Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Hình ảnh “mặt trời” được tác giả sử dụng với tư cách là một biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ. Đối với hình ảnh “mặt trời” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Tác giả đem hình tượng so sánh Bác Hồ là mặt trời. Mặt trời là biểu tượng cho ánh sáng vĩnh cửu, sự trường tồn vĩnh hằng của thời gian và là chân lí của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như ánh sáng, như chân lí ấy. Đây là hình ảnh so sánh không gượng ép góp phần nâng cao giá trị hình tượng Bác.
Biện pháp tu từ ẩn dụ có khả năng làm phong phú hình tượng trong văn thơ nói chung và cho thơ nói riêng. Ởđây, ta có thể xét từng trường hợp tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để tìm hiểu khả năng biểu cảm của nó.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
(Viễn Phương - Viếng lăng Bác)
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
(Nguyễn Khoa Điểm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
- Hãy xác định hình ảnh mặt trời trong câu thơ nào được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, đó là biện pháp tu từ gì?
- Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó.
YÊU CẦU
1. Học sinh phải chỉ ra được hình ảnh mặt trời trong các câu thứ hai được sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ. Đó là biện pháp tu từ ẩn dụ.
2. Học sinh cần phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ:
- Tăng khả năng diễn đạt.
- Mở rộng trường liên tưởng, so sánh.
- Tiết kiệm từ ngữ, phù hợp với bản chất của thơ là gợi nhiều hơn tả.
BÀI LÀM
Với hai câu thơ của Viễn Phương trong bài “Viếng lăng Bác”:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Với hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Biện pháp tu từ ẩn dụ có khả năng làm phong phú hình tượng trong văn thơ nói chung và cho thơ nói riêng. Ởđây, ta có thể xét từng trường hợp tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để tìm hiểu khả năng biểu cảm của nó.
a) Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).
b) Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: cũng là hình ảnh mặt trời, nhưng tác giả bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” đã sử dụng với một tác dụng khác. Đối tượng so sánh ở đây là em bé, con của một bà mẹ Tà ôi. Lúc này, mặt trời không là biểu tượng cho chân lí hay một sức mạnh vĩnh cửu mà nó được đem ra làm biểu tượng cho sự sống, cho niềm tin của một người mẹ đối với con. Đồng thời qua đó cũng bộc lộ một tình yêu nóng bỏng - tình mẹ con.
Qua sự phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ từng trường hợp, ta có thể rút ra kết luận: ẩn dụ là một biện pháp tu từ có tính biểu cảm mạnh mẽ, phong phụ. Nó làm đa dạng hóa nhiều hình tượng, hình ảnh qua đôi mắt và trái tim cảm nhận của các nhà thơ, nhà văn.
này bạn, Khúc Thừa Dụ mới đúng cho, ko phải Ngô Quyền hay Đinh Bộ Lĩnh j đâu, với lại, bạn phải ghi rõ thời gian, địa điểm
Ngô Quyền là người xây dựng đất nước còn Đinh Bộ Lĩnh mới là người đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập
Sau đây là bài thơ của mình tự nghĩ ra ko hay thì đừng nói nhá:
Bình minh đã reo vang
Những tia nắng chói chang
Phá tan màn sương trắng
Ánh sáng càng long lanh
Bao quanh cả Trái Đất
Ánh nắng vàng khắp nơi.
-bài 2 nè:
Trường Sa về đêm tối
Bóng đèn điện sáng lòe
Con đường con mình tôi
Đôi mắt nhòe nhìn xuống
Chỉ có một mong muốn
Mọi người đều bình yên.
Rồi một mai thức dậy
Gió se se ùa vào
Khóm cúc vàng gọi bướm
Chợt thấy lòng nao nao…
Mùa thu về rồi sao?
Búi cỏ gà xơ xác
Ao nước trong tận cùng
Lá vàng reo xào xạc…
Đám sen lặn mất đâu
Để chuồn chuồn tìm mãi
Ai đẩy trời lên cao
Mây bay về biển đấy…
Mùa thu vàng ươm bưởi
Mùa thu ngọt ổi vườn
Bước thu đi rất nhẹ
a. Các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta.
