có người lại gọi là cậu, có người gọi là cô trong khi ngoại ngữ mà em học (tiếng Anh) để chỉ ngôi thứ hai người ta thường chỉ sử dụng một từ ?

Bài 11. Nêu nhận xét về cách dùng từ xưng hô trong giao tiếp của tiếng Việt ?

Bài 12/ Xác đinh chức năng ngữ pháp của đại từ trong các câu sau:

1/ Mình nói với ta mình vẫn còn son Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro Ta đi lấy nước tắm cho con mình. 2/ Nước non một gánh chung tình Nhớ ai ai có nhớ mình chăng ai? 3/ "Hời hời! Một mai ai chớ bỏ ai Chỉ thêu nên gấm sắt mài nên kim" 4 /Tiếng ai than khóc nỉ non Hay vợ chú lính trèo hòn Cù Mông? 5/ Mẹ già như chuối chín cây Gió đưa mẹ rụng con rày mồ coi Mồ côi tội lắm ai ơi Đói cơm ai đỡ lỡ lời ai binh 6/ Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền 7/ ai băng nỗi thương con Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

1
29 tháng 8 2021

 bài 4 : Cái cod , cái vạc , cái nông, ông , mày , cò , tôi, nó

8 tháng 8 2018
Đọc bài ca dao sau đây:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện ngắn.

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu nhân vật và tình huống:

- Tiếng van xin văng vẳng trong đêm làm cho em chú ý.

- Lần theo hướng có tiếng nói, em gặp một con cò ướt sũng nước nằm trước lều của người coi ao cá đầu làng.

2. Thân bài:

* Phát triển câu chuyện:

- Đàn cò con đói quá, cò mẹ buộc phải đi kiếm ăn ban đêm.

- Vì không quen nhìn bóng tối, cò đậu vào một cành mềm nên bị ngã xuống ao.

- Người coi ao cá vớt cò lên, dọa trừng trị cò vì tội ăn trộm.

- Cò thanh minh, van xin, cầu mong được chết trong sạch.

3. Kết bài:

* Kết thúc câu chuyện:

- Thì ra đây là một giấc mơ. Hôm trước em vừa học bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm. Em suy nghĩ mãi về thân phận và lời cầu xin của cò mẹ.

II. BÀI LÀM

“Tôi van ông... Tôi xin ông... Đó là nguyện vọng cuối cùng của tôi... mong ông chấp nhận... Trời ơi! Các con tôi chết đói mất!”.

Tiếng van xin não nuột từ đâu vọng đến khiến em chú ý. Em vùng dậy ra mở cửa. Đến gần ao cá đầu làng, em nghe thấy trong lều trông cá có tiếng người lao xao. Trước cửa lều, một con cò mình mẩy ướt đẫm đang nằm thoi thóp. Em chợt hình dung ra câu chuyện về mẹ con nhà cò...

- Mẹ ơi! Chúng con đói quá!

- Ngủ đi các con! Cố ngủ cho quên đói. Sáng mai mẹ về sẽ có cá cho các con ăn.

Cò mẹ vừa nói vừa âu yếm vuốt nhẹ lên đầu từng đứa con. Trong đầu cò mẹ cứ xoáy lên câu hỏi: “Làm thế nào bây giờ? Biết tìm đâu ra mồi trong lúc đêm hôm khuya khoắt như thế này?”.

Bỗng có tiếng lao xao của mấy chị vạc bay ngang qua. Cò mẹ nghĩ: “Hay là mình thử đi kiếm ăn đêm như họ xem sao. Biết đâu may ra mình lại kiếm được chút gì cho lũ con chăng?!”.

Nhìn các con ngủ chập chờn trong cơn đói, lòng cò mẹ như lửa đốt. Cò mẹ thầm thì:

- Các con ngủ ngoan nhé! Mẹ đi một lát sẽ về ngay!

Lũ cò con nhao nhao:

- Mẹ cố kiếm cái gì cho chúng con ăn mẹ nhé!

Hướng về phía cánh đồng, cò mẹ bay đi. Khung cảnh ban ngày thân quen là thế mà sao ban đêm trở nên lạ hẳn. Cò không biết là mình đã bay đến đâu. Bỗng thấy ở dưới có vệt đen mờ, trông như một cành cây, cò mẹ nghĩ bụng: “Ta nghỉ chân một chút đã”.

