K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2017

giúp mik vs mik đag cần gấp

20 tháng 4 2017

Cộng hòa . . . ( Ở giữa )
Ngày ... tháng ...năm ...( Bên phải )
BÁO CÁO ..... ( ở giữa , chữ cỡ 15 in )
Kính gửi : Gvcn...
Em tên là :. . . .
Là học sinh lớp ....
Kính thưa cô kính mến :
Thưa cô ,qua quá trình học tập năm học lớp 6 năm học 20017-2018 tại trường .......
Em xin trình bày việc học của em như sau :

Trong năm học vừa qua, nhờ sự dạy bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo, em đã đạt được một số thành tích trong học tập và rèn luyện. Cụ thể như sau :
-
-
-
-
Trên đây là một số kết quả em đã đạt được trong năm học vừa qua. Em xin hứa sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa để đạt được thêm nhiều kết quả cao hơn
ngày tháng năm 201
Kí tên
------------------
Tùy loại báo cáo để nộp hay để đọc mà viết khác nhau
Nói thế thôi chứ tớ dốt khoản này lắm. Tự chém thêm vào rồi cô sửa cho. Căn bản tớ học dốt nên chẳng bao giờ phải báo cáo cả => chả biết viết

10 tháng 5 2017

Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, tác giả Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" trước sinh mạng của người dân và bày tỏ niềm cảm thương của mình trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền đưa đến. Hai bức tranh đời tương phản, trái ngược ấy đậm đà chất hiện thực và thấm đẫm cảm hứng nhân đạo, nhân văn.

25 tháng 9 2017

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".

Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi người mà có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của kẻ lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.

Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,... Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.

Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người chăm chỉ đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:

"Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù, nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.

Ngoài lời dạy từ ca dao tục ngữ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu. Tấm gương ấy không đâu xa lạ đó chính là Bác Hồ - người cha của dân tộc. Đất nước ta được hoà bình tự do như ngày nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, cần cù và chịu khó của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống; làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở châu Âu và phải đi ngủ với một viên gạch nung nóng... Bao nhiêu vất vả cực nhọc Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến rất nhiều các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng, sự kiên nhẫn, chịu khó của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than: con đường cách mạng vô sản.

Một tấm gương nữa rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không nản lòng, vẫn cần cù chịu khó và anh đã thành công. Bây giờ anh trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng.

Trong lao động, nhà bác học Lương Đình Của là một tấm gương hùng hồn để chứng minh "trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng". Để lai tạo ra một giống lúa có năng suất cao, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ đất, ông đã ra ruộng lội bì bõm, nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn, bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời.

Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ... ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta không lười biếng mà chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần cù của người học sinh.

Những câu chuyện ngụ ngôn Há miệng chờ sung hay Ôm cây đợi thỏ chính là kết cục của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết của cuộc đời, không để lại một dư âm hay một tiếng nói. Nghèo đói và trộm cắp là hệ quả tất yếu của kẻ lười biếng, "sống nhàn rỗi quá còn mệt hơn là làm việc". Chính vì vậy ta hãy sống và làm việc hết mình để đạt được mục đích trong cuộc đời. Để đạt được những thành công đích thực, là học sinh, mỗi chúng ta luôn phải phấn đấu, không ngừng học hỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội, cho đất nước.

Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng" của nhà văn Lỗ Tấn là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công. Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành để vào đời.

Trích: Loigiaihay.com

25 tháng 9 2017

Câu nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” là một ý kiến vô cùng đúng đắn và xác đáng. Chìa khóa của cánh cửa thành công chỉ nằm trong tay những con người chăm chỉ, miệt mài, coi sáng tạo là yếu tố quan trọng của cuộc sống. Thật đáng tiếc là ngày nay, không phải ai cũng ý thức đầy đủ được điều này. Bên cạnh những con người chăm chỉ, luôn không ngừng học tập và làm việc thì lại có những con người ý lại, biếng lười. Căn bệnh lười biếng, chây ỳ này đã trở thành căn bệnh của biết bao người. Điều đáng buồn, trong số đó, giới trẻ lại chiếm một phần không nhỏ. Họ suốt ngày chỉ ăn chơi, chạy đua theo những thứ giá trị ảo mà quên mất sự thể hiện giá trị thật của bản thân mình. Thật đáng chê trách cho những con người làm mất niềm tin mà xã hội đã đặt vào.