- Ngập lụt:
+ Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng khi có mưa bão, lũ lớn do mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ dân cư cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn.
+ Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường.
+ Còn ở Trung Bộ, tại nhiều vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng 9, 10 do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về..
- Lũ quét:
+ Ở miền Bắc nước ta, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI –X, tập trung ở vùng núi phía Bắc, tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu thuộc thượng nguồn sông Đà; Lào Cai, Yên Bái thuộc lưu vực sông Thao; Bắc Cạn, Thái Nguyên thuộc lưu vực sông Cầu, sông Thương và ở các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh.
+ Suốt dải miền Trung, vào các tháng X – XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi từ Hà Tỉnh tới Nam Trung Bộ.
- Hạn hán:
+ Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng.
+ Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn. Thời kỳ khô hạn kéo dài đến 4 – 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ, và vùng thấp Tây Nguyên, 6 – 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
- Các thiên tai khác.
Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cũng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.
b. Một số biện pháp làm giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai:
- Để tránh thiệt hại do bão gây ra, khi đi trên biển các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng tâm bão, trở về đất liền. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão luôn kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.
- Khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long cần tính đến làm công trình thoát lũ và ngăn thủy triều, vì ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng này.
- Để giảm thiểu tác hại do lũ quét gây ra thiệt hại đến tính mạng, tài sản dân cư, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng vùng lũ quét nguy hiểm và quản lý sử dụng đất đai hợp lý. Đồng thời thực thi các biện pháp kỹ thuật thủy lợi, trồng rừng, kỹ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.
- Hằng năm, hạn hán thường xuyên xảy ra vào mùa khô ở nước ta, gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng hoa màu và thiêu hủy hàng ngàn ha rừng , ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng những công trình thủy lợi hợp lý.
P/s: Câu E Ctrl + L chứ không phải Ctl + L bạn nhé!
Và câu J, bạn nhớ là phải viết hoa chữ J nhé!
Mình chỉ trả lời theo kiến thức của mình có gì không đúng mong bạn thông cảm!
a/ Ctrl + E : Enter
b/ Ctrl + C : Copy
c/ Ctrl + B: Định dạng in đậm
d/ Ctrl + Z: hoàn trả tình trạng của văn bản trước khi thực hiện lệnh cuối cùng
e/ Ctrl + L: Canh trái đoạn văn bản đang chọn
g/ Ctrl + R: Canh phải đoạn văn bản đang chọn
h: Ctrl + A: Chọn toàn bộ phần văn bản
o/ Ctrl + O: mở tài liệu
n/ Ctrl + N: tạo mới một tài liệu
y/ Ctrl + S: Lưu tài liệu
u/ Ctrl + U: Định dạng gạch chân
i/ Ctrl + I: Định dạng in nghiêng
j/ Ctrl + J: Canh đều đoạn văn bản đang chọn
- Thức ăn cho chăn nuôi từ 3 nguồn:
+ Thức ăn tự nhiên (đồng cỏ).
+ Sản phẩm ngành trồng trọt và phụ phẩm ngành thủy sản.
+ Thức ăn chế biến công nghiệp.
- Nước ta có diện tích đồng cỏ khá lớn với khoảng 350.000ha. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đồng cỏ tươi tốt quanh năm, sinh trưởng nhanh là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê, cừu,... Những đồng cỏ chủ yếu tập trung trên các cao nguyên ở miền núi trung du phía Bắc, Tây Nguyên. Bắc Trung Bộ, tạo thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn ở các vùng này. Tuy nhiên, đồng cỏ ở nước ta có nhiều loại cỏ tạp, khó cải tạo, hiện nay vẫn chăn thả theo kiểu quảng canh là chính, năng suất thấp.