Cò mẹ vừa đặt chân lên thì rơi tùm xuống nước. Hoá ra đó chỉ là một nhánh cây mềm bên bờ ao. Cò mẹ cố bay lên nhưng không sao nhấc nổi mình. Càng vùng vẫy, đôi cánh càng nặng trĩu.

Nghĩ đến đàn con đang trông ngóng, cò mẹ trào nước mắt. Chợt một vệt sáng đèn pin lia đến chỗ cò cùng với tiếng quát:

- A! Con cò này định ăn trộm cá phải không? Thật đáng đời! Cho mày chết!

- Không! Không phải như thế! Tôi không ăn trộm cá...

Người coi ao cá vớt cò lên rồi vứt trước cửa lều.

Cò cố thanh minh nhưng không ai chú ý đến cả. Người ta giục nhau làm thịt cò để xáo măng.

Cầm chắc cái chết, cò mẹ lo sợ hoảng hốt khi nghĩ đến đàn con. Sáng ra, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, chúng sẽ ra sao? Nếu biết mẹ bị bắt, chúng sẽ nghĩ như thế nào? Từ trước đến giờ, cò mẹ vẫn luôn dạy các con phải sống lương thiện, phải biết tự trọng, vậy mà giờ đây, mẹ chúng lại chết vì tội ăn trộm ư? Không! Không thể được!

Khi người đàn ông tới gần, túm hai cánh cò nhấc lên, cò tha thiết nói:

- Ông ơi! Vì các con tôi đói quá nên tôi phải đi kiếm ăn đêm. Tôi chỉ dừng chân tạm ở đây thôi. Tôi thực tình không biết chỗ này là ao cá của ông. Tôi chưa bao giờ làm điều xấu. Vì thế tôi mong ông cho tôi một ân huệ cuối cùng. Nếu có xáo măng, xin ông hãy xáo bằng nước trong, chớ dùng nước đục, có như vậy nỗi oan của tôi mới được giải, tâm hồn tôi được thanh thản và các con tôi mới khỏi đau lòng.

Hai hàng nước mắt lã chã, cò mẹ nói xong nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi giây phút hãi hùng...

Chợt có tiếng mẹ em lay gọi: “Dậy thôi con! Đến giờ đi học rồi! Trời ơi, sao nằm ngủ mà nước mắt đầm đìa thế này hả con?” Em bàng hoàng tỉnh giấc. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm vừa học hôm qua đã hiện lên trong giấc mơ của em như thế đó. Em hỏi bà về ý nghĩa của bài ca dao, bà nói: “Người dân nghèo khổ xưa kia luôn đề cao cách sống trong sạch. Chết trong còn hơn sống đục. Họ muốn mượn lời con cò để nói lên điều ấy cháu ạ!”.

 

8 tháng 8 2018

Bài làm :

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một cuộc đời của chú cò như thế nào . Mọi chuyện là thế này .

Ngày xưa , có một con vật rất kỳ lại hay đi ăn đêm , khi ngủ thì 1 chân cứ co lên . Từ đó , mọi người gọi con vật đó là con cò . Một hôm , chú cò đang say sưa nghịch nước với mấy đàn cá ở trên cành cây . Bỗng tự nhiên , cành cây sập xuống ao . Chú cò bị mắc chân vào khúc gỗ , không thể bỏ ra được . Đàn cá hoảng sợ đi tìm người cứu giúp . Trong lúc đó , một người đang đi làm ruộng về , thấy chú cò bị mắc chân , ông ta mặc kệ và đi tiếp , tự dưng con cò nói : " Ông ơi , ông vớt tôi nao , tôi có lòng  nào ông hãy xáo măng ." Người nông dân nghe vậy nghĩ : ' Ái chà ! Con cò biết nói à , bán chắc được nhiều xu lắm đây , ông đi lấy búa ra , con cò nghĩ mình sẽ được giải thoát nhưng ko hẳn vậy . Người nông dân mang búa ra định đập khúc gỗ ra nhưng là vì tiền . Kịp thời lúc đó , một chú ếc con bảo : Cò ơi , ngưười đó đang định bán cậu đi đấy , hãy cẩn thận nhé . Sau đó , chú ếch biến mất như khói . Cò nghĩ ngay ra , bảo với người đó răng : Có xáo thì xáo long trong , đừng xáo nước đục đau lòng cò con . Nói xong chú la toáng lên . Thế là một chú chó nghe được tiếng cò đang gặp nạn chạy ra cứu giúp . Thấy con chó , ngưười đó đang định mang bán , thì nó : " goặm " . Thế là con cò đã thoát chết . 