Dẫu biết rằng, chăm chỉ sẽ là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa thành công nhưng bên cạnh đó, bạn cũng phải luôn luôn sáng tạo, có lòng quyết tâm, ý chí và nghị lực. Nếu chỉ chăm chỉ, siêng năng mà dập khuôn máy móc cũng khó có thể chạm tay đến cánh cửa thành công được. Vì vậy, chúng ta cần phải năng động, sáng tạo đặc biệt là phải sáng tạo một cách có trách nhiệm. “Không ngừng tìm tòi, sáng tạo để hoàn thiện bởi mọi đích đến đều có lối đi của riêng mình”. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải luôn thắp lên cho mình một ngọn lửa ý chí và nghị lực để có thể giúp ta vượt qua khó khăn, biết đứng dậy sau vấp ngã. Việc rèn luyện cho mình các kĩ năng sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể chăm chỉ, siêng năng? Đầu tiên chúng ta cần có lòng tự trọng. Khi tự trọng về danh dự của bản thân, chúng ta sẽ có thể đặt ra mục tiêu, từ đó phấn đấu, cố gắng. Tự trọng và trách nhiệm là thứ động cơ để giúp chúng ta thoát khỏi căn bệnh lười biếng. Tiếp đó, việc đặt ra cho mình một kế hoạch làm việc cụ thể, cố gắng bám sát kế hoạch và hoàn thành trọn vẹn mục tiêu đã đặt ra. Như vậy, mỗi chúng ta đều có thể tự chữa khỏi căn bệnh lười biếng này cho mình được.

Tôi từng rất tâm đắc với câu nói của nhà bác học Albert Einstein: “Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối”. Chúng ta đều có thể thấy rằng, không ai đạt được thành công mà lại không phải trải qua sự rèn luyện khó khăn, vất vả. Để có được một tác phẩm hội họa được cả thế giới chiêm ngưỡng thì người họa sĩ cũng phải chăm chỉ, miệt mài, cố gắng. Để có được một giọng hát hay được nhiều người mến mộ người ca sĩ cùng phải ngày đêm cần cù, rèn luyện. Tất cả đều nhờ vào sự chăm chỉ, siêng năng thì họ mới có thể thành công. Vậy nên “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, gặp bài toán khó không suy nghĩ sao biết mình làm được hay không. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện bản thân mình, chăm chỉ, miệt mài ắt sẽ thành tài, thành giỏi.


19 tháng 8 2017

Màng nhện cùng với những cuộn giấy dán tường còn dư quấn đầy vào mặt khi tôi tiến sâu vào trong cái nhà kho cũ kỹ. Tôi gạt mọi thứ này ra, cương quyết tiến tới cuối kho để soạn lại mớ hộp đựng giấy tờ hồ sơ của những năm tháng đi dạy học của tôi. Chúng tôi sắp dọn ra nhà mới và cái nhà kho này là cứ điểm cuối cùng. Tôi dang tay vào góc phòng để lôi ra về phía ánh sáng một cái hộp cũ như hơi bị phình ra.

Tôi mở nắp hộp và luồn tay vào bên trong. Thay vì cảm nhận mớ giấy tờ hay hồ sơ như mong đợi, tôi cảm nhận một cái cặp da mềm mà tôi dùng để đựng sách trong suốt 15 năm đi dạy học. Tôi lôi cái cặp ra và sờ vào những cạnh cặp đã bị sờn. Tôi mỉm cười nhớ lại tôi đã ra sức lục soát khắp nơi, kiếm mua cho được một chiếc cặp da thật hoàn hảo để bắt đầu cho sự nghiệp đi dạy học của tôi. Cuối cùng, chỉ trước vài ngày trường khai giảng, tôi đi tản bộ vào một cửa hàng túi xách da và trên kệ có chưng bày một cái cặp da hoàn hảo như là để dành cho tôi vậy. Tôi đeo thử vào và ngắm nghía trước gương, và rất đỗi ngạc nhiên trước những gì mình đang thấy: Cái cặp da hoàn hảo này giống hệt như cái cặp da ba tôi làm cho tôi khi còn bé – cái cặp da mà tôi lấy làm mắc cỡ trong mấy năm trời thời thơ ấu... Không suy nghĩ hơn nữa, tôi mua liền cái cặp da này.

