Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo :
Câu ca dao đã sử dụng phép tu từ ẩn dụ. Cô gái dùng hình ảnh "nước giếng sâu", "nối sợi gầu dài", "nước giếng cạn", "tiếc hoài sợi dây" để nói về tình cảm của mình .Cô tưởng người con trai sâu sắc nên đã dành tình cảm yêu thương sâu nặng của mình cho anh ta; tuy nhiên, cô đã nhầm người, vì vậy mà cô tiếc cho tình cảm của mình.
chị tham khảo, em tìm thấy bài này trên google ạ
Vàng” là vật quý báu. “Cầm vàng” có thể hiểu là giữ gìn một vật quý báu. “Lội sang sông”, hiểu theo nghĩa đen là dùng đôi chân mình để lội sang phía bên kia bờ sông mà không dùng thuyền hay đò; hiểu theo nghĩa bóng là phải trải qua những khó khăn trở ngại, tốn nhiều thời gian, công sức. “Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”, hiểu nghĩa của câu trong chỉnh thể của nó ta sẽ có một ý nghĩa khái quát nhất: mất mát vật quý báu cũng không tiếc bằng công sức mình, thời gian mình đã bỏ ra để giữ gìn vật đó. Ở câu này ta không nên hiểu máy móc “vàng rơi không tiếc” là vật quý mất đi cũng không tiếc, bởi trong thực tế thì không ai không tiếc “vàng rơi” cả. “Vàng rơi không tiếc” chỉ là một cách nói quá nghệ thuật để nhấn mạnh hơn tới mệnh đề sau: “Tiếc công cầm vàng”.
Tại sao mất vật quý giá lại không tiếc bằng công sức thời gian mình đã bỏ ra để giữ gìn vật đó? Liệu nó có đúng với thực tế không? Ta lại liên tưởng tới câu tục ngữ “Của một đồng công một nén”. Thì ra dân gian đã coi trọng công sức làm ra của cải, công sức giữ gìn của cải hơn là giá trị vật chất của của cải đó. Hơn nữa của cải mất có thể làm lại được, cái mất đi không tìm lại được là thời gian và công sức đã giữ gìn của cải đó.
Có thể hiểu câu ca dao còn một lớp nghĩa nữa, lớp nghĩa nói về tình yêu. Một người con trai đến với một người con gái. Họ đã vượt qua bao trở ngại, khó khăn, đã tốn bao thời gian và công sức để nuôi dưỡng tình yêu. Họ chờ đợi, hi vọng và tin tưởng vào tình yêu. Nhưng cuối cùng họ không lấy được nhau do một nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó. Căn cứ vào lớp nghĩa thứ nhất, ta có thể hiểu như thế này chăng: mất tình yêu cũng rất tiếc, nhưng tiếc hơn cả là tiếc thời gian, công sức mình đã nuôi dưỡng, chờ đợi và hi vọng vào tình yêu. Điều này liệu có đúng với thực tế không?
Một câu ca dao khác cũng có thể đúng với trường hợp này:
“Tưởng giếng sâu em nối sợi gầu dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây”
Nghĩa là tiếc công mình, tiếc niềm tin mình đã đặt vào một ai đó, ai ngờ người đó không xứng đáng với niềm tin mình, với tình yêu của mình. Người đó mình không tiếc, mà tiếc cho công sức mình, thời gian mình đã chờ đợi, tin tưởng.
Nếu cách hiểu lớp nghĩa thứ hai này là hợp lý thì câu ca dao “cầm vàng”... này là một triết lí sâu sắc về tình yêu: Trong tình yêu, nếu không yêu nhau nữa hay vì một cớ gì đấy mà không lấy được nhau thì cũng đừng nên lấy làm tiếc (có thể tìm một tình yêu khác), cái đáng tiếc là mất đi niềm tin, mất đi thời gian quý báu tức là mất đi một phần của cuộc đời mình. Phải chăng đằng sau triết lí này còn hàm chứa nỗi thương thân sâu lắng?
Phép tu từ: Ẩn dụ, nhân hóa
Hiệu quả: Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của những người người hậu phương đối với người lính. Thể hiện sự nhớ mong đợi chờ của những người hậu phương đối với những người lính ở ngoài chiến trường một cách mãnh liệt hơn
Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ hoán dụ và nhân hóa.
Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trên: làm giàu tính sâu sắc nghệ thuật cho việc diễn đạt người thân ở quê ngày đêm mong mỏi, nhớ nhung người chiến sĩ đi đánh giặc. Đồng thời câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình gần gũi, giá trị cảm xúc "nhớ" sinh động cho sự vật tượng trưng "giếng nước gốc đa". Từ đó gây ấn tượng và hấp dẫn đọc giả hơn.
Phân tích hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Em tham khảo:
Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: giếng nước “nhớ”
+ Hoán dụ: Dùng bộ phận để gọi cái cụ thể "giếng nước", "gốc đa" để nói về quê hương, người thân của những người lính.
Tác dụng: Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người lính. Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương đối với những người lính ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.
Câu ca dao đã sử dụng phép tu từ ẩn dụ. Cô gái dùng hình ảnh "nước giếng sâu", "nối sợi gầu dài", "nước giếng cạn", "tiếc hoài sợi dây" để nói về tình cảm của mình .Cô tưởng người con trai sâu sắc nên đã dành tình cảm yêu thương sâu nặng của mình cho anh ta; tuy nhiên, cô đã nhầm người, vì vậy mà cô tiếc cho tình cảm của mình.
Chúc pạn hok tốt!!!
+ẩn dụ:nước giếng sâu ,nước giếng cạn ,sợi dây dài
- Nước giếng sâu: lòng người sâu thẳm, tình nghĩa ,chan chứa tình yêu thương, nồng thắm.
- Nước giếng cạn: lòng người cạn hẹp , ích kỉ trong tình yêu, không biết đáp lại tình cảm của người khác.
- Sợi dây dài : sự hi sinh ,trao gửi trong tình yêu.
>>>>> đây là lời than phiền của một cô gái khi bước mới yêu nhưng ko đc đáp lại tình cảm , bởi vì khi mới yêu người con gái thường yêu hết mình , chỉ đến khi lòng người như nước giếng cạn thì mới tiếc , hối hận vì mình đã từng hết mình yêu và hi sinh cho người con trai. Nước giếng cạn hay lòng người cạn khô .Sợi dây dài mà cô làm cô những tưởng rằng sẽ múc đc thứ nước mát , trong lành nào ngờ làm cô phải '' tiếc hoài''. cái giếng là một hình ảnh gắn liền với làng quê , như ''cây đa bến nước sân đình''.Cái giếng hay chính là người con trai mà cô gái đã từng yêu