2. Đọc đoạn văn sau và trả...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 “Lũy giữa làng cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hoá). Lũy trong cùng tre càng  thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một rải vàng... Tre lũy làng thay lá... Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loài cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!...”

(Theo Lũy làng-Ngô Văn Phú –Ngữ văn 6,tập 2)

a,Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

b,Xét theo mục đích nói,câu “Tre lũy làng thay láthuộc kiểu câu gì?

c,Nêu nội dung chính của đoạn văn.

d,Em có đồng ý với ý nghĩ của tác giả trong câu sau không? Vì sao?

“Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!...”

1

  2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 “Lũy giữa làng cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hoá). Lũy trong cùng tre càng  thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một rải vàng... Tre lũy làng thay lá... Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loài cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!...”

(Theo Lũy làng-Ngô Văn Phú –Ngữ văn 6,tập 2)

a,Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.: Miêu tả

b,Xét theo mục đích nói,câu “Tre lũy làng thay láthuộc kiểu câu đơn

d, Em đồn ý với ý nghĩ của tác giả vì những ngọn tre cũng giống như lòng yêu quê hương, ngây thơ,bền bỉ,gắn liền với quê hương tha thiết, dấu yêu

Trong câu thơ trên có các từ chỉ hình tượng :

- Gầy guộc, mong manh => từ tượng hình gợi tả dáng vóc của người.

- Kham khổ, cần cù => từ tượng hình gợi tả trạng thái của con người.

hk_ tốt

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Tre xanh xanh tự bao giờ?Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanhThân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên lũy nên thành tre ơi?Ở đâu tre cũng xanh tươiCho dù đất sỏi đất vôi bạc màuCó gì đâu, có gì đâuMỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiềuRễ siêng không ngại đất nghèoTre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cùVươn mình trong gió tre đuCây kham...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Câu 1: Câu thơ nào miêu tả cây tre?

Câu 2: Hai câu thơ sau nói lên đặc điểm gì của cây tre?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Câu 3: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Câu 4: Từ hình ảnh của cây tre trong đoạn thơ trên, anh (chị) hãy cho biết tác giả nói về những phẩm chất gì của dân tộc Việt Nam?

Ai lm giúp mik vs mik đang cần gấp í

0
31 tháng 8 2016
  • Bài thơ "Tre Việt Nam" được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
  • Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại "chuyện ngày xưa" trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: 

"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh"

  • Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt: 

"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"

  • Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu... tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam: 

"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu"

  • Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam...
31 tháng 8 2016

"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

   Sau khi đọc xong bài thơ " Tre xanh " cảm nhận ban đầu của em là những lũy tre xanh, tre gắn bó với con người VN từ rất đời nay rồi. Tre gắn bó với người nông dân gắn bó với những đứa trẻ. Tre gắn các đôi trai gái với nhau, tre gắn bó từ lúc thuở bé đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Tre xanh là biểu tượng sức mạnh của dân tộc VN. Đi đâu ta cũng thấy những hàng tre xanh mướt. Nhưng tre ở làng quê bao giờ cũng đẹp nhất, tre phủ bóng sân đình. Tre đẹp lắm, đẹp đến mức người nào đến thăm VN cũng phải đến những làng quê với cánh đồng lúa chín với cây đa có tự lâu đời. Truyện  Thánh Gióng ai cũng đã nghe qua tre cùng dân đánh giặc cùng dân giữ nước. Tre xanh của Nguyễn Du là một tác phẩm hay và mang một ý nghĩa sâu sắc. 

Tre còn là biểu tượng những đức tính tốt của người Việt. Nét đẹp người con gái nông thôn ngồi bên những lũy tre xanh, em thấy hình ảnh đó là một vẻ đẹp tự nhiên của người VN. Tre chỉ đẹp khi ở bên cạnh người VN

 Trẻ với em là người bạn gắn bó từ thuở bé. Trẻ chơi với em, em cùng em tới trường. Em yêu lũy tre trường em, nó đẹp và mang những ý nghĩa đẹp đẽ của người VN.  

21 tháng 12 2020

PTBĐ là MT+BC 

10 tháng 7 2019

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên.
Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét.
Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.
b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên .
Giới thiệu khái quát về đoạn thơ: giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ, giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Tre Việt Nam
Cảm nhận về khổ thơ:
Nằm trong mạch thơ được viết theo thể thơ lục bát, rất gần gũi, giản dị, đời thường; ngôn ngữ thơ cũng rất mộc mạc, giản dị.
Đoạn thơ trước hết vẽ lên trước mắt ta một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, màu xanh của tre hòa quyện cùng màu xanh của bầu trời - một cảnh sắc yên bình, êm ả thân thuộc nơi làng quê Việt Nam.
Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý:
→ Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù
"Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù"
→ Tinh thần lạc quan, yêu đời
"Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành"
→ Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang
"Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm"
Cây tre đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người Việt Nam.

Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng đế làm gì?a) Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Như tre mọc...
Đọc tiếp

Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng đế làm gì?

a) Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất!

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

c) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng chúng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

1
30 tháng 8 2018

Tác dụng của dấu hai chấm:

a, Dấu hai chấm dùng để dẫn lời nói nhân vật, lời đối thoại

b, Dấu hai chấm trích dẫn lời nói trực tiếp

c, Dấu hai chấm ở đây để giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.

15 tháng 12 2018

Sở dĩ tác giả sắp xếp trật tự từ theo trình tự xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là vì:

    - Phản ánh những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam theo đúng với trình tự đã được tác giả viết trong văn bản của mình.

    - Đi từ phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy vào phẩm chất bên trong tiềm tàng.

Xác định câu ghép trong các đoạn văn saua.Mùa xuân, lá bàng mới nảy nở trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua khiến những chiếc lá mang màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu xanh lục là mùa thu đến. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá rụng, nó lại mang vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy tôi có thể nhìn cả ngày mà...
Đọc tiếp

Xác định câu ghép trong các đoạn văn sau

a.Mùa xuân, lá bàng mới nảy nở trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua khiến những chiếc lá mang màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu xanh lục là mùa thu đến. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá rụng, nó lại mang vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy tôi có thể nhìn cả ngày mà không thấy chán.

b.Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. ( “ Trong lòng mẹ” - Nguyên Hồng)

c. Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. ( “ Tức nước vỡ bờ”- Ngô Tất Tố)

d.Nếu hồ Hoàn Kiếm là một đoạn dòng cũ của sông Hồng sau khi sông chuyển dòng để lại thì tới nay hồ đã có vài nghìn tuổi. Nhưng cái tên sông Hồng thì mới có từ năm thế kỉ nay.

e. Giáo dục không chỉ quan trọng trong sự điều chỉnh sự gia tăng dân số mà nó còn mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lý. Bởi vậy mỗi quốc gia đều phải có những chính sách giáo dục hợp lý và đúng đắn.

0