Tự nhiên tôi quên bẵng đi cái chuyện dọn dẹp nhà kho, những suy nghĩ của tôi chợt quay trở về tuần lễ đầu tiên của lớp tư bậc tiểu học. Tôi đang đi từ trường đến cửa tiệm sửa giầy của ba tôi. Khi đi ngang qua cửa sổ của tiệm Woolworth, các đồ dùng học sinh trưng bày trong cửa kính đang quảng cáo nhân mùa tựu trường, khiến tôi bị lôi cuốn vào như có nam châm. Những tờ giấy màu được cắt hình lá, dán khắp trên cửa sổ trưng bày. Nhưng điều thu hút tôi nhất là chiếc cặp màu đỏ được trưng bày trang trọng ngay chính giữa cửa sổ. Cái quai cầm cặp bằng nhựa đỏ bóng loáng, lấp lánh rực rỡ trong ánh chiều tà. Phía trước chiếc cặp có đính một chiếc túi nhỏ đựng bút chì, được đóng lại với một cái zipper có đính miếng kéo màu vàng. Tôi dán dính mặt mình vào cửa kiếng để nhìn cho rõ hai cái dây khóa cặp, cũng làm bằng nhựa đỏ bóng loáng như cái tay cầm cặp, được đặt thật đúng chỗ trên cái nắp cặp. Giá mà tôi đựng sách vở trong cái cặp này, tôi sẽ giống như Mỹ Huyền và những bạn gái khác ở trong lớp. Nhưng tôi cũng biết, mua cái cặp này là chuyện không tưởng. Ba tôi không đời nào chấp thuận.

Tôi trút bỏ cái quai của chiếc cặp màu nâu từ trên vai rồi thả nó xuống đất trước mặt tôi. Da chiếc cặp không chiếu sáng trong ánh nắng, và cái đồ khóa cặp bằng đồng thau thì cũng u tối và chẳng phản chiếu tí nào. Đó, chiếc cặp nằm trước mặt tôi như một con bò già xấu xí, là vật cản trở thầm lặng giữa tôi và chiếc cặp màu đỏ xinh đẹp trong cửa hiệu. Tôi còn nhớ cái ngày ba tôi cho tôi cái cặp này.

“Vô bên trong này với ba đi Trân”, ông nói “Xem ba có làm cái này cho con nè”.

Giọng nói của ba tôi đầy tự hào khi ông chỉ cho tôi một miếng da thuộc thật tốt ông mua để làm chiếc cặp này cho tôi. Khi ông chỉ cho tôi những đường chỉ thật cẩn thận và chắc chắn để giữ chặt cái đồ khóa cặp bằng đồng thau, tôi chỉ thấy đó là những sợi dây màu nâu xâu qua một món đồ xấu xí. Khi ông khoe về cái thiết kế thật đặc biệt mà ông đã khâu lên cái dây quàng vai của chiếc cặp, tôi chẳng thấy gì nhưng chỉ biết là cái dây này cho đến muôn đời cũng không đứt nổi. Khi ông trở cái đáy cặp lên để chỉ cho tôi những cái “chân đế” bằng đồng ông đã gắn vào, mọi sự đối với tôi chẳng qua là một thứ đồ thô thiển làm bằng tay ở nhà và điều này làm cho cái cặp của tôi thật kỳ cục so với đám bạn gái cùng lớp.

“Không có đứa nào trong lớp con có chiếc cặp giống như cái này” ba tôi nói khi trao cho tôi cái cặp và vỗ trên cái đầu cắt tóc chấm ngang vai của tôi.

Và tôi biết điều ba tôi nói là đúng sự thật.

Tôi cần cái cặp màu đỏ. Đứng ngay trước cửa hiệu Woolworth, tôi nhắm mắt cầu nguyện “Chúa ơi, xin cho con cái cặp mà con cần. Cảm ơn Chúa”.

Dầu cố gắng mọi cách, tôi không biết làm sao mở lời với ba tôi rằng tôi không muốn chiếc cặp ba tôi làm cho tôi. Hơn nữa, chiếc cặp màu đỏ giá tới 250 đô la. Tôi biết là ba tôi không có đủ tiền.

Tôi mở cửa vào cửa hiệu sửa giầy của ba tôi và trút chiếc cặp nâu xuống sàn. Tôi hôn và ôm lấy ông. “Hôm nay ở trường ra sao nè?” ông hỏi trong lúc với tay tắt chiếc máy tiện để chúng tôi có thể nói chuyện. Tôi kể cho ba tôi về bài thi đánh vần và cuộc thí nghiệm trong lớp. Ông chăm chú lắng nghe rồi trao cho tôi chiếc bánh táo. Tôi nuốt miếng bánh với ly nước gừng rồi phụ ông bỏ vào thùng và dán nhãn một mớ giầy đã sẵn sàng cho thân chủ tới lấy.

