Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Số phân lớp trong mỗi lớp trùng với số nguyên n, đặc trưng cho lớp:
Lớp | K | L | M | N |
n | 1 | 2 | 3 | 4 |
Số phân lớp | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đối với các nguyên tố thuộc các nhóm A thì số thứ tự của nhóm (I, II,...) cho biết số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong nhóm (trừ He). Nitơ thuộc chu kì 2, có hai lớp electron, lớp ngoài là lớp L (n = 2). Vì nitơ thuộc nhóm VA nên số electron ở lớp ngoài cùng là 5.
Cấu hình electron của lớp ngoài cùng của nguyên tử N : 2 s 2 2 p 3
He: 1 s 2 ; Ne: 2 s 2 2 p 6 ; Ar: 3 s 2 3 p 6
Kr: 4 s 2 4 p 6 ; Xe: 5 s 2 5 p 6 ; Rn: 6 s 2 6 p 6
Nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm (trừ heli) đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng với cấu hình ns 2 np 6 . Đó là cấu hình electron vững bền. He có cấu hình 1 s 2 , nhưng với cấu hình đó, lớp electron ngoài cùng đã bão hoà nên He cũng là một nguyên tử vững bền.
Các nguyên tố thuộc nhóm VIIIA được gọi là các khí hiếm. Các khí hiếm đều khó tham gia các phản ứng hoá học. Ở điều kiện thường, các nguyên tử không liên kết với nhau tạo thành phân tử. ở điều kiện thường, các khí hiếm đều ở trạng thái khí, phân tán.
Số electron tối đa có thể phân bố trên :
Phân lớp s : 2.
Phân lớp p : 6.
Phân lớp d : 10.
Phân lớp f : 14.
Nhận xét: Số electron tối đa trên các phân lớp s, p, d, f gấp 2 lần các số lẻ liên tiếp 1, 3, 5, 7.
F: 2 s 2 2 p 5 ; Cl: 3 s 2 3 p 5 ; Br: 4 s 2 4 p 5 ; I: 5 s 2 5 p 5 ; At: 6 s 2 6 p 5
Nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm VIIA có 7 electron ở lớp ngoài cùng với cấu hình ns 2 np 5
Vì chỉ kém khí hiếm đứng sau 1 electron nên trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử có khuynh hướng thu thêm 1 electron để đạt được cấu hình vững bền của các khí hiếm đứng sau. Do đó, trong các hợp chất với nguyên tố kim loại, các nguyên tố thuộc nhóm VIIA có hoá trị 1.
H: 1 s 1 ; Li: 2 s 1 ; Na: 3 s 1 ; K: 4 s 1 ; Rb: 5 s 1 ; Cs: 6 s 1 ; Fr:7 s 1
Nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm IA chỉ có 1 electron ở lớp ngoài cùng trên phân lớp s (n s 1 ). Trừ hiđro, còn các nguyên tố khác đều có tên là kim loại kiềm. Vì chỉ có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên trong các phản ứng hoá học, nguyên tử của các kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi 1 electron để đạt được cấu hình vững bền của các khí hiếm đứng trước. Do đó, các kim loại kiềm chỉ có hoá trị 1.
Sơ đồ như hình vẽ :
(Lớp K có tối đa 2 electron, lớp L có tối đa 8 electron, lớp M có tối đa 18 electron).
Số electron tối đa trên lớp K (n=1) là 2. 1 2
Số electron tối đa trên lớp L (n=2) là 2. 2 2 = 8
Số electron tối đa trên lớp M (n=3) là 2. 3 2 = 18
Một cách vắn tắt người ta nói lớp n có tối đa 2 n 2 electron.