Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hôm đó, ta rất đói bụng, may mắn thay, ta vớ bẫm được một con bò lớn. Ta lao vào bắt nó, sau một hồi vật lộn, ta lôi con bò ra gần gốc cây rồi vui vẻ đánh chén. Đang ăn thì chợt có một chiếc xương to bị mắc ngang cổ họng khiến ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta cho tay vào cổ họng móc xương ra. Nhưng dường như, ta không thích hợp để làm việc này. Ta loay hoay mãi mà chiếc xương vẫn không ra. Bàn tay ta to quá nên càng móc, chiếc xương lại càng vào sâu. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cho cổ họng ta thêm đau đớn. Ta lãn lộn trên đất khiến cát bụi bay mù mịt, những cành cây xung quanh giập nát. Chốc chốc, ta lại cho tay vào họng móc thử mong là nó sẽ ra, nhưng đều bất lực. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì có một bác tiều từ xa tới. Bác ta bước đi lảo đảo, mặt đỏ gay. Chắc bác ta đang say rượu. Thấy ta móc họng, máu me trào ra, bác tiều liền trèo lên cây, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho." Hiểu ý của bác, ta nằm phục xuống, há to miệng nhìn bác tiều với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, tiến lại gần rồi lấy tay thò vào cổ họng ta, móc ra chiếc xương bò to bằng cánh tay. Ta cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nước. Sau đó, bác tiều bỏ đi và chỉ nói lại một câu: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé.". Sáng hôm sau, ta khoẻ mạnh như thường, và lại tiếp tục đi kiếm mồi. Săn được một con nai to, nhớ lời bác tiều, ta đem đặt nai trước cửa nhà bác. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại mang mồi ngon đến với bác. Mười năm thấm thoắt trôi qua. Rồi một hôm, khi ta mang lợn đến nhà mới hay bác đã qua đời. Hôm sau, từ xa, ta thấy rất nhiều người đứng quanh chiếc quan tài, bên cạnh một hố sâu. Ta chạy lại, đứng trên hai chân sau và gầm thét. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Ta ngồi rất lâu cạnh quan tài, dụi đầu vào nó để tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, ta đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ vào rừng sâu, lòng đầy thương cảm. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều, ta lại đem lợn hoặc dê đặt trước cửa nhà bác.
Giờ đây ta đã già nua ốm yếu lắm rồi. Ta kể lại chuyện này cho các cháu nghe. Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khản, hoạn nạn. Có như vậy, sống ở đời mới giữ được tình cảm lâu bền.
Thật tình cờ trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương em được gặp bà Âu Cơ trong truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên" bà đã kể cho em nghe về nguồn gốc dân tộc Việt Nam hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ kì thú đó
Link:
https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-trong-vai-au-co-hay-ke-lai-cau-chuyen-con-rong-chau-tien.2521/
nhớ bạn
Sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Nguyên Tịnh trong sách giáo khoa ngữ văn lớp tám, tập một thì hẳn trong chúng ta, ai cũng sẽ nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ khi bắt đầu bước chân vào lớp Một, đó là một cảm giác vừa bồi hồi, mong chờ nhưng lại có chút lo lắng, sợ hãi. Chính hình ảnh của nhân vật “tôi” trong văn bản khiến cho chúng ta nhớ về chính mình, theo bước chân “tôi” vào trường học, chúng ta cũng nhớ lại những bước chân rụt rè của mình khi theo sau lưng mẹ, đến một môi trường mới, hoàn toàn xa lạ. Sau khi học xong văn bản này, đã có rất nhiều bạn nói rằng, dù đã trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi, nhưng ngày khai trường vào lớp Một lại là ngày khai trường ấn tượng nhất trong tâm hồn cũng như trong kí ức của những người học sinh.