Sáng hôm sau khi tôi thức giấc để đi học, tôi biết trong mọi ngày, ngày hôm nay tôi không thể mang chiếc cặp màu nâu đến trường được. Mỹ Huyền đã mời đám con gái của lớp tư đến nhà để ăn bánh nhẹ với nhau vào buổi chiều sau giờ tan trường. Không phải là lần đầu tiên chúng tôi ăn nhẹ với nhau vào buổi chiều, nhưng vì tôi chưa bao giờ tới nhà Mỹ Huyền. Bạn này rất được mọi người nể nang trong lớp và có đủ mọi thứ trên đời mà người khác mơ ước. Mỹ Huyền có mái tóc óng ánh được cắt theo đúng thời trang tại tiệm uốn tóc nổi tiếng trong vùng và sống trong một căn nhà sang trọng. Ba của Mỹ Huyền làm việc cho một đại công ty và ông này làm việc trong văn phòng. Mỹ Huyền cũng có chiếc cặp đỏ xinh đẹp cộng với cái bao đựng bút chì cũng thật xứng hợp với cái cặp đỏ, mua tại cửa hiệu Woolwotrh.

Cuối cùng thì cái ngày dài nhất ở trường cũng đã chấm dứt và tám đứa con gái chúng tôi đã sẵn sàng để đến nhà Mỹ Huyền. Tôi đã không thất vọng. Nhà của bạn ấy đẹp hơn cả trong trí tưởng tượng của tôi. Tiền sảnh được trang hoàng với hoa tươi và những bộ đèn bằng thủy tinh thật xinh đẹp. Tấm thảm xanh da trời trải rộng trong phòng chơi và những tấm màn thật xứng treo trên khung cửa sổ thật rộng. Cái phòng ăn thì thật là vui mắt. Bàn ăn có trải khăn thêu, với những tách trà bằng sứ có vẽ hình những nụ hồng đỏ thật tinh xảo. Tôi choáng ngợp như có cảm tưởng mình đang thăm một công chúa của triều đình.

Mẹ của Mỹ Huyền đang pha trà vào một ấm trà bằng bạc. Mọi người đều sẵn sàng để ăn bánh với nhau thì cánh cửa trước mở và ba Mỹ Huyền bước vào.

“Chào ba!” Mỹ Huyền chạy tới với cánh tay giang rộng để mừng ông. Không nhìn đến Mỹ Huyền, ông hờ hững vỗ trên đầu bạn “Đừng làm nhăn bộ áo quần của ba” ông nói trong khi lùi lại một bước.

“Ơ.. ơ..xin lỗi ba” Mỹ Huyền nói “Con giới thiệu ba các bạn con”

“Ba không có thì giờ” ông nói, rồi đưa tay mở cặp táp lôi ra một mớ giấy tờ.

“Diễm” ông quay sang gằn giọng với mẹ của Mỹ Huyền “Chuyện gì đang xảy ra vậy?” Ý ông nói về chúng tôi.

“Bộ em cho cả thành phố này ăn hả?”

“Anh Sang!”, bà năn nỉ rồi quay qua chúng tôi “Cô xin lỗi mấy cháu” rồi vội vã rời phòng ăn để đi vào nhà bếp cùng với ông Sang.

Căn phòng ăn xinh đẹp giờ đây vang lên lời qua tiếng lại của ba mẹ Mỹ Huyền.

“Em biết anh muốn yên lặng khi anh về đến nhà?”

“Em biết nhưng em nghĩ lâu lâu thì anh cũng chịu khó một chút” bà nói với giọng xin lỗi.

“Mình đã thỏa thuận rồi là mua cái nhà này là quan trọng. Làm sao anh có thể trả nợ nhà được nếu anh về mà không yên ổn cho anh nghỉ ngơi. Anh muốn tụi nhóc kia cút đi ngay”

Những lời sau đó của mẹ Mỹ Huyền như nghẹn ngào. Rồi sau đó, tiếng cửa nhà bếp đóng sầm lại và những bước chân nặng nề đi lên thang lầu.