    Nếu mà ko có chú chó đó , thì ko biết những chú cò bây giờ còn tồn tại hay không nữa . Nên mình khuyên các bạn nên bảo vệ tất cả các con vật , không chỉ mỗi con cò đâu nhé !

13 tháng 11 2023

a. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho những người lao động "thấp cổ bé họng" dễ dàng bị xã hội vùi dập. 

b. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội cũ chân yếu tay mềm nhưng phải gồng gánh nuôi cả gia đình.

13 tháng 11 2023

a, hình ảnh cái cò trong khổ thơ là hình ảnh tượng trưng cho người mẹ tảo tần hôm sớm. Người đã vất vả hy sinh cả cuộc đời cho con cái. Ngay cả khi đứng trước sự sống và cái chết trong lòng người mẹ vẫn giành những tình cảm và sự yêu thương vô điều kiện và vô bờ bến cho con cái của mình. Đọc khổ thơ lên không ai có thể tránh khỏi những cảm xúc dạt dào và tha thiết cứ gợi lên trong trái tim. Nhất là đối với những người đã chẳng có mẹ trên thế gian này.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von:Cái Cò, cái Vạc, cái NôngBa cái cùng béo, vặt lông cái nào?Vặt lông cái Cốc cho taoTao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?

Vặt lông cái Cốc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:

- Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế?

Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu!

Rồi Dế Choắt lủi vào.

- Chối hả? Chối này! Chối này!

Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.”

3
4 tháng 8 2023

Khái quát nội dung đoạn trích: Kể lại sự việc nhân vật Dế Mèn cất giọng cùng hành động của mình để trêu trọc chị Cốc và kết quả là Dế Mèn trốn đi, Dế Choắt bị chị Cốc nghi oan uổng đánh Dế Choắt đến hấp hối. 

câu hỏi là Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn. 

Bài 1: Đọc bài ca dao và trả lời các câu hỏi sau. Anh em nào phải người xa, Cùng chung bắc mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân, Anh em hòa thuận hai thân vui vậy. Câu 1. Văn bản trên viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết ? Câu 2: Nêu nội dung chính của bài ca dao trên Câu 3. Tìm cụm danh từ trong dòng thơ sau: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp...
Đọc tiếp
Bài 1: Đọc bài ca dao và trả lời các câu hỏi sau. Anh em nào phải người xa, Cùng chung bắc mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân, Anh em hòa thuận hai thân vui vậy. Câu 1. Văn bản trên viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết ? Câu 2: Nêu nội dung chính của bài ca dao trên Câu 3. Tìm cụm danh từ trong dòng thơ sau: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong bài thơ trên? Câu 5: Từ nội dung của bài ca dao trên em hãy viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về bài ca dao đó. .Bài 2: Đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi sau: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chin chữ ghi lòng con ơi! Câu 1 : Văn bản trên viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết ? Câu 2: Nêu nội dung chính của bài ca dao? Câu 3 : Tìm cụm tính từ có trong dòng thời Núi cao biển rộng mênh mông. Câu 3 . Tìm biện pháp tu từ so sánh và nếu tác dụng sánh được sử dụng trong bài thơ trên? của biện pháp tu từ so Câu 5. Từ nội dung của bài ca dao trên em hãy viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về công lao của to lớn của cha mẹ với con cái.
    0
    25 tháng 10 2016

    khó lắm trang ơi

     

    khó mới phải đăng lên ,mà mày nói cái câu " Bảo dỗi rồi " làm tao sởn cả da gà Cô bé bánh bèo

    4 tháng 2 2023
    Xác định từ đồng âm và từ đa nghĩa:

     

    Từ đồng âm: “cổ cao: và “cổ tay”: chỉ một phận của cơ thể, phần đầu của các bộ phận.Từ đa nghĩa: cổ (phố cổ): sự cổ kính, rêu phong, đã cũ. Câu 5. Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

     

    Tìm thêm một số từ ngữ có từ nặng được dùng với nghĩa khác