Sự phát triển của một con người là một quá trình dài, từ lúc thai nghén trong bụng mẹ, đến thuở ấu thơ hồn nhiên, ngây thơ. Và khi đã trải qua thời hồn nhiên ấy chúng ta ai cũng phải trải qua những trải nghiệm đầu đời hoàn toàn mới. Đó là khi chúng ta đặt chân tới trường học, với những đứa trẻ mà nói thì đó chính là một môi trường hoàn toàn mới lạ, chúng chưa hề biết đến, mà có biết thì cũng qua những lời kể của người lớn, của những anh chị đi trước, đây là một môi trường học tập, giáo dục mà ai cũng sẽ đến, cũng trải qua. Đây là thời điểm khá quan trọng đối với mỗi bạn nhỏ, bởi đây là bước ngoặt đầu tiên trên hành trình của cuộc đời, khi đó ngoài vòng tay bảo vệ, yêu thương của cha mẹ, gia đình thì các em sẽ bước vào một “gia đình” mới lớn hơn, ở đây các em vừa được yêu thương, chăm sóc, vừa lĩnh hội, tiếp thu được những tri thức vô cùng hữu ích. Cũng có lẽ đó mà rất nhiều người dù trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi nhưng đối với những người học sinh nói riêng, những người từng trải qua quãng thời học sinh nói chung đều có ấn tượng sâu sắc nhất về ngày tựu trường đầu tiên của mình, đó là khi bước chân vào cánh cửa của lớp Một. Và mỗi khi nhớ lại thì những cảm xúc bồi hồi lo lắng vẫn y chang như ngày đầu tiên đi học. Và tôi cũng vậy, dù trải qua nhiều ngày khai trường nhưng những ấn tượng sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên vẫn đọng lại trong tôi những cảm xúc da diết nhất Ngày khai trường đầu tiên của tôi cách đây nhiều năm nhưng mỗi khi nhìn những em học sinh lần đầu đến lớp, mà đặc biệt là sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh thì tôi như sống dậy với những năm tháng đầy hồn nhiên, ngây thơ ấy. Đó là khi tôi sáu tuổi, và như bao bạn bè cùng trang lứa khác, tôi sẽ bước vào lớp Một. Lúc bấy giờ, trong suy nghĩ đầy non nớt của mình thì trường học là nơi vô cùng thú vị, bởi ở đó tôi có những người bạn mới, sẽ có nhiều niềm vui, nhiều bất ngờ. Bởi chị và mẹ của tôi thường nói về trường học như vậy nên tôi vô cùng hào hứng cho ngày khai trường đầu tiên này.
Lúc bấy giờ tôi vẫn chưa hiểu ngày khai trường là gì, lúc đó tôi có tò mò và hỏi mẹ thì được mẹ đáp lại rằng: “ Con muốn đi học, muốn được đến trường thì phải trải qua lễ khai trường, sau lễ khai trường con sẽ chính thức là cô học sinh nhỏ rồi”. Để chuẩn bị cho ngày khai trường, mẹ đã mua cho tôi một bộ váy áo rất xinh đẹp, đó là một chiếc áo trắng cột tay, một chiếc khăn quàng đỏ và một chiếc váy. Hôm khai trường tôi đã dậy từ rất sớm, vì tôi rất hồi hộp và mong chờ. Sau khi ăn xong bữa sáng, mẹ tôi đã vô cùng tỉ mỉ tết lại hai bím tóc, mặc quần áo và đặc biệt mẹ thắt cho tôi chiếc khăn quàng vào cổ rất đẹp.
Tôi vui mừng và phấn khởi lắm, lúc bấy giờ tôi chỉ mong mẹ đưa mình thật nhanh đến trường, tuy nhiên lúc đến trường thì em lại có những cảm xúc hoàn toàn khác hẳn. Vẫn là những mong chờ, hồi hộp, nhưng cùng với đó tôi lại thoáng những cảm giác lo lắng, sợ hãi. VÌ trước mặt em xuất hiện rất nhiều người, nhiều bạn nhỏ giống tôi, theo bố mẹ đến trường, nhưng cũng rất nhiều anh chị lớn hơn, khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, huyên náo. Tôi sợ hãi nép sát vào lòng mẹ, bàn tay nắm chặt tay mẹ không dám buông vì em sợ chỉ buông ra một chút thôi thì sẽ lạc mất mẹ.
Bước vào cổng trường, không gian trường học hiện ra trước mặt tôi vô cùng lạ lẫm, mà trước đó tôi chưa từng được nhìn thấy, đó là những dãy nhà lớn, trên dãy nhà có treo ảnh Bác Hồ thật lớn, trong hình, Bác thắt lại khăn quàng cho một bạn học sinh. Dưới sân trường thì có rất nhiều người ai nấy đều ăn mặt chỉnh tề khiến em rất căng thẳng. Đến trường chưa được bao lâu thì một giọng nói phát ra từ chiếc loa gần đó, yêu cầu các bậc phụ huynh dẫn các em nhỏ vào tập trung trước sân trường. Mẹ tôi đã dẫn đến vị trí dành cho học sinh lớp một dịu dàng xoa đầu tôi và nói tôi đi vào. Lúc ấy tôi đã sợ hãi đến gần bật khóc, vì tự nhiên phải xa mẹ, ở kia toàn là những người hoàn toàn xa lạ tôi không hề quen biết. Nhưng trước sự an ủi của mẹ tôi đã ngoan ngoãn đứng vào hàng.