- Một phần rất lớn thức ăn cho chăn nuôi được lấy từ ngành trồng trọt. Nhờ giải quyết tốt an ninh lương thực cho người, nên đã dành nhiều lương thực, hoa màu cho chăn nuôi, ổn định diện tích đất trồng thức ăn cho gia súc. Trên cơ sở đó, chăn nuôi lợn và gia cầm có điều kiện phát triển mạnh. Hàng năm có khoảng 13-14 nghìn tấn bột cá làm thức ăn cho chăn nuôi.
-Việc chế biến thức ăn gia súc ngày càng phổ biến ở cả đồng bằng và miền núi. Nhờ thế mà chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đã có điều kiện phát triển ngay cả ở hộ gia đình.
- Ngành sản xuất lương thực phát triển đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời cung cấp một lượng lớn phụ phẩm và hoa màu lương thực làm thức ăn cho chăn nuôi.
- Các đồng cỏ được chăm sóc với các giống cỏ cho năng suất cao.
- Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản cung cấp một lượng phụ phẩm lớn là nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn gia súc.
Trong lớp em có hai bạn gái ngồi chung một bàn, đó là Phương Thanh và Hà Thanh. Hai bạn tuy tên giống nhau nhưng tính tình của mỗi người có nhiều nét khác nhau.
Bạn Phương Thanh và Hà Thanh có sức học tập ngang nhau. Cô giáo chủ nhiệm lớp đã chọn bạn Phương Thanh là lớp phó văn thể mĩ, còn bạn Hà Thanh là lớp phó học tập. Bạn Phương Thanh và Hà Thanh đều có mái tóc dài thon thả. Phương Thanh có khuôn mặt trái xoan, da mặt tráng nõn, hồng hào. Đặc biệt là lúm đồng tiền sâu hút, mỗi khi bạn ấy cười. Bạn có đôi môi đỏ thắm luôn he hé để lộ hai hàm răng trắng đều đặn. Đôi mắt lúc nào cũng chớp chớp và dường như trong đôi mắt ấy có một thứ ánh sáng êm đềm làm thanh thản những người đang tiếp xúc với bạn. Hằng ngày, bạn đi học thường mặc quần đen áo trắng trông rất giản dị.
Bạn Hà Thanh có nước da ngăm ngăm, đôi môi chẻ như hình trái tim, luôn khép miệng dường như không bao giờ chúng em thấy bạn ấy cười. Bạn ấy luôn kẹp tóc cao bằng chiếc kẹp trắng trông rất giản dị. Nhưng mớ tóc dày và đen như một áng mun của bạn nhờ thế mà tự nhiên và đẹp hơn. Mái tóc mượt ấy như được chuốt bằng ánh sáng, khi nào cũng có những sợi trắng ánh, loang loáng với chiếc kẹp nhỏ. Tóc bạn Hà Thanh thường thắt bím một bên và thắt bằng sợi ru-ban màu đỏ óng ánh. Hai bạn Thanh luôn đi chung với nhau. Họ thường rượt nhau trên sân trường hoang vắng. Cái bím tóc dày, mượt mà và bông hoa đỏ nắng cứ chấp chới phía trước, còn cài dáng tròn chắc và tiếng cười ré lên từng hồi của Phương Thanh thì đuổi theo sau. Không hiểu trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi ấy, hai lúm đồng tiền duyên ấy sẽ như thế nào nhỉ? Hôm nào trực nhật hai bạn cũng đi học sớm để lau bảng, quét lớp tuỵ một bạn không chung tổ làm trực nhật. Bạn Phương Thanh rất vui vẻ và rất chịu "quậy". Trong lớp cứ rộn rã tiếng vui cười và không khí thân mật nhờ có bạn, Mỗi khi tổ chức văn nghệ nhà trường có tiết mục đánh đàn là bạn không bỏ cuộc. Bạn đã được giải nhất khi chơi đàn Oc-gan. Trái ngược với Phương Thanh, Hà Thanh không thích vui chơi, Có lần chúng em hỏi bạn vì sao không thích cười đùa, bạn chỉ lắc đầu không nói mà bỏ đi. Chúng em chi nghe phớt qua hai tiếng "hổng biết". Bạn suốt ngày ở trong lớp ngồi im lặng, chốc chốc lại lấy truyện Đô-rê-mon ra đọc rồi ngồi như ưu buồn chuyện gì.
