K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2022

ko bít

5 tháng 10 2022

Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 là:

Từ năm 1945 đến năm 1973: Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng trở thành bá chủ thế giới. Trong năm 1972, Mĩ phát triển mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô.

Từ năm 1973 đến năm 1991: Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, với học thuyết Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. Đến tháng 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

Từ năm 1991 đến năm 2000: Chính quyền B. Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”, Mĩ tìm cách vươn lên và chi phối, lãnh đạo toàn thế giới. 

Mĩ thất bại ở các nước như: Việt Nam, Iraq, Afghanistan,...

Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.


 

26 tháng 3 2019

Đáp án D

Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

11 tháng 6 2019

Đáp án D

Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

16 tháng 6 2016

Trước hết, mình xin sửa lại câu hỏi của bạn cho đúng chính tả, tại mình nghĩ bạn học khối C nên điều này là cần thiết
"Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1945 đến nay? Trong những chính sách đó thì Mỹ đã thất bại trong những chính sách nào? Tại sao?
Thứ hai, phần trả lời của mình đến đây là kết thúc, cảm ơn bạn đã đọc phần trả lời của mình! ihihi

19 tháng 6 2016

trả lời thật đúng trọng tâm câu hỏi quá trờikhocroi

29 tháng 2 2016

-Về kinh tế:

             Sau Chiến tranh thế thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.

Công nghiệp : khoảng nửa sau những năm 40, Mĩ chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

Nông nghiệp : năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Đức, Iatlia, Nhật Bản cộng lại.

Mĩ nắm 50% tàu bè trên biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới, kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.

-Những nhân tố đưa tới sự phát triển là do :

Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên giàu có, khí hậu thuận lợi. Mĩ có nguồn nhân công dồi dào, trình độ cao.

Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.

Mĩ áp dụng những thành tựu của khoa học - kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải tiến điều hành quản lí, giảm giá thành sản phẩm.

Kinh tế Mĩ có khả năng cạnh tranh lớn và có hiệu quả .

Các chính sách và biện pháp điều tiết của chính phủ Mĩ có vai trò quan trọng, thúc đẩy sản xuất.

Tuy nhiên, nền kinh tế của Mĩ cũng bộc lộ nhiều hạn chế như không ổn định, thường xuyên suy thoái, vị thế và tốc độ tăng trưởng giảm dần, sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn.

- Về khoa học - kĩ thuật :

Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đạt được nhiều thành tựu to lớn trênh các lĩnh vực : khoa học cơ bản, chế tạo công cụ sản xuất mới, sáng chế ra những vật liệu mới, tìm kiếm nguồn năng lượng mới, cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp và công cuộc chinh phục vũ trụ.

-Về chính sách đối ngoại :

Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu tham vọng bá chủ thế giới. Chiến lược toàn cầu nhằm 3 mục tiêu quan trọng:

Một là, ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình dân chủ, tiến bộ thế giới.

Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

 Để thưc hiện các mục tiêu trên, Mĩ đã:

 Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.

 Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính và các cuộc chiến tranh xâm lươc, tiêu biểu là cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài tới hơn 20 năm (1954-1975).

Năm 1972 Tổng thống Mĩ R. Nichxơn đi thăm Trung Quốc, rồi Liên Xô, nhằm hoà hoãn, với hai nước lớn để chống phá cách mạng các dân tộc.

23 tháng 1 2019

ĐÁP ÁN D

23 tháng 6 2019

Đáp án D

8 tháng 4 2017

Sau thất bại ở Việt Nam, chính quyền Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện “chiến lược toàn cầu”, tăng cường chạy đua vũ trang, tiến hành “Chiến tranh lạnh” đối với Liên Xô. Sự đối đầu Xô-Mĩ chưa giúp Mĩ thỏa mãn tham vọng bá chủ thế giới mà còn làm suy giảm vị trí kinh tế, chính trị của Mĩ, trong khi Tây Âu, Nhật Bản lại vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh quyết liệt.

Từ giữa những năm 80, xu thế đối thoại, hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới : Các tổng thống Mĩ đã chuyển từ “đối đầu trực tiếp” (thời Rigân) sang hòa hoãn với Liên Xô, Trung Quốc, kí kết các hiệp ước hợp tác với Liên Xô, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, kí các hiệp ước hợp tác với Liên Xô, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, tháng 12-1989 Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.

1 tháng 6 2017

Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1973, chính quyền Mĩ luôn thực hiện chính sách nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng trở thành bá chủ thế giới. Trong năm 1972, Mĩ phát triển mối quan hệ với Trung Quốc.

1973-1991: Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, với học thuyết Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

Trong thập kỷ 90, Chính quyền B. Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược“Cam kết và mở rộng”, Mĩ tìm cách vươn lên và chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

10 tháng 6 2018

Đáp án B

23 tháng 9 2019

ĐÁP ÁN B