Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1 là hành động dùng lưỡi câu có mồi để bắt cá
câu 2 là 1 Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ.
(1) - Mẹ em mua đường để về nấu chè.
(2) - Đi như thế này thì đúng là mua đường rồi.
a) Giải thích vì sao trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa còn “đường” có quan hệ đồng âm:
- Trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa vì “mua” trong câu (1) mang nghĩa là dùng tiền để đổi lấy vật ngang giá, “mua” trong câu (2) mang nghĩa là chuốc lấy một điều gì, một việc gì đó không cần thiết. Hai nghĩa này có liên quan đến nhau. (0,5 điểm)
- Trong hai câu trên, “đường” có quan hệ đồng âm vì nghĩa của “đường” trong hai câu không có điểm nào chung: “đường” trong câu (1) mang nghĩa là hợp chất có vị ngọt, “đường” trong câu (2) mang nghĩa là nơi để đi lại. (0,5 điểm)
(Lưu ý: Khi nêu nghĩa từ, thí sinh chỉ cần nêu đúng ý, không nhất thiết phải dùng từ đúng như trong đáp án).
b) Trong hai câu đã cho, “mua đường” trong câu (1) là hai từ, “mua đường” trong câu (2) là một từ. (1 điểm)
TL
ĐÂY LÀ 2 TỪ ĐỒNG ÂM
VÌ NÓ CÙNG LÀ TỪ ĐÁ NHƯNG NGHĨA KHÁC NHAU
HOK TỐT
Giải thích:
- Từ chín trong câu “Tổ em có chín học sinh” (chín học sinh) chỉ số lượng. Chín trong câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” (lúa chín), chỉ ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất đến mức thu hoạch được. Vì vậy từ "chín" trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).
- Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là ở mức đầy đủ).
- Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong “Các chú công nhân đang chữa đường dây điện” chỉ đường dây liên lạc. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đống âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).
- Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong câu “Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp” chỉ đường giao thông đi lại. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đồng âm (vì có nghĩa hoàn toàn khác nhau).
- “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài. Còn từ vạt trong câu “Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre” (vạt nhọn) chỉ hành động đẽo xiên. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).
- “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài “Vạt áo chàm thấp thoáng; Nhuộm xanh cả nắng chiều” từ vạt trong câu chỉ thân áo hình dải dài. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là vạt có hình dải dài).
Câu 1: "Mùa xuân đã về, cây cối tốt tươi." có mấy vế câu ?
A.một
B.hai
C.ba
D.bốn
Câu hỏi 2:
Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả ?
A.ngoại xâm
B.phù xa
C.sa xỉ
D.xa hoa
Câu hỏi 3:Trong câu "Dì Na là bác sĩ.", từ "Dì" thuộc từ loại gì ?
A.đại từ
B.động từ
C.tính từ
D.danh từ
Câu hỏi 4:
Trong các từ sau, từ nào có tiếng “bảo” không mang nghĩa là "giữ gìn" ?
A.bảo kiếm
B.bảo vệ
C.bảo tồn
D.bảo quản
Câu hỏi 5:
Chọn cặp quan hệ từ phù hợp vào chỗ chấm trong hai câu thơ sau :
“...... hoa có ở trời cao
.......bầy ong cũng mang vào mật thơm.”
(SGK Tiếng Việt 5, Tập 1 tr.121)
A.vì, nên
B.tuy, nhưng
C.hễ, thì
D.nếu, thì
Câu hỏi 6:
Từ "chèo" trong "chiếu chèo" và "chèo thuyền" quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa ?
A.đồng nghĩa
B.đồng âm
C.trái nghĩa
D.nhiều nghĩa
Câu hỏi 7:
Những từ : "hổ", "cọp", "hùm" là những từ như thế nào ?
A.nhiều nghĩa
B.từ ghép
C.đồng nghĩa
D.trái nghĩa
Câu hỏi 8:
Trong các nhóm sau, nhóm những từ nào là quan hệ từ ?
A.mà, thì, bằng
B.đi, đứng, ở
C.thì, hoặc, sẽ
D.đã, đang, vẫn
Câu hỏi 9:
Từ "no" trong câu "Những cánh diều no gió." được dùng theo nghĩa nào ?
A.đen
B.chuyển
C.đồng nghĩa
d.đồng âm
Câu hỏi 10:
Câu : “Vì người ta đánh bắt cả những con cá mực còn nhỏ nên số lượng cá mực ở biển ngày càng cạn kiệt.” có sử dụng cặp quan hệ từ nào ?
A.nếu, thì
B.mặc dù, nhưng
C.vì,nên
D.tuy,nhưng
Hai từ "câu" trong câu: "Ông ngồi câu cá, đọc mấy câu thơ." có quan hệ với nhau : Đó là các từ đồng âm.