K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

Khổ thơ sử dụng điệp ngữ "đây là của chúng ta" và "những..." để nói về lòng yêu nước, sự quyết tâm của tác giả để đem lại độc lập cho dân tộc. Yêu từng sự vật, từng bờ cây lá cỏ, yêu từng dòng sông ngả đường chính là động lực lớn để người lính vững tay súng chiến đấu, thậm chí là hi sinh cho màu cờ sắc áo của tổ quốc.

7 tháng 11 2017

Điệp ngữ: Đây là của chúng ta.

Điệp từ: Những

Tác dụng: nhấn mạnh việc trời, núi rừng là của con người.

11 tháng 12 2017

điệp ngữ:của chúng ta

điệp từ:những

29 tháng 5 2018

đọc xong khổ thơ trên ta thấy tác giả viết rất hay và đặc sắc. Tác giả dùng thể loại thơ 5 chữ làm cho bài văn càng lôi cuốn người đọc và người nghe. Và nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã sử dụng biện pháp điệp từ điệp ngữ cho các từ như "đây là của chungs ta và từ những".Qua đoạn thơ trên cho chúng ta thấy tác giả cũng như chúng ta rất yêu quý quê hương của mình , nơi mình sinh ra và lớn lên , nơi chon rau cắt rốn của mỗi người chúng ta. Nhà thơ còn rất tự hào về quê hương của mình . Qua đó giúp em càng tự hào về quê hương của mình hơn nữa em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một người có ích cho xã hội và xây dựng lại quê hương mình ngauy càng giàu đẹp hơn nữa. 

      ==================CHÚC BẠN HỌC TỐT ==================

29 tháng 5 2018

Có lẽ những câu thơ hay nhất là những câu thơ nói về tình yêu quê hươnTình yêuấyđược sinh ra trong mỗi chúng ta khi còn nằmtrong nôi nghe nhữnglời nồng nàn của mẹ.Lớn lên hình ảnh quê hương được thu vào tầm mắt, và tình yêutrỗi dậy trong lòng.Đấnướcđãđi vào những trang thơ như tình yêuđi vào lòng tavậy.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

27 tháng 2 2017

Lòng tự hào về đất nước tự do thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại: Trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta, của chúng ta và những hình ảnh những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát.

Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ sau: Nước của những người chưa bao giờ khuất và hình ảnh Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất. Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Câu 1 (2đ): Chọn câu trả lời đúng:1.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.Từ chín trong câu trên là:a.Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa d. Từ tượng hình2. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ……………………….. trẻ cho đất nước.a. Tài trí b. Tài đức c. Tài năng d. Tài hoa3. Tiếng mưa bên hiên nhà nghe tí tách, thật vui tai.Từ “Tiếng mưa” trong câu trên là:a.Danh từ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2đ): Chọn câu trả lời đúng:
1.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Từ chín trong câu trên là:
a.Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa d. Từ tượng hình
2. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ……………………….. trẻ cho đất nước.
a. Tài trí b. Tài đức c. Tài năng d. Tài hoa
3. Tiếng mưa bên hiên nhà nghe tí tách, thật vui tai.
Từ “Tiếng mưa” trong câu trên là:
a.Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ
4. Bài thơ Những cánh buồm của tác giả :
a. Tố Hữu b. Trần Đăng Khoa c.Nguyễn Đức Mậu d. Hoàng Trung Thông
5. Câu tục ngữ Người ta là hoa đất có nghĩa là:
a. Con người là hương thơm của trời đất
b. Con người là tinh túy của trời đất
c. Con người là vẻ đẹp của đất
d. Con người là hoa trong trời đất
6. Đọc đoạn văn sau:
“Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá. Vừa đi Suối
Nhỏ vừa thiết tha gọi:
-Các bạn ơi. Hãy cùng chúng tôi! Chúng mình hòa nhập lại. Hãy cùng nhau, các bạn ơi!
Các lạch nước nghe lời Suối Nhỏ như bừng tỉnh giấc, róc rách nhập bọn.
Qua ba tầng núi cổ, vượt năm cánh rừng già, Suối Nhỏ đã trở thành Suối Lớn đầy sức lực. Nắng
quàng lên mình Suối Lơn một bộ cánh long lánh. Gió thổi vào hồn Suối Lớn một điệu nhạc ngân
nga”.

(Suối nhỏ và vũng nước – Hồng Nhu)
Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
a.4 từ láy b. 6 từ láy c. 7 từ láy d. 8 từ láy
7. Trong đoạn văn ở câu 6, có sử dụng phép liên kết là:
a. Phép lặp b. Phép thế c. Phép nối d. Phép lặp và phép thế
8. Đoạn thơ sau được trích từ văn bản nào:
“Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi”
a.Những cánh buồm b. Cửa sông
c. Dòng sông mặc áo d. Tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông Đà.

1
20 tháng 5 2020

1c 2c 3a 5b 6b 7d 8b

26 tháng 2 2021

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

7 tháng 6 2018

Qua khổ thơ tác giả đã bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của mình trước những cảnh đẹp của quê hương, đất nước: Vẻ đẹp của những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa “đôi bờ dào dạt lúa non”. Những vẻ đẹp đã hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta.

-Vẻ đẹp của những “ con đường ca hát” (vui, phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cũng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.

2 tháng 3 2022

giống bài trên mạng thế

 

3 tháng 10 2020

Qua khổ thơ tác giả đã bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của mình trước những cảnh đẹp của quê hương, đất nước: Vẻ đẹp của những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa “đôi bờ dào dạt lúa non”. Những vẻ đẹp đã hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta. Vẻ đẹp của những “ con đường ca hát” (vui, phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cũng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.

Khổ thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp của đất nước. Đó là vẻ đẹp hứa hẹn một cuộc sống ấm no, đủ đầy của người dân trên đất nước ta:

” Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát

Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non.”

Đó là sự vui tươi phấn khởi, hạnh phúc của nhân dân trước những con đường chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới:

“Yêu biết mấy, những con đường ca hát

Qua công trường mới dựng mái nhà son!”

Có thể nói đó là cuộc sống vui tươi, hạnh phúc của người dân trước sự đổi thay của đất nước.