K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX:

+ Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam và phái chủ chiến trong triều đình vẫn nêu cao ý chí giành lại độc lập dân tộc.

+ Sau thất bại trong cuộc phản công tại Kinh thành Huế của phái chủ chiến (5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị).

+ Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước => Phong trào Cần vương bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nhận xét: phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Cuộc khởi nghĩa, thời gian

Khởi nghĩa Ba Đình

(1886 - 1887)

Khởi nghĩa Bãi Sậy

(1883 - 1892)

Khởi nghĩa Hương Khê

(1885 - 1896)

Người lãnh đạo

Phạm Bành;

Đinh Công Tráng

Đinh Gia Quế;

Nguyễn Thiện Thuật

Phan Đình Phùng;

Cao Thắng

Căn cứ, địa bàn

Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá)

Vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên); sau đó mở rộng ra: Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh,…

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

Kết quả

Thất bại

Thất bại

Thất bại

Ý nghĩa

- Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp.

- Góp phần làm chậm quá trình bình định quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Các hoạt động nổi bật củaphong trào công nhân cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

+ Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào công nhân ở các nước Âu - Mỹ diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Pa-ri (vào tháng 6/1848),…

+ Sau cách mạng 1848, phong trào đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản nổ ra ở nhiều nơi, như: Bỉ, Đức, Anh, Mỹ,…

+ Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là: Quốc tế thứ nhất) được thành lập. C.Mác và Ph. Ăng-ghen đã trở thành những người lãnh đạo cao nhất của tổ chức này. Trong thời gian tồn tại (1864 - 1876), Quốc tế thứ nhất đã có nhiều hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, thúc đẩy sự phát triển của phong trào Công nhân quốc tế.

+ Cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới sự ra đời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới, như: Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),...

+ Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã.

14 tháng 9 2023

- Thời gian bùng nổ: Giữa thế kỉ XVIII

- Diễn biến chính một số cuộc khởi nghĩa nông dân

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu/Thời gian diễn ra

Diễn biến chính

Nguyễn Hữu Cầu
(1741-1751)

- Địa bàn: Đồ Sơn, Văn Đón... 

- Diễn biến: Từ Đồ Sơn, Văn Đón, nghĩa quân đánh lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi mở rộng hoạt động xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. - Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

Hoàng Công Chất
(1739-1769)

Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam
khởi nghĩa. Ông xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được
nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ. Ông có công bảo
vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống sau
khi ông mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy cuộc khởi
nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

Nguyễn Danh Phương
(1740-1751)

- Địa bàn: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt
động ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang. Uy thế của
nghĩa quân ngày một lên cao. 

- Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Khởi nghĩa thất bại.

14 tháng 9 2023

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)

- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

- Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.

- Các hoạt động chính của Quốc tế thứ nhất:

+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế;

+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

* Sự ra đời của các đảng công nhân:

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ. Tiêu biểu là: cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô ở Mĩ vào ngày 1/5/1886.

- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)

- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.

- Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.

- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)

- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

- Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.

- Các hoạt động chính của Quốc tế thứ nhất:

+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế;

+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

* Sự ra đời của các đảng công nhân:

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ. Tiêu biểu là: cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô ở Mĩ vào ngày 1/5/1886.

- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)

- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.

- Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.

- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

* Nguyên nhân sâu xa: Những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp.

- Về kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Nền công, thương nghiệp của Pháp có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị kìm hãm nặng nề bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội.

- Về chính trị:

+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

- Về xã hội: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đảng cấp thứ ba. Trong đó:

+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chịu nhiều áp bức, bóc lột.

- Về tư tưởng: Thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.

* Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

13 tháng 8 2023

 Bảng tóm tắt: Một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Thời gian

Sự kiện

Tháng 9/1864

Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập.

1871

Công xã Pa-ri ra đời ở Pháp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, Công xã đã thất bại sau 72 ngày tồn tại.

1875

Đảng xã hội Đức được thành lập

1879

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

1883

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

1/5/1886

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chicagô

14/7/1889

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

1893

Đại biểu công nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội.

Đầu thế kỉ XX

Chủ nghĩa Mác phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin.


#Tham_khảo
13 tháng 8 2023

Tham khảo

lập niên biểu phong trào tiêu biểu cuối thế kỉ 18- đầu thế kỉ 19 tên bài : chủ đề phong trào công nhân từ cuối thế kỉ 18-đến nửa đầu thế

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Yêu cầu số 1: Nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách, canh tân

+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ trạch,… đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

- Yêu cầu số 2: Nội dung chính trong các đề nghị cải cách

+ Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 58 bản điều trần, đề nghị: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công - thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,...

+ Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế và Đinh Văn Điền đề nghị mở cảng Trà Lí (Nam Định), đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng....

+ Năm 1872, Viện thương bạc đề nghị mở ba cảng biển ở miền Bắc và miền Trung, đẩy mạnh giao thương với bên ngoài,...

+ Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch gửi hai bản điều trần “Thời vụ sách” (thượng và hạ) lên vua Tự Đức, phân tích rõ lợi hại của phương lược Hoà - Thủ - Chiến, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước,...

 
13 tháng 8 2023

Tham khảo

+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ trạch,… đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

14 tháng 9 2023

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1

1864

Luân Đôn (Anh)

C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất)

2

1875

Đức

Đảng xã hội Đức được thành lập

3

1879

Pháp

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

4

1883

Nga

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

5

1/5/1886

Chi-ca-gô (Mĩ)

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân

6

14/7/1889

Pa-ri (Pháp)

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1

1864

Luân Đôn (Anh)

C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất)

2

1875

Đức

Đảng xã hội Đức được thành lập

3

1879

Pháp

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

4

1883

Nga

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

5

1/5/1886

Chi-ca-gô (Mĩ)

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân

6

14/7/1889

Pa-ri (Pháp)

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.