Sau khi tập trung thì nhà trường bắt đầu làm lễ khai giảng, sau nhiều tiết mục văn nghệ thì thầy cô đã phân lớp và dẫn học sinh lớp một chúng tôi vào nhận lớp. Mọi việc không quá khó như tôi nghĩ vì cô giáo rất thân thiện, lúc nào cũng mỉm cười với chúng tôi và tôi cũng biết mẹ vẫn ở kia đợi mình nên vô cùng yên tâm đi nhận lớp, làm quen với bạn bè mới. Đó là lần khai giảng đầu tiên và cũng là lần khai giảng đọng lại nhiều kí ức nhất của tôi.
Dàn bài :
1 Mở bài
- Giới thiệu cuộc gặp gỡ kì lạ với nàng Âu Cơ
2 Thân bài
- Giới thiệu cuộc gặp gỡ
- Em đã gặp Âu Cơ trong hoàn cảnh nào ? thời gian nào ?
- Miêu tả cử chỉ điệu bộ vv................
- khung cảnh của cuộc gặp gỡ (con người , thiên nhiên , sinh hoạt , lao động , ...
- Qua lần gặp gỡ ấy em hiểu biết thêm điều gì về con người của Âu Cơ và đất nước thời Hùng Vương thời ban đầu-nguồn gốc tổ tiên cuẩ chính chúng ta
- Điều lí thú và bổ ích qua lần gặp đấy
- Tình cảm và suy nghĩ xủa em về các nhân vật
3 Kết bài
- Giấc mơ như thế nào(lý thú , kì diệu , tuyệt diệu , bổ ích , ... )
Bài mẫu nè:
Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ.
Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình.
Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi.
Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng :
Dạ ! Cháu…cháu…
Cháu đừng sợ !
Dạ ! Thế bà là ai ạ ?
Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ !
A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ.
Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ?
Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi !
Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua.
À ! Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ !
Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ?
Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau.
Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu.
Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !
Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con !
Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.
Nguồn:Linh Nguyễn Quang
Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ.
Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình.
Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi.
Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng :
Dạ ! Cháu…cháu…
Cháu đừng sợ !
Dạ ! Thế bà là ai ạ ?
Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ !
A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ.
Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ?
Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi !
Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua.
À ! Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ !
Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ?
Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau.
Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu.
Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !
Ngọc ! Ngọc ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con !
Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.
Học tốt
Nếu thi xong rồi thì chúc điểm cao nếu chưa thì thì chúc thi tốt
Sau khi bắt ông lão đi ra biển bảo cá vàng cho làm Long Vương, để cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mình, tôi ngồi trên ngai vàng thường thức mọi của ngon vật quý mà kẻ hầu hạ mang đến.
Tôi vừa ngồi nhấm nháp vừa nghĩ đến những ước muốn khi được làm Long Vương ngự trị biển cả. Đầu tiên tôi sẽ trở thành người giàu có nhất thế giới, nắm mọi quyền hành trong tay và ngày ngày sẽ ... Bỗng cả một vầng ánh sáng loé lên chói loà bao trùm mọi vật trong cung điện làm tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Đưa tay lên dụi mắt và từ từ mở ra: "ôi chuyện gì vậy? Kẻ hầu người hạ rồi các quan lại, cung điện của ta đâu rồi?". Trước mắt tôi vẫn là túp lều nát xiêu vẹo cũ, dưới đất, cái máng lợn sứt mẻ nằm chỏng chơ. Còn tôi, trên người là bộ quần áo cũ rách ngày nào. Bao nhiêu áo bào, vương miện, vòng ngọc, nhẫn vàng đâu hết rồi? "Phải chăng đã trở lại cuộc sống ngày xưa?" - Tôi tự hỏi chính mình. Rồi sự hốt hoảng ban đầu cũng qua đi, tôi trở nên giận dữ: "Không hiểu cái lão già ngu ngốc kia làm gì mà ra nông nỗi này đây? Lão về phải trị chọ một trận mới được!". Vừa lúc đã thấy ông lão lò dò về ngơ ngác nhìn quanh. Rồi lão quay sang nhìn tôi đang đứng chống nạnh trước cửa lều. Lão hỏi:
- Mình đấy ư? Sao lại biến thành thế này?
