Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.
Đâu sẽ là nơi sưởi ấm tâm hồn của chúng ta - những con người luôn có cảm xúc mạnh mẽ về nhiều điều trong cuộc sống?. Đấy phải chăng là mảnh đất mang tên "tình yêu thương" hay sao.
Sự yêu thương là tình cảm, là cái nôi nuôi dưỡng nên "gia đình", "bạn bè", "tình yêu''. Không ai có thể sống mà thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm với mọi thứ trên con đường cuộc đời. Vậy tình yêu thương là gì?. Cách mà chúng ta giải thích sẽ thể hiện nên kiến thức xã hội, cuộc sống của ta. Và tôi lý giải như thế này: tình yêu thương là sự đại diện cho một trái tim biết yêu quý mọi người xung quanh, biết thương cho sự khổ nhọc của cha mẹ, biết ơn cho công ơn dạy dỗ của thầy cô, biết xót cho sự khó khăn khốn khổ của những con người không may mắn. Nói rõ hơn, khi ta biết thấu hiểu và cảm thông cho lỗi lầm, sai phạm của người khác thì đó cũng là tình yêu thương. Biết thương cha mẹ mới biết hành động giúp đỡ cha mẹ việc nhà, biết ăn uống tiết kiệm, biết học hành chăm ngoan giỏi giang sau này báo hiếu. Biết ơn thầy cô mới biết hành động tặng hoa, quà cảm ơn người lái đò. Biết xót cho sự khó khăn nghèo khổ của người khác thì mới biết giúp đỡ tặng đồ ăn thức uống, vật chất, tình thương cho họ. Từ đây, ta thấy rằng tình yêu thương đã mở ra một thế giới ấm áp, vui vẻ, đầy ắp tình người và hơn hết nó tượng trưng cho nền văn minh của nhân loại - trái tim của con người. Và tất nhiên, người có lòng yêu thương luôn được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Bởi khi bạn đối xử với người khác ra sao thì đó cũng là cách mà họ đối xử với bạn. Không một ai muốn yêu thương một con người vô cảm, lạnh lùng vì thế chúng ta hãy luôn có cho mình một tấm lòng yêu thương bao dung nhân hậu với mọi người. Hơn hết, tình yêu thương trong cuộc sống sẽ đem đến sự hạnh phúc, xây dựng một xã đầy nhân cách sống cao đẹp đáng quý. Như một người nhạc sĩ, chỉ khi có một tấm lòng yêu lấy nghề chân thành thì mới có thể đàn lên khúc nhạc du dương tuyệt mĩ; như một người nghệ sĩ luôn tìm kiếm cái đẹp, chỉ khi thực sự có tấm lòng thương yêu con người và đất nước thì mới có thể chấm phá những con chữ ý nghĩa đi sâu vào lòng người đọc. Khép lại, hãy để bản thân được sống hạnh phúc khi bạn sống có tình yêu thương với mọi người, hãy để cho mọi người được cảm nhận tình yêu thương của bạn và hãy để một xã hội trở nên phát triển hơn nhờ vào cả tài năng, trái tim yêu thương của ta.
☕T.Lam
Tham khảo!
O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men.Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả.Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.
Tình yêu thương là sự cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau,… Trong xã hội còn rất nhiều người cùng khổ, việc chúng ta yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ những người đó sẽ xoa dịu, xoa dịu nỗi đau. nỗi đau của họ thì xã hội cũng sẽ phát triển tươi đẹp hơn, mạnh mẽ hơn. Mỗi người biết chia sẻ và yêu thương người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này trở nên tình cảm hơn, văn minh hơn. Trong cuộc sống, có rất nhiều người chọn cách thể hiện tình yêu của mình bằng cách làm từ thiện. Nhờ các quỹ từ thiện, nhiều trẻ em vùng sâu, vùng xa đã được đến trường, có cơm ăn, áo mặc, được hỗ trợ, động viên, khuyến khích các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường để vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng tin vào điều thực tế, con người ta sống để yêu thương nhiều người ích kỷ, không biết quan tâm đến mọi người xung quanh, không biết chia sẻ với những số phận kém may mắn, nhiều người lợi dụng tình yêu để tạo tiếng tăm cho mình. , bên cạnh đó một số người luôn dựa vào lòng tốt của người khác. Mỗi chúng ta hãy biết phê phán những người có hành động, lối sống sai trái biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm. Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu tử, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin – thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chử Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn – người cha hết mực thương còn. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội. vân minh hơn, thì tình thương càng phải được, đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình.Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.