K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2017

Năm nay , em đã học lớp Năm. Vì vậy ở dưới mái trường tiểu học thân thương này, em đã trải qua học nhiều thầy cô. Tuy nhiên hầu hết các thầy cô vẫn còn dạy ở trường. Chỉ có cô Tâm là về hưu, cũng là người thầy đã để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp nhất. Năm em học cô Tâm năm lớp Ba thì cô đã ngoài tuổi năm mươi. Với vóc người tầm thước, tóc uôn ngắn, nước da trắng giúp cho cô trẻ hơn so với số tuổi. Vầng trán cô rộng , cao với khoảng 30 năm trong nghề, tất cả đã toát lên trên gương mặt vẻ đạo mạo của một người trí thức. Đôi mắt cô hiền từ rất phù hợp với giọng nói nhỏ nhẹ, từ tốn. Mỗi khi cô cười, nụ cười thật thân thiện và để lộ hai hàm răng trắng muốt, đều đặn. Tuy cô vẫn mặc áo dài đến trường như bao cô giáo khác nhưng trông giản dị qua những màu sắc sẫm hơn. Trong lớp, cô giảng bài thật dễ hiểu. Nếu có bạn nào chưa thông, cô không bao giờ to tiếng rầy la, chê bai mà còn khuyến khích cứ nêu lên những điều không hiểu để nghe cô giảng lại. Đối với học sinh yếu, cô còn dành thời gian hướng dẫn thêm, đễ tất cả học trò mình ai cũng tiến bộ. Đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, cô đặc biệt lưu tâm và tìm cách giúp đỡ. Có lần em nằm viện cả tuần, thật là cảm động khi cô vào bệnh viện thăm. Cô đã để nhiều tâm sức vào mọi hoạt động của lớp, của đội. Mỗi khi lớp chúng em được tuyên dương, được khen thưởng, cô biểu hiện niềm vui bằng nụ cười thật tươi. Gương mặt cô đôn hậu, tính tình cô hiền lành nên rất được lòng đồng nghiệp, phụ huynh học sinh. Cô còn tận tình đến nhà phụ huynh để trao dổi nhằm cùng nhau sửa chữa những thiếu sót trong học hành của đứa trẻ . Vì vậy cha mẹ học sinh rất yêu mến và tin tưởng cô. Chúng em xem cô như người mẹ thứ hai bởi đức tính của cô luôn khoan dung và độ lượng. Mặc dù không còn gặp cô ở trường nữa nhưng trong lòng em vẫn còn đó sự kính mến, vẫn còn nhớ da diết những kỉ niệm trong thời gian cô dìu dắt. Bây giờ, cô Tâm về đâu, ở đâu? Em tin rồi một ngày nào đó, em sẽ tìm gặp lại cô : một người thầy đã cho em nhiều ấn tượng và tình cảm sâu sắc nhất trong thời thơ ấu.

21 tháng 11 2017

Em tên là Trần Hùng Luyện, 8 tuổi, học sinh lớp 2A trường Tiểu học Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Lớp có 39 học sinh, trong đó có 8 bạn là học sinh giỏi. Cô giáo Lê Như Quỳnh phụ trách lớp 2A là giáo viên giỏi cấp tỉnh. Cô xinh đẹp dịu dàng. Cô coi chúng em như đàn con nhỏ yêu thương của cô. Em rất yêu cô, rất thích nghe cô đọc thơ trong giờ Tập đọc.

1 tháng 2 2018

Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm.

1 - b 2 - c 3 – a

19 tháng 5 2021

1. B

2. C

3. A

Đọc thầm và làm bài tập:BÀI KIỂM TRA KÌ LẠHôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm...
Đọc tiếp


Đọc thầm và làm bài tập:
BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ
Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.
Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:
- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm cao nhất là 8. Với đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6. Các em được quyền chọn một trong ba đề này.
Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”. Các bạn khác trong lớp phần lớn cũng chọn đề thứ hai. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
Một tuần sau, thầy trả bài. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó, bất kể đúng sai. Tôi tự hỏi: “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài ?”
Lớp trưởng rụt rè đứng lên:
- Thưa thầy, vì sao lại thế ạ? Thầy mỉm cười:
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của các em. Các em ai cũng ước mơ đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
Theo Linh Nga
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và đủ nhất hoặc viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm cho phù hợp:

1. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra?
a. Vì ngay trong tiết học mở đầu năm học mới thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra.
b. Vì thầy cho ba đề với độ khó và điểm tối đa khác nhau để mỗi người tự chọn.
c. Vì thầy ra đề kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng dạng đề lại khó.
2. Phần đông học sinh trong lớp chọn đề nào?
a. Phần đông chọn đề thứ nhất.
b. Phần đông chọn đề thứ hai.
c. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
3. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi nhận lại bài kiểm tra mà thầy giáo trả? a. Vì không một ai được điểm 10, kể cả những người học giỏi nhất.
b. Vì không một ai bị điểm kém, kể cả những người học yếu nhất.
c. Vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng sai.
4. Qua bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo, các bạn rút ra được bài học gì? a. Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
b. Hãy chọn những đề kiểm tra khó nhất vì sẽ được điểm cao.
c. Hãy chọn những đề kiểm tra vừa phải cho hợp với sức mình.
5. Câu Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”, dấu ngoặc kép
được dùng để làm gì?
a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
c. Để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
6. Có thể chuyển xuống dòng câu “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không
kịp chấm bài?” và thay dấu ngoặc kép bằng dấu gạch ngang đầu
dòng không?Vì sao?
a. Không, vì đó không phải là câu đối thoại.
b. Có, vì đó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Không, vì đó là lời nói gián tiếp của nhân vật.
7. Dòng nào ghi đúng các động từ trong câu “Cả lớp càng ngạc nhiên
hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó.” ? a. Ngạc nhiên, tối đa, được
b. Ngạc nhiên, chọn, được
c. Ngạc nhiên, tối đa, chọn
8. Tiếng nào dưới đây không có đủ 3 bộ phận:
a. là
b. ước
c. mơ
9. Viết lại các tên riêng viết sai trong các tên sau:
Mát-xcơ va; Tô-ki-ô; anbe anh-xtanh
.....................................................................................
 

0
I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ      Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.       Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

     Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

      Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

     Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

    Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

   Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau

b. Năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

163

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:      Bài học về sự quan tâmTrong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

      Bài học về sự quan tâm

Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!

Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bỏ trống.

Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Thưa, thầy có tính điểm không ạ?”. Giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi – ông nói tiếp – trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.

Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.

Vì sao trong đề thi, vị giáo sư lại hỏi tên người phụ nữ quét dọn trường học?

2
31 tháng 8 2018

Hướng dẫn giải

- Vì cô ấy cũng quan trọng và xứng đáng được nhận sự quan tâm của các bạn sinh viên.

25 tháng 2 2022

vì cô ấy ngày nào cũng tận tụy quét dọn cho các bạn sinh viên đáng lẽ ra họ phài quan tâm thương yêu 

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:      Bài học về sự quan tâmTrong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

      Bài học về sự quan tâm

Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!

Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bỏ trống.

Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Thưa, thầy có tính điểm không ạ?”. Giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi – ông nói tiếp – trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.

Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.

Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đến mọi người xung quanh? Khi làm những việc đó em cảm thấy thế nào?

1
1 tháng 2 2019

- Em luôn chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi, hỏi han quan tâm bạn khi bạn bị ốm…

18 tháng 10 2018

ai giúp mình với