Mẹ Mỹ Huyền trở vào phòng ăn. “Cô xin lỗi các cháu” bà nói mà không nhìn chúng tôi. “Thôi các cháu ăn bánh đi, rồi vào phòng Mỹ Huyền chơi, đợi ba mẹ các cháu tới rước về”.

Chúng tôi ăn bánh và uống trà với nhau trong im lặng rồi sau đó kéo nhau vào phòng Mỹ Huyền. Tôi lặng nhìn những đường viền trang trí từ cái trướng trên đầu giường cho đến cái màn trong phòng tắm riêng biệt của Mỹ Huyền. Trong phòng cũng có TV, radio và cái máy hát tối tân. Trong đời tôi chưa bao giờ tôi thấy một cái phòng như thế này. Thật là tuyệt hảo.

Tôi chợt nghĩ đến cái phòng của tôi với bức tường màu hồng, sơn bằng loại sơn mua lúc giảm giá, quá chói sáng nên không thể cho là đẹp được. Sàn phòng cũ kỹ vì có nhiều vết trầy và bàn ghế là loại thừa để lại. Giờ đây, trong phòng của Mỹ Huyền, tôi ngắm nghía từng chi tiết, mà cách đó vài phút, tôi nghĩ rằng tôi sẽ đánh đổi mọi sự để được những thứ này. Trong giây phút đó, tự nhiên những đồ vật sang trọng này cho tôi có cảm giác trống rỗng và sợ hãi.

Tâm trí tôi quay trở về buổi chiều tan trường hôm nọ. Tôi xoa chiếc má vì tấm tạp dề nham nhám cạ vào mặt tôi khi ba tôi ôm tôi. Tôi nhớ cái mùi bánh táo ông mua cho tôi mỗi chiều. Mặc dù có cả một đống giày cao để sửa, ông luôn dừng tay để lắng nghe tôi như thể tôi là người quan trọng nhất trong đời. Ông nhìn vào mắt tôi và lắng nghe tôi về chuyện trong ngày, trong lớp cùng bạn bè của tôi...

Chiếc cặp đỏ của Mỹ Huyền nằm trên chiếc bàn trắng. Tôi lần tay qua cái quai cầm cặp. Có một vài chỗ trầy trên miếng nhựa đỏ chỗ quai cầm. Cái đinh rivet để gắn dây đeo vai vào cặp bị long ra vì sức nặng của những quyển sách. Tới gần, chiếc cặp của Mỹ Huyền, cũng như cuộc đời của bạn ấy, không phải là được trọn vẹn.

Tự nhiên, tôi thèm được về nhà. Tôi muốn chạy về nhà để cầm lại chiếc cặp nâu. Tôi thèm ngồi trong bàn ăn nhà bếp, ăn miếng bánh mì ba tôi tự nhồi bột và ai nấy đều vui vẻ mỉm cười dùng bữa vớI nhau. Tôi chờ đợi từng phút cho đến khi ba tôi đến rước về.

Và như thế, đã bao năm trôi qua, giờ đây tôi đang ngồi mân mê chiếc cặp da nâu cũ trong căn nhà kho của tôi. Những giọt nước mắt lăn dài trên má, rơi xuống chiếc cặp bám đầy bụi. Lần đầu tiên trong đời, tôi nhận ra Chúa đã cho tôi một câu trả lời thật trọn vẹn cho lời cầu nguyện của tôi trước cửa hiệu Woolworth ngày nào. Tôi không bao giờ có được chiếc cặp màu đỏ, nhưng Ngài đã cho tôi những gì tôi cần – và hơn thế nữa. Món quà Ngài cho tôi là tôi đã nhận ra tình yêu không đến trong những tách trà bằng sứ có vẽ những nụ hồng đỏ, hay tình yêu không rót ra từ những ấm trà bằng bạc – cũng không phải cái cặp màu đỏ. Đôi khi tình yêu đến trong những căn nhà tầm thường, chỉ đủ ăn mỗi ngày, bánh tráng miệng là món bánh táo thật giản dị và cặp đi học là cái bị da màu nâu, được khâu bằng tay với cả tình yêu đong đầy. Ngày hôm đó, tôi khám phá ra rằng tình yêu ba tôi dành cho tôi thật vững chải và chân thật giống như miếng da thuộc ông dùng làm chiếc cặp cho tôi.

“À, mà tại sao mình không bao giờ nói cho ba biết về điều này nhỉ?”

