Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi loài sinh vật chỉ thích nghi với 1 hoặc 1 vài điều kiện khác nhau. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có sự đa dạng sinh học lớn nhất thế giới. Vậy sự đa dạng sinh học mà Việt Nam có được là do đâu???
- Thứ nhất, đó chính là vị trí địa lý của nước ta. VN nằm trên con đường từ phương Bắc -> phương Nam, từ phương Đông -> phương Tây, nằm trên con đường với những luồng di cư lớn của sinh vật (cả trong quá khứ và hiện tại)
- Thứ hai, nước ta có hệ thống địa hình đa dạng: núi cao, đồng bằng, cao nguyên, bãi bồi, đầm phá, vịnh, hải đảo, biển,...
- Thứ ba, VN có khí hậu đa dạng, thay đồi từ Bắc vào Nam, từ khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới,...
- Thứ tư, Khí hậu chịu ảnh hưởng của hải dương, nên khá ôn hòa, không khắc nghiệt như một số quốc gia có cùng vĩ độ, hay các quốc gia ở vùng cực, hoang mạc,...
- Thứ năm, thổ nhưỡng cũng đa dạng (đất phù sa, đất ferralit, đất xám, đất cát ven biển, đất phèn, đất mặn,...trong mỗi loại lại có những nhóm đất nhỏ hơn) -> tác động đến hệ thống thực vật, rừng (rừng nhiệt đới, rừng rụng lá, rừng ngập mặn,...)-> cũng ảnh hưởng đến hệ thống động vật .
Bạn tham khảo nhé:
Tinh bột trong các loại lương thực là một trong những thức ăn cơ bản của con người. Khi ta ăn, tinh bột bị thủy phân nhờ enzim amilaza có trong nước bọt thành đextrin, rồi thành mantozơ. Ở ruột, enzim mantaza giúp cho việc thủy phân mantozơ thành glucozơ. Glucozơ được hấp thụ qua thành mao trạng ruột vào máu. Trong máu nồng độ glucozơ không đổi khoảng 0,10,1% . Lượng glucozơ dư được chuyển về gan: ở đây glucozơ hợp thành enzim thành glicogen (còn gọi là tinh bột động vật) dữ trữ cho cơ thể. Khi nồng độ glucozơ trong máu giảm xuống dưới 0,10,1%, glicogen ở gan lại bị thủy phân thành glucozơ và theo đường máu chuyển đến các mô trong cơ thể. Tại các mô, glucozơ bị oxi hóa chậm qua các phản ứng phức tạp nhờ enzim thành CO2CO2 à H2OH2O, đồng thời giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động. Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể được biểu diễn bởi sơ đồ sau:(Bạn có thể tham khảo thêm tại: http://hoa.hoctainha.vn/Thu-Vien/Ly-Thuyet/414/tinh-bot)
co trong ruot non
dung de bien doi duong mantozo thanh glucozo
* Giới Khởi sinh (Monera)
- Giới Khởi sinh gồm những loài vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất bé nhỏ, phần lớn có kích thước khoảng 1-5 um. Chúng xuất hiện khoảng 3.5 tỉ năm trước đây.
- Vi khuẩn sống khắp nơi, phương thức sinh sống rất đa dạng (hoại sinh, tự dưỡng, kí sinh).
* Giới Nguyên sinh (Protista)
Giới nguyên sinh gồm có :
- Tảo: sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, có sắc tố quang tự dưỡng, sống trong nước.
- Nấm nhầy: sinh vật nhân thực, dị dưỡng, sống hoại sinh.
- Động vật nguyên sinh: rất đa dạng, cơ thể gồm một tế bào nhân thực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
* Giới Nấm (Fungi)
- Đặc điểm chung của giới Nấm: sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp. Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Nấm là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.
- Các dạng nấm gồm có: nấm men, nấm sợi, nấm đảm.... Người ta cũng xếp địa y (được hình thành do sự cộng sinh giữa nấm và tảo hoặc vi khuẩn lam) vào giới Nấm.
* Giới Thực vật (Plantae)
- Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng, thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ. Phần lớn sống cố định có khả năng cảm ứng chậm.
- Giới Thực vật được phân thành các ngành chính: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. Chúng đều có chung một nguồn gốc là Tảo lục đa bào nguyên thủy.
* Giới Động vật (Animalia)
- Giới Động vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển nhờ có cơ quan vận động, có khả năng phản ứng nhanh.
- Giới Động vật được chia thành các ngành chính sau: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống.
Mình cảm ơn bạn nhiều :3