- Tôi đang muốn hỏi ông câu này đây? - Tôi giận giữ quát lên.
Ông lão từ tốn kể lại câu chuyện biển đã nỗi sóng và cá vàng đã lặn mất như thế nào.
Tôi thẫn thờ ngồi phịch xuống khúc gỗ cũ kĩ khóc hu hu như một đứa trẻ:
- Ôi! Thế là trời đã hại ta rồi!
Trong đầu hiện lên loang loáng những cảnh tượng khi còn giàu có. Nào của ngon vật lạ, quần áo đẹp ... Nào quyền hành, địa vị ... Bây giờ thì hết, hết thật rồi. Xung quanh tôi chẳng còn một ai cả. Tôi khóc, tiếng khóc của sự tiếc nuối những gì đã qua và khóc cho sự bất hạnh của mình. Sẽ không còn được làm nữ hoàng hay đệ nhất phu nhân nữa.
Bỗng có một bàn tay ấm áp đặt lên vai tôi và một giọng nói vang lên:
- Thôi bà lão ơi! Đừng khóc nữa. Âu đó cũng là cái số rồi, bà ạ!
Tôi ngẩng lên, ông lão đang ngồi bên cạnh trìu mến nhìn. Tôi nói trong tiếng nấc:
- Thế mà tôi cứ tường ông sẽ bỏ tôi mà đi, vì tôi đã hết sạch của cải, tôi chẳng còn gì nữa cả, trời đã cướp đi tất cả của tôi rồi ông ạ!
- Đừng nói thế, chúng ta sống với nhau không phải vì tiền bạc mà vì tình thương yêu nhau. Bà hãy nhớ lại xem, chúng ta đã có những ngày sống hạnh phúc trong ngôi nhà cũ nát này. Chúng ta có cần gì đâu, chúng ta chỉ cần có nhau để an ủi và động viên lẫn nhau thôi.
Đúng vậy, quả thực là chúng tôi đã sống bên nhau rất hạnh phúc. Tôi ở nhà kéo sợi còn ông lão thì đi đánh cá. Tôi bỗng cảm thấy hối hận quá. Chỉ vì lòng tham mù quáng mà tôi đã đánh mất đi hạnh phúc của chính mình. Bây giờ tôi có thể lí giải được vì sao trước đây sống trong nhung lụa tôi vẫn cảm thấy buồn phiền. Tôi quay sang hỏi ông lão:
- Thế ... ông ... ông có giận tôi không?
- Giận gì cơ? - Ông lão hỏi lai.
- À... à... về cái việc tôi đã đối xử không tốt với ông trong thời gian qua ấy mà? Tôi ngượng ngập khi nhắc lại chuyện cũ.
Ông lão mỉm cười nói:
- Chuyện ấy thì tôi quên rồi. Ai trong đời mà chẳng có lúc sai lầm. Nhưng nếu người đó biết nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa thì đó mới là điều tốt.
- Vâng bây giờ thì tôi hối hận lắm rồi. Ông tha lỗi cho tôi nhé! Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng lại cuộc sống, phải không ông!
Thế là chúng tôi bắt tay ngay vào công việc để xây dựng lại cuộc sống như xưa. Tôi ở nhà kéo sợi còn ông lão đi đánh cá ngoài biển. Chiều chiều chúng tôi lại bên nhau ăn bữa tối trong không khí tràn đầy hạnh phúc.
Và do hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn mà cuộc sống đã khá hơn lên. Chúng tôi không còn bữa nào phải nhịn đói nữa. Nhưng bài học ngày nào vẫn còn in đậm trong tôi. Bây giờ tôi mới cảm nhận được giá trị lớn lao của những kết quả do chính bàn tay lao động của mình làm ra. Và cũng chính sự việc đó giúp tôi hiểu rõ chồng tôi hơn, khiến tôi càng yêu quý và trân trọng ông ấy, một ông lão đánh cá hiền lành, phúc hậu.
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.
Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.
Bạn tham khảo nha! Chúc bn hc tốt
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.
Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.