Tôi bỏ cái cặp vào lại trong hộp và nhắc điện thoại lên. Tôi muốn nói với ba tôi là tôi yêu ông biết là dường bao cũng như trân quý tình yêu và mọi thứ ông đã làm cho tôi. Nhưng đó không phải là cách của ba tôi hay của tôi. Thay vào đó, tôi muốn bày tỏ tình yêu của tôi theo cách thức mà ba tôi đã bày tỏ đối với tôi.

“Ba ơi” tôi nói khi kéo những dụng cụ làm bánh từ trên đầu tủ xuống “Tối nay ba ghé con. Ba con mình ăn bánh với nhau nhe”. Bánh tôi làm không bao giờ hoàn hảo như bánh bày bán trong các cửa hiệu, nhưng cũng giống như cái cặp đi học của tôi, nó được làm bằng tay với tình yêu đong đầy. Và tôi biết ba tôi chắc cũng hiểu ý tôi.

19 tháng 8 2017


Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.

Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống. Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức, kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.

Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.

27 tháng 9 2017

Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt (1) tình cảm, cảm xúc và sự đánh giá của con người đối với (2) thế giới xung quanh và khêu gợi (3) nơi người đọc. Tình cảm trong văn bản biểu cảm thường là những tình cảm (4) đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn ( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, căm ghét những thói tầm thường, độc ác.. )

20 tháng 9 2018

(1) tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá

(2) thế giới xung quanh

(3) lòng đồng cảm

(4) đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác,...)

CÔ MK DẠY ĐÓok

11 tháng 7 2017

Khi mùa hè đến , cũng là lúc chúng em được nghỉ ngơi sau 1 năm học tập đầy vất vả . Khắp phố phường đều có tiếng ve kêu . Trên các ngoẻo đường , chúng ta đều cảm thấy được cơn gió của mùa hè . Cơn gió mang theo không khí ấm áp và mát mẻ làm cho chúng ta thấy vui . Cơn gió như là người bạn đồng hành cùng với chúng ta ở bất cứ nơi đâu . Em rất yêu mùa hè và những cơn gió mát mẻ

11 tháng 7 2017

cảm ơn về câu trả lời của bạn. Thank you!!!vuithanghoayeu

15 tháng 3 2017

Bạn có thể tham khảo đề của trường mình như sau:

(thời gian làm bài 60 phút)

Câu 1 2đ .Cho đoạn văn:

''Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quí báu của ta.Từ xưa đến nay,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ,thì tinh thần ấy lại sôi nổi ,nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm ,khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.''

a,Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào?Tác giả là ai?

b,Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên?

Câu 2 8đ.Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:

''Ăn quả nhớ kẻ trông cây''

Bằng thực tế những nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam ,em hãy chứng minh.

Chúc bạn học tốt nhé!haha

15 tháng 3 2017

Đây là của trường mình :

Câu 1 :

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Một mặt người bằng mười mặt của

- Thương người như thể thương thân

- Đói cho sạch , rách cho thơm

a, Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào ?

b, Các câu tục ngữ trên sử dụng biên pháp tu từ gì ?

Câu 2 :

Em hãy nêu ý nghĩa văn chương thông qua bài " Ý nghĩa văn chương" bằng 5-7 câu trong đó có sử dụng câu đặc biệt . Chỉ rõ câu đặc biệt đó .

Câu 3 :

Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :

" Có công mài sắt , có ngày nên kim"

9 tháng 4 2017

mình cũng cần nữa

9 tháng 4 2017

Nêu cảm nghĩ của bạn về hình ảnh người bà trong bài "Tiếng gà trưa" .(câu 1)

Cảm nghĩ của em về bài thơ "Bạn đến chi nhà" của Nguyễn Khuyến.(Câu 2)

Câu 1 : 8 điểm

Câu 2:12 điểm

Like nhé

- ôi sáng xuân nay,xuân 41

trắng rừng biên giới nở hoa mơ

bác về....im lặng,con chim hót

thánh thót bờ lau,vui ngẩn ngơ.

-non xa xa nước xa xa

nào phải thênh thang nới gọi là

đây suối Lê-nin,đây suối Mác

hai tay gây dựng 1 sơn hà

7 tháng 11 2017

Cảnh khuya:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Rằm tháng riêng:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Hok tốt!

26 tháng 9 2017

bn hỏi hay thách v

26 tháng 9 2017

Là sao