Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Một số điểm giống nhau giữa cửa sổ làm việc của Microsoft Access và Microsoft Word là:
Cả hai ứng dụng đều thuộc bộ Microsoft Office và có giao diện người dùng tương đối giống nhau, bao gồm thanh công cụ, thanh menu và vùng làm việc chính.
Cả Access và Word đều hỗ trợ các tùy chọn định dạng văn bản, bao gồm chữ in đậm, nghiêng, gạch chân, và cỡ chữ.
Cả hai cho phép tạo và chỉnh sửa các đối tượng như bảng, biểu đồ, hình ảnh, văn bản và các thành phần khác.
Cả hai ứng dụng đều có khả năng tạo và quản lý danh sách và báo cáo.
2. Một số điểm khác nhau giữa cửa sổ làm việc của Microsoft Access và Microsoft Excel là:
Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, trong khi Excel là một ứng dụng tính toán bảng tính.
Trong Access, dữ liệu được tổ chức thành các bảng, truy vấn, biểu mẫu và báo cáo, trong khi trong Excel, dữ liệu được tổ chức thành các ô trong bảng tính.
Access cho phép quan hệ giữa các bảng thông qua các khóa ngoại, trong khi Excel không có tính năng này.
Trong Access, có thể xử lý các tác vụ phức tạp như truy vấn dữ liệu, tạo mẫu báo cáo động và xây dựng ứng dụng cơ sở dữ liệu đa dạng, trong khi Excel tập trung chủ yếu vào tính toán và phân tích dữ liệu.
Access thích hợp cho các ứng dụng quản lý dữ liệu lớn và phức tạp, trong khi Excel thích hợp cho tính toán và phân tích dữ liệu trong phạm vi nhỏ hơn.
*Ý nghĩa
-Dạng thiếu: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh được thực hiện, nếu điều kiện sai thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua.
-Dạng đủ: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 2.
*Cấu trúc
-Dạng thiếu: if <điều kiện> then <câu lệnh>;
-Dạng đủ: if <điều kiện> then <câu lệnh 1>
else <câu lệnh 2>;
*So sánh:
-Giống nhau: đều cùng là câu lệnh rẽ nhánh và khi gặp một điều kiện nào đó thì chọn lựa thực hiện thao tác thích hợp.
-Khác nhau: Trong câu lệnh if-then dạng thiếu, nếu điều kiện không đúng thì thoát khỏi cấu trúc rẽ nhánh, thực hiện câu lệnh tiếp theo của chương trình, còn trong câu if-then dạng đủ, nếu điều kiện không đúng thì thực hiện công việc 2, sau đó mói thoát khỏi cấu trúc rẽ nhánh, thực hiện câu lệnh tiếp theo cùa chương trình.
Cách giải và biện luận phương trình bậc nhất trong c++
Nếu a và b đồng thời bằng 0 thì phương trình (1) có vô số nghiệm.
Nếu a bằng 0 và b khác 0 thì phương trình vô nghiệm.
Nếu a khác 0 thì phương trình luôn có một nghiệm x = -b/a.
Từ cách giải và biện luận như trên chúng ta có thể bắt đầu viết một chương trình giải phương trình bậc nhất trong c++ rồi phải không nào
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 | #include<iostream> #include<math.h> using namespace std; int main() { float a, b; cout << "Nhap a:"; cin >> a; cout << "Nhap b:"; cin >> b; if (a == 0) { if (b == 0) cout << "Phuong trinh co vo so nghiem" << endl; else cout << "Phuong trinh vo nghiem" << endl; } else cout << "Phuong trinh co mot nghiem la x: " << -b / a << endl; system("pause"); return 0; } |
Sau khi chạy chương trình trên thì ta có kết quả sau
0 1 2 3 4 | Nhap a:2 Nhap b:1 Phuong trinh co mot nghiem la x: -0.5 |
Nhưng nếu viết chương trình như trên thì bên trong hàm main sẽ dài. Vậy nên ta sẽ viết một hàm để giải phương trình bậc nhất
Viết hàm để giải phương trình bậc nhất
Ta sẽ viết một hàm giaiPT() có kiểu trả về là int. Hàm sẽ trả về giá trị 0 nếu vô nghiệm, trả về giá trị 1 nếu có nghiệm, trả về giá trị 2 nếu có vô số nghiệm.
Ta sẽ truyền vào hai tham số a, b và một tham chiếu x để gán giá trị nghiệm cho biến x nếu có.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 | #include<iostream> #include<math.h> using namespace std; int giaiPT(float a, float b, float &x) { if (a == 0) { if (b == 0) return 2; return 0; } x = -b / a; return 1; } int main() { float a, b,x; cout << "Nhap a:"; cin >> a; cout << "Nhap b:"; cin >> b; if (giaiPT(a, b, x) == 0) cout << "Phuong trinh vo nghiem"<<endl; else if( giaiPT(a,b,x) == 1) cout << "Phuong trinh co mot nghiem: " <<x<< endl; else cout << "Phuong trinh co vo so nghiem" << endl; return 0; } |
0 1 2 3 4 | Nhap a:2 Nhap b:1 Phuong trinh co mot nghiem: -0.5 |
Bài viết mình đến đây là kết thúc. Cám ơn các bạn đã theo dõi !
Giống nhau: Đều là biến dùng để thực hiện cách lệnh trong chương trình
Khác nhau:
- Biến toàn cục:
+ Được khai báo ở chương trình chính
+ Phạm vi hoạt động trong toàn chương trình (kể cả chương trình con)
- Biến cục bộ:
+ Được khai báo ở chương trình con
+ Phạm vi hoạt động chỉ trong chương trình con