"Bài học đường đời đầu tiên" em đang học bài thì cơn buồn ngủ ập đến, ko cưỡng lại được em ngủ đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ em đang đứng ở giữa bãi cỏ xanh um, bầu trời trong xanh, thời tiết mát mẻ. Em đang ngạc nhiên trước cảnh vật thì bỗng nghe tiếng khóc thất thanh. Em tự hỏi: "là ai thế nhỉ?".Hình như là ở phía sau đám cỏ, em rẽ lối đi vào thì thấy có 1 chú dế đang quỳ gối trước 1 nấm mộ nho nhỏ. Em lại hỏi han thì nghe chú lời:
-tôi là dế mèn. Em là ai? sao em vào được đây?
Chào anh, em là .......Em ko biết làm thế nào em vào được đây, chỉ biết là em đang học thì buồn ngủ nên ngủ thiếp đi,thì vào được đây.
-Thế à! Mời em vào nhà anh chơi, Chúng ta nói chuyện.
miêu tả ngoại hình dế mèn.
Rồi em và dế mèn vào nhà, em bây giờ mới biết chú dế này là dế mèn trong câu chuyện B H Đ Đ Đ T.Dế mèn mời em ngồi và bắt đầu kể lại cuộc đời của mik.Em nghe xong cũng khuyên dế mèn ko nên buồn rầu quá và bắt đầu đi phiêu lưu đây đó để mở rộng hiểu biết.
Bỗng nghe tiếng gọi, em tỉnh giấc, thì ra là mơ. Em sẽ nhớ mãi cuộc gặp gỡ ấy và kể cho các bạn trong lớp nghe
Phân tích câu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".
Vũ Trinh (1759-1828) đỗ Hương Cống (cử nhân), từng làm quan dưới thời Lê - Trịnh, sau làm quan cho triều Nguyễn. Ông để lại nhiều thơ văn chữ Hán, trong đó có cuốn "Lan trì kiến văn lục". Gọi tắt là "Kiến vân lục" gồm 45truyện ngắn, đó là những truyện truyền kì lưu hành trong dân gian mà ông đã ghi chép lại. Truyện "Con hổ có nghĩa" rút trong cuốn "Lan trì kiến văn lục".
"Con hổ có nghĩa"nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều phu gặp hổ, họ đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí nhân nghĩa thủy chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.
Mẩu chuyện thứ nhất nói về bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe có tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hổ "lao tới cõng bà đi". Bị hổ bắt thì làm sao sống được? Bà đỡ, ban đầu "sợ chết khiếp". Hổ "dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay", hễ gặp bụi rậm, gai góc thì "dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu". Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ổ? Nhưng cái cử chỉ "một chân ôm lấy bà", "một tay rẽ lối" của hổ thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.
Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái "đang lăn lộn cào đất", bà đỡ "run sợ không dám nhúc nhích". Bà sợ lắm vì tưởng hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay cho lời nói. Nó "nhỏ nước mắt", thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất mẫn cảm, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái "như có cái gì động đậy" thế là bà "biết ngay hổ cái sắp đẻ". Thật nhân đức, bà đỡ hòa thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dám "xoa bụng cho hổ". Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiên hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.
Cảnh thứ ba, là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiền bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng "đùa giỡn với con". Nó "quỳ xuống" bên một gốc cây, "lấy tay đào lên một cục bạc" để tặng cho bà đỡ. Nó “đứng dậy đi, quay nhìn bà” để ra hiệu đưa tiễn bà về. Nghe bà đỡ nói; "Xin chúa rừng quay về", nó "cúi đầu vẫy đuôi", rồi “gầm lên một tiếng”. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!
Câu chuyên thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ giúp hổ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc (về nhà cân được hơn mười lạng); nhờ món quà ấy mà gia đình bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện hổ cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kì thú, gợi cảm.
Kể lại câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ.
Ngày xưa ở huyện Lạng Giang có người kiếm củi tên Mỗ. Một hôm, bác ta đang hì hục bổ củi ở sườn núi, bỗng nhìn thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Thấy lạ, bác tiều vác búa đi đến xem thì thấy một con hổ rất to, trán trắng đang cúi đầu đào bới đất. Hổ quằn quại nhảy lên, vật xuống,Thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Hổ nhe nanh, máu me đầm đìa, nhớt dãi trào ra. Tiếng hổ rên nghe thật thảm thiết. Bác tiều nhìn kĩ miệng hổ, thấy một khúc xương dài mắc ngang họng; bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác thầm nghĩ: “Chúa sơn lâm khó mà sống sót...”. Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây cao, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau lắm phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xươtng ra cho...". Nghe tiếng người gọi, hổ nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu ra dáng cầu cứu. Bác tiều phu trèo xuống, đi thẳng đến chỗ hổ nằm. Bác thò tay vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to và dài như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi vẫy đuôi bỏ đi. Bác tiều nhìn theo hổ, nói to: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếnggìlạ thì nhớ nhau nhé!".Sau đó, bác tiều gánh củi ra về.