Hai bạn rất thân nhau, đi đâu làm gì cũng có nhau
Cô giáo lớp em thương hai bạn ấy hết mức. Hai bạn ấy tuy khác nhau ở tính tình nhưng rất thân vì nhà hai bạn ở sát nhau. Hai bạn luôn giúp đỡ nhau và nhiệt tành với chúng em. Hai bạn học rất giỏi rất xứng đáng là học sinh gương mẫu. Em mong rằng tình bạn giữa chúng em và các bạn ấy luôn bền lâu, và sẽ không bao giờ phai nhòa, khi sau này do những điều kiện riêng, có thể mỗi kẻ đi mỗi nơi.
BÀI LÀM 2
Năm nay em vào lớp sáu. Thế là mình đã lớn thêm một tuổi. Vào buổi học đầu tiên em làm quen với một đôi bạn ngồi bên cạnh. Đó là Lan Hương và Hồng Hoa.
Hai bông hoa quý ấy thật đẹp cũng như tình bạn tốt đẹp của họ. Qua tiếp xúc hằng ngày em mới biết rõ, tính nết của Hoa và Hương hoàn toàn khác nhau. Lan Hương hoạt bát, lanh lẹ, còn Hồng Hoa trầm tĩnh và cẩn thận. Đồng thời tính tình của hai bạn cũng thể hiện nhiều qua sở thích của mỗi người. Trong những giờ ra chơi Hương và Hoa thường ngồi dưới tàn cây me già cùng nhau trò chuyện. Hương luôn đưa ra những thắc mắc: "Vì sao trời xanh?", "Do đâu mà chim biết hót?…" Còn Hoa thì thích thú ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên nào trời xanh mây trắng, nào gió thổi chim reo. coi như đo là không cần phải giải thích mà chỉ cần nhìn, cần lắng nghe thì tự những sự vật ấy sẽ nói hộ bao điều. Hương nhiều lúc cáu gắt với bạn: "Tớ thấy càng nhìn, càng nghe nó lại càng bí hiểm và kì quặc, sao chưa bao giờ nó nói gì cả… Còn cậu thì đã nghe đám mây xanh trắng ấy nói những điều gì?” Hoa lẳng lặng, tủm tỉm cười. Hương cứ gạn hỏi hoài, Hoa đành nói: "Chính mình nghe được chúng trong các bài văn của mình đấy!".
Hương ngẫm nghĩ một chút rồi "ờ" lên như phát hiện ra điều bí mật:
- Mình cũng ngờ ngợ không hiểu sao mà bạn lại giỏi văn đến thế. Hèn chi… Rồi hai bạn nhìn nhau cười.
Tuy thế Hương vẫn cứ nhìn lên trời, mắt chói nắng và nhíu mày lại, còn Hoa thì lại mơ màng nhìn hàng cây xanh thẫm phía xa, bạn lại lắng nghe tiếng rì rào của hàng dương… Vì vậy cũng không có gì khó hiểu khi Hương luôn nhất nhì môn Toán, còn Hoa thì đứng đầu môn Văn. Nhưng không vì lẽ đó mà họ ganh tị lẫn nhau, ngược lại còn biết nhường nhịn giúp đỡ nhau, nên tình bạn luôn bền vững. Hương rất giản dị còn Hoa thì đâu phải ra đó, đàng hoàng, đầy đủ. Ngay đến cách học của họ cũng chẳng giống nhau. Hương học nhanh chóng trong khi Hoa thận trọng từng chi tiết một. Tuy nhiên cả hai đều học một cách hăng say và tập trung tối đa nên bài mau thuộc, bài tập chóng xong. Một bạn tháo vát nhanh nhẹn, một bạn thì cần cù nhẫn nại, hai tính này lúc nào cũng đi đôi với nhau. Do dó trong mọi việc làm, họ đều đạt kết quả toàn diện. Có một hôm trời mưa, đường về trơn trợt nên chẳng may Hương trượt chân té ngã, máu ra rất nhiều. Hoa vội đỡ bạn dậy dìu Hương vào quán bên đường. Rồi mặt mày xanh lét cắt không còn hột máu. Hoa chạy ngay vào lớp lắp bắp báo cho cô với ánh mắt như van xin sự giúp đỡ. Nét mặt lo âu thực sự và giọng nói run rẩy ấy về chuyện xảy ra với Hương đã làm em cảm động về tình bạn của hai người.
