Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
b, Câu cuối trong bài diễn đạt dài nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn về cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị.
- Nhịp cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối liền, gắn kết những con tim bởi vì cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng".
1 sai về quan hệ ngữ nghĩa(con đường ko tỏa rợp bóng mát @_@)
sữa: con đường nằm giữa hàng cay xanh luôn tỏa rợp bóng mát
2 thiếu vị ngữ
sữa: bạn lan, cô bạn gái xinh đẹp nhất lớp tôi là cây văn nghệ có tiếng của trường
3 thiếu chủ vị
sữa: với tất cả niềm tin yêu vô bờ đã gửi đến cho thầy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp, chúng tôi tạm biệt thầy với những cảm xúc bồi hồi của tuổi học trò
Cầu Long Biên- chứng nhăn lịch sử la một bài bút kí khá đặc sắc. Từ góc nhìn nhà báo và chất văn bút kí, Thuý Lan đã tạo ra một mạch cảm xúc độc đáo về cây cầu lịch sử.
Lần theo các dòng bút là pha nhiều chất hồi kí của Thuý Lan, chúng ta gặp lại chiếc cầu Long Biên như gặp lại một chứng nhân lịch sử.
Từ một cây cầu sắt nối đôi bờ sông Hồng, cầu Long Biên đã được nhân hoá thành con người có lí lịch, có lịch sử, có cảm xúc buồn vui... như bao con người khác. Dường như tác giả thổi hồn mình vào vật, để vật cũng thấm đẫm tình người.
Cầu Long Biên ra đời là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, là thành tựu quan trọng của thời văn. minh cầu sắt. Nhưng sự thai nghén chào đời của cây cầu lịch sử này đã gắn liền với bao mồ hôi, nước mắt và cả bao xương máu của những người dân phu Việt Nam. Người ta còn ghi lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu và cảnh đối xử tàn nhẫn của những ông chủ người Pháp đã khiến cho hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu. Thật là khủng khiếp! Chỉ một vài dòng ngắn ngủi, bài viết đã gợi ra được số phận bi thảm của một dân tộc nô lệ trong một thời kì lịch sử đen tối. Gần nửa thế kỉ tuổi đời ban đầu của mình, cầu Long Biên đã trở thành nhân chứng sống chứng kiến bao đau thương của một dân tộc.
Cách mạng tháng Tám thành công, nhưng chiến tranh chưa kết thúc. Cầu Long Biên lại một lần nữa chứng kiến những đêm
Hà Nội “đất trời bốc lửa” kiên cường chống Pháp. Những thời khắc lịch sử hào hùng ấy được tác giả gợi lại bằng nỗi nhớ những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân Thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình bí mật ra đi - những ngày vừa bi thương vừa hùng tráng:
Những đèm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn phất phơ mười phương cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa...
Hoà bình vừa lập lại chưa bao lâu thì một trang sử mới đầy đau thương, oanh liệt, bi hùng lại đến, cầu Long Biên đã chứng kiến những năm tháng cả dân tộc chống Mĩ cứu nước đầy cam go, ác liệt. Ngay một vật vô tri vô giác như cầu Long Biên mà cũng trở thành mục tiêu bắn phá, hứng chịu biết bao nhiêu tấn bom đạn của không lực Hoa Kì. Chiếc cầu rách nát, tả tơi như ứa máu. Đau thương nhưng không gục ngã, cái bản tính ấy của con người Việt Nam đã truyền sang cây cầu, khiến nó cứ sừng sững giữa mênh mông trời nước, bất chấp, bom đạn tàn bạo, khốc liệt của kẻ thù. Đây chính là thời kì bi thương và hào hùng nhất trong lịch sử cầu Long Biên và trong lịch sử dân tộc! Cầu Long Biên đứng đỏ như một chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng..
Chiến tranh đã kết thúc. Hoà bình đã lập lại. Một cuộc sống êm đềm, bình dị và đầy ắp niềm vui. Cầu Long Biên vẫn như một chứng nhân lịch sử chứng kiến những thay da đổi thịt của quê hương với bao màu xanh thân thương, Làng mạc trù phú.
Thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có thêm những cây cầu hiện đại hơn sừng sững vượt sông Hồng. Cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường, nhưng giá trị của nó đã từng là nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của Hà Nội, của đất nước và của con người Việt Nam thì mãi mãi tồn tại.
Từ việc giới thiệu, khắc hoạ cầu Long Biên với tư cách một chứng nhân lịch sử, Thúy Lan bày tỏ những cảm xúc, tình cảm yêu mến, tự hào và gắn bó với cây cầu lịch sử. Tình cảm ấy thật tha thiết và mãnh liệt.
Người đọc thật sự xúc động bởi những cảm xúc sôi nổi trào dâng trong câu văn thấm đậm chất trữ tình.
Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh chiếc cầu được vẽ trang trọng giữa trang sách với bài thơ... Những câu thơ ấy đã nằm sâu trong trí óc tôi...
Mỗi lần có dịp đứng lên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt. Cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn. Khi chiều xuống, nhìn về phía Hà Nội, thấy những ánh đèn mọc lèn như sao sa, gợi lên bao quyến rủ và khát khao.
Tôi nhớ những ngày đầu năm 1947...
“Tôi nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và hào hùng...
Sự gắn bó với cây cầu sâu sắc đến mức, dường như tác giả cảm nhận được nỗi đau thương của cây cầu, thấy được nó rách nát, tả tơi như ứa máu đau đớn, xót xa khi thấy câu cầu bị đánh hỏng. Tôi chạy ngay lên cầu khi tiếng bom vừa dứt. Những cảnh vệ dầu cầu đã ngăn không cho tôi lên. Nước mắt ứa ra, tôi tưởng như minh đứt từng khúc ruột.
Và tình cảm ấy mãi mãi thuỷ chung để đến hôm nay tác giả vẫn cố gắng truyền tình yêu cây cầu vào trái tim du khách nước ngoài đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
Bài văn khép lại, nhưng cảm xúc của Thuý Lan với cây cầu lịch sử và tình yêu đất nước thiết tha của nhà văn vẫn còn đọng lại mãi nơi người đọc, để lại trong họ nhiều dư vị ngọt ngào.
- Các biện pháp nghệ thuật : phép tu từ nhân hóa, so sánh ; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động.
- Phép nhân hóa : Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia xẻ niềm vui như con người.
- Phép so sánh : Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ"
- Phép so sánh : hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng"
- Phép so sánh : Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh"
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.
Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.
Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.
1)
Các dẫn chứng:
* - Là loài cây hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước.
- Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”.
- Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.
- Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”
2)
Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:
- Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác…”)
- Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”)