Một đêm nọ, nghe ngoài cửa có tiếng gầm dài và sắc. Sáng ra, có một con nai to chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa ma hoảng hốt bỏ chạy. Từ xa, thấy con hổ trán trắng dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên thảm thiết, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau năm nào cũng vậy, trước ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn về để ở ngoài cửa nhà bác tiều.
Đề 5. Cảm nhận của em về câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".
Ở đời, có lúc có nơi, ta thấy những kẻ mặt người dạ thú mà ghô tởm. Chuyện con chó, con ngựa chí tình thì hầu như ai cũng thấy. Nhưng truyện "Con hổ có nghĩa" thì thật vồ cùng kì lạ đối với số đông trong chúng ta. Vũ Trinh, nhà văn trung đại đã ghi lại hai mẩu chuyện lạ lưu truyền trong dân gian, đọc lên thật vô cùng xúc động.
Mẩu chuyện thứ nhất nói về chuyện bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Mẩu chuyện thứ hai kể lại sự việc bác tiều phu ở Lạng Giang cứu con hổ thoát nạn, và con hổ đã mang nặng ơn sâu. Câu chuyện xảy ra trong rừng, khi bác tiều phu đang bổ củi. Rất hấp dẫn đầy kịch tính thú vị. Cá ba cảnh đều hay. Nhìn thấy con hổ trán trắng đang mắc nạn "nhảy lên vụt xuống", "mở miệng nhe cái răng, máu me nhớt dãi trào ra"; một khúc xương to "mắc ngang họng", hổ càng móc "khúc xương càngvào sâu".Thương con hổ mắc nạn như thương con người gặp tai ương, vì “đã uống rượu say”mà bác tiều phu dám cả gan cất tiếng gọi hổ: “cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Sự kì lạ ở đây là con hổ cũng nghe được và hiểu được tiếng người. Cử chỉ hổ "nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều" cho thấy hổ nghe được, hiểu được tiếng người. Nó chờ đợi và cầu cứu bác tiều phu.
Cảnh thứ hai ghi lại hình ảnh bác tiều phu cứu hổ thoát nạn. Bác đã "lấy tay thò vào cổ họng hổ lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay". Sau khi hổđược cứu thoát, nó "liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi bỏ đi". Cái "liếm mép" ấy, cái "nhìn" ấy của hổ chứa đầy tình cảm biết ơn. Hành động của bác tiều phu rất dũng cám, dám "lấy tay thò vào cổ họnghổ...".Vì thương con hổ bị nạn, vì tin mình và tin hổ nên bác tiều phu mới dám làm như thế! Tình huống bác tiều phu móc họng hổ lấy khúc xương bò... rất hấp dẫn. Câu nói của bác tiều phu với con hổ thể hiện sự chất phác, chân thật và hồn nhiên: "Nhà ta ở thôn mộ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé". "Miếng lạ"là miếng ngon, "nhớ nhau nhé" vì hoạn nạn có nhau, ngọt bùi có nhau.
Cảnh thứ ba là cảnh đền ơn của con hổ. Nó mang đến nhà bác tiều phu một con nai để làm quà... Mười năm sau, khi bác tiều chết, nó về đưa tiễn "đầu dụi vào quan tài gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi". Đó là cử chỉ thương tiếc đau xót của hổ đối với ân nhân mình. Từ đó về sau, hổ vẫn mang lễ vật - dê rừng, lợn rừng- về giỗ bác. Con hổ đã sống đầy tình người, rất ân nghĩa thủy chung.
Tóm lại, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện rất hay. Tác giả đã lấy chuyện loài vật để nêu lên bài học đạo lí: Ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người. Nhân vật, ngôn ngữ, hành động cử chỉ, chi tiết... đều toát lên ý nghĩa ấy, bài học ấy. Một cách viết rất ngắn, tinh tế, tình huống giàu kịch tính nên câu chuyện kể càng hay, càng hấp dẫn thú vị. Có thể nói, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện ngắn mi-ni trong văn xuôi trung đại vậy!
Bn tham khảo nha !!!!
bn à, bài này ko phải làm như thế đâu nhưng cảm ơn bn đã giúp đỡ