Từ khi học lớp một đến hết lớp sáu em chưa gặp một đôi bạn nào thân nhau như thế. Hơn nữa lại là hai người có tính khác nhau. Đối với em thì tình bạn ấy thật cao quý vì nó đã bổ sung cho nhau và nhiều lúc vượt qua những sự khác biệt để cùng tiến tới.
Ẩn dụ: chảy
Mùi hồi chảy qua mặt là một hình ảh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
(1) Khái niệm của văn tự sự:
(2) Thứ tự và ngôi kể có tác dụng như thế nào trong văn kể chuyện?
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi”; có khi kể theo ngôi thứ ba – dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như “người ta kể”.
(3) Nhân vật trong văn tự sự thường được miêu tả qua những phương diện nào?
-Cốt truyện
-Nhân vật
-Tình huống
-Ngôi kể
-Thứ tự
(4) Mụch đích, yêu cầu của văn tả cảnh và tả người? vì sao khi viết văn miêu tả cần phải quan sát lựa chọn?
-Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh.... làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
-
Việc dùng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh, nhân hóa khi viết văn sẽ giúp cho câu văn, bài văn trở nên sinh động hơn, mượt mà hơn, ý tứ hơn và thu hút người đọc, người nghe hơn.
Như vậy, việc giúp các em biết tìm từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp để miêu tả sự vật cụ thể là vừa giúp phát huy tốt năng lực của mỗi học sinh, vừa góp phần cung cấp ý văn, từ ngữ phù hợp cho những học sinh khác.
+ Cùng với việc giới thiệu một số hình ảnh cụ thể cho học sinh quan sát, giáo viên có thể gợi ý cho mỗi học sinh tự chọn chi tiết cụ thể của đối tượng cần miêu tả, rồi tìm những từ ngữ, ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh, nhân hóa mà mình cảm thấy phù hợp, hay có thể sử dụng để miêu tả chi tiết đó của đối tượng.
+ Lớp nhận xét, bình và chọn những từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp.
+ Vận dụng chính những từ ngữ, câu văn, ý văn được lớp đánh giá cao theo ý thích của riêng mình đưa vào bài của mình, tạo ra nét riêng trong chính bài làm của mình.
(1) Khái niệm của văn tự sự:
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. - Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê. Ví dụ : Văn bản Cổng trường mở ra....(2) Thứ tự và ngôi kể có tác dụng như thế nào trong văn kể chuyện?
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi”; có khi kể theo ngôi thứ ba – dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như “người ta kể”.
(3) Nhân vật trong văn tự sự thường được miêu tả qua những phương diện nào?
-Cốt truyện
-Nhân vật
-Tình huống
-Ngôi kể
-Thứ tự
Hình ảnh Mặt Trời trong :
- Câu 1 : là Mặt Trời của thiên nhiên kì vĩ , vĩnh hằng mang lại ánh sáng sự sống cho muôn loài
- Câu 2 : là ẩn dụ về Bác Hồ → Ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ - người tìm ra con đường giải phóng dân tộc , mang lại cuộc sống ấm no , hạnh phúc cho dân tộc
→ Ẩn dụ phẩm chất
thank you bạn rất rất nhiều