K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2019

Đoạn văn sử dụng phép thế: "nhà thơ" - "ông".

29 tháng 1 2019

Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, là săn mồi

- Tác giả nêu ra hai luận điểm:

   + Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo)

   + Chó sói còn là kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác

   + Con sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non..)

   + Con chó sói được nhân cách hóa như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ

   + Thể hiện được đặc trưng của thể loại ngụ ngôn

- Con sói đáng thương:

   + Trông như tên trộm cướp, khốn khổ bất hạnh, lấm lét, lo lắng, cơ thể gầy giơ xương

   + Chỉ là gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn

Ý nghĩa - Giá trị

    Sau bài học, học sinh:

- Cảm nhận được đặc sắc trong việc xây dựng hình ảnh chó sói và cừu của La Phông-ten.

- Nắm được một trong những đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học: tác phẩm văn học luôn in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

Câu 1: Có những phép liên kết câu và đoạn văn nào? *A. Phép lặp, phép thế, phép nối.B. Phép đồng nghĩ,a trái nghĩa, liên tưởng.C. Phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.D. Phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng, phép điệp.Câu 2: Giữa 2 câu: “Trong khói thuốc lá có chất ô-xít các-bon. Chất này thấm vào máu, bám chặt vào các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ôxi...
Đọc tiếp

Câu 1: Có những phép liên kết câu và đoạn văn nào? *

A. Phép lặp, phép thế, phép nối.

B. Phép đồng nghĩ,a trái nghĩa, liên tưởng.

C. Phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

D. Phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng, phép điệp.

Câu 2: Giữa 2 câu: “Trong khói thuốc lá có chất ô-xít các-bon. Chất này thấm vào máu, bám chặt vào các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ôxi nữa.” có sử dụng phép liên kết nào? *

A. Phép lặp

B. Phép thế

C. Phép nối

D. Không có phép liên kết nào

Câu 3: Theo Video bài giảng, giữa 2 câu “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ” có sử dụng những phép liên kết nào? *

A. Phép nối, phép liên tưởng, phép đồng nghĩa.

B. Phép lặp, phép thế, phếp nối.

C. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Giữa các câu trong đoạn văn cũng như giữa các đoạn văn trong một văn bản phải liên kết với nhau ở những mặt nào? *

A. Nội dung và hình thức

B. Nội dung

C. Hình thức

D. Nội dung, hình thức, các phép liên kết.

Câu 5: “Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng” trước là phép liên kết nào? *

A. Phép lặp

B. Phép thế

C. Phép nối

D. Phép liên tưởng

0
1.Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triể khai khác nhau không lặp lại. 2.Nhà khoa học Buy-Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài...
Đọc tiếp

1.Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triể khai khác nhau không lặp lại.

2.Nhà khoa học Buy-Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói?

3. Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài “Chó sói và cừu non”, nhà thơ La Phông ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

4.Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài thơ cụ thể “Chó sói và cừu non” koong hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ co phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác)

3
11 tháng 2 2019

Câu 1:

Bố cục:

  • Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
  • Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
So sánh các biện pháp lập luận và cách triển khai:
  • Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten.
  • Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.
  • Câu 2: Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chán thực.
  • Ông không nhắc đến "sự thân thương" của loài cừu, cũng không nhắc đến "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.
  • Câu 3: Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó - loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối.
  • Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.
  • Câu 4:Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.
14 tháng 2 2019

Câu 1: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Bài làm:

Bố cục:

  • Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
  • Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
So sánh các biện pháp lập luận và cách triển khai:
  • Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten.
  • Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.

    Câu 2: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

    Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến "sự thân thương" của loài cừu và "nỗi bất hạnh" của loài chó sói?

    Bài làm:
    • Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chán thực.
    • Ông không nhắc đến "sự thân thương" của loài cừu, cũng không nhắc đến "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

      Câu 3: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

      Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói vù cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

      Bài làm:
      • Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó - loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối.
      • Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.

        Câu 4: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

        Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói vù cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

        Bài làm: Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.
" Nếu nhà bác học chỉ thấy con chó sói là một con vật có hại , thì nhà thơ với đầu óc phóng khoáng hơn , lại phát hiện ra những khía cạnh khác . nhà thơ sẽ thấy con chó sói độc ác cũng khổ sở , tuy trộm cướp đấy nhưng thường bị mắc mưa nhiều hơn . Nhà thơ hiểu rẳng những tật xấu chó sói là vụng về , vì chẳng có tài trí gì , nên nó luôn đói meo à vì đói nên nó hóa rồ . Ông để cho Buy-Phông dựng một vở...
Đọc tiếp

" Nếu nhà bác học chỉ thấy con chó sói là một con vật có hại , thì nhà thơ với đầu óc phóng khoáng hơn , lại phát hiện ra những khía cạnh khác . nhà thơ sẽ thấy con chó sói độc ác cũng khổ sở , tuy trộm cướp đấy nhưng thường bị mắc mưa nhiều hơn . Nhà thơ hiểu rẳng những tật xấu chó sói là vụng về , vì chẳng có tài trí gì , nên nó luôn đói meo à vì đói nên nó hóa rồ . Ông để cho Buy-Phông dựng một vở kịch về sự độc ác , còn ông dựng một vở kịch hài về sự ngu ngốc "

a) tìm một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích ? gạch chân dưới từ ngữ có sử dụng biện pháp đó

b) qua đoạn trích tác giả muốn nêu bật điều gì ?

c) để làm nổi bật điều đó tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì ?

>< ai giúp em với ạ !! cần gấp huhu

0
12 tháng 4 2022

Phép liên kết nội dung:

Phép thế: Nho => Nó

Câu 4. Đọc đoạn văn dưới đây và xác định các phép liên kết về mặt hình thức.      Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi.Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh.      Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ...
Đọc tiếp

Câu 4. Đọc đoạn văn dưới đây và xác định các phép liên kết về mặt hình thức.

 

     Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi.

Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh.

      Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cô bé đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo.

      Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể xếp nhanh như vậy, cô bé đáp, “Ô … cha, có một khuôn mặt của một người đàn ông ở phía bên kia của tờ giấy …con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản đồ hoàn chỉnh!”

                                                                     (Hành trang cuộc sống - Quà tặng cuộc sống)

0
Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…rồi trở về thực tại:” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài...
Đọc tiếp

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:

….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…
rồi trở về thực tại:
” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?

3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

1
16 tháng 6 2016

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.

– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga

– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.

2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.

3.

Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.

10 tháng 6 2021

liên kết bằng phép thế.Từ ngữ dùng để liên kết là ông(thế cho ông Hai)

 

10 tháng 6 2021

Phép liên kết : thế

Từ ngữ : Ông thay cho "Ông Hai"