K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giúp với ạ
Câu 31:
 Hành động nào dưới đây là vì con người?

A. Sản xuất hàng hóa kém chất lượng.

B. Sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

C. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

D. Chôn lấp rác thải y tế bừa bải.

Câu 32: Con người là chủ thể của lịch sử, em sẽ làm gì để đạt được ước mơ, phát triển bản thân trong tương lai?

A. Liên tục cầu nguyện, hi vọng gặp được nhiều may mắn.

B. Chăm chỉ học tập và rèn luyện, tích lũy kiến thức, hoàn thiện bản thân.

C. Chờ đợi xã hội thay đổi trong tương lai.

D. Thành công là do số phận quyết định, không thể thay đổi được.

Câu 33: Con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội vì con người

A. làm chủ thế giới.                                       B. là chủ thể của lịch sử.

C. có nhiều hoài bão.                                     D. luôn mong muốn hạnh phúc.

Câu 34: Trứng gà đem rán, luộc...ăn hết đi. Đây là hình thức phủ định gì?

A. Phủ định biện chứng.                                             B. Phủ định siêu hình.

C. Phủ định khách quan.                                             D. Phủ định chủ quan.

Câu 35: Khi những công nhân họ phá đi ngôi nhà cũ, đó là biểu hiện của phủ định

A.biện chứng.             B.xã hội.                     C. siêu hình.                D. chủ quan.

Câu 36: Câu nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc.                                                B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Nước chảy đá mòn.                                               D. Cây có cội, nước có nguồn.

Câu 37: Câu nào dưới đây không nói về phủ định biện chứng?

A. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.                       B. Tre già măng mọc.

C. Uống nước nhớ nguồn.                                                                  D. Có mới nới cũ.

Câu 38: Việc làm nào sau đây của học sinh phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?

A. Mê tín dị đoan.                                                      B. Tiếp thu văn hoá lai căng.

C. Ủng hộ hủ tục lạc hậu.                                          D. Biết ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước.

Câu 39: Anh T có một người bác trước kia làm kinh doanh vận tải, thấy T có ý định mở công ty kinh doanh vận tải đường bộ, bố của T khuyên nên gặp bác để học hỏi kinh nghiệm. Nếu là T, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây?

A. Đến gặp để học hỏi kinh nghiệm rồi xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mình.

B. Không đồng ý với bố vì nghĩ rằng những kinh nghiệm ấy đã cũ không còn phù hợp.

C. Không phản đối nhưng cũng không đến gặp vì nghĩ không học tập được gì.

D. Đến gặp bác cho bố vui lòng nhưng không hỏi gì.

Câu 40: Con người thám hiểm vòng quanh trái đất, chụp hình ảnh trái đất trên vệ tinh, chứng minh trái đất hình cầu. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.                         B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.                    D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Câu 41: Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Tháng tám nắng rám trái bưởi.                             B. Con hơn cha, nhà có phúc.

C. Gieo gió gặt bão.                                                   D. An cây nào, rào cây ấy.

Câu 42: Dịch bệnh thúc đẩy các nhà khoa học nổ lực nghiên cứu tìm ra vacxin phòng bệnh. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Câu 43: Thấy bố, mẹ mình vất vả khi bóc vỏ đậu bạn A đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bóc vỏ đậu công nghiệp. Trong trường hợp này, A đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 44: Nhà bác học Lương Định Của nghiên cứu tìm ra giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt và được đưa vào gieo trồng phổ biến nên đã tạo ra sản lượng lớn lúa gạo. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn?

A. Cơ sở của nhận thức.                                            B. Mục đích của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.                                       D. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 45: Việc ứng dụng công nghệ trong trồng cà chua đã giúp cho người dân đạt hiệu quả cao về cả sản lượng và chất lượng, điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn?

A. Cơ sở của nhận thức.                                            B. Mục đích của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.                                       D. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 46: Bác Hồ đã từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Cơ sở của nhận thức.                                            B. Mục đích của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.                                       D. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 47: Nhà Bác học Ga-li-lê nhờ có kính viễn vọng và kiên trì quan sát bầu trời đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-Ních là đúng là nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn?

A. Tiêu chuẩn của chân lí.                                         B. Cơ sở của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.                                       D. Mục đích của nhận thức.

Câu 48: Con người thám hiểm vòng quanh trái đất chụp hình ảnh quả đất trên vệ tinh chứng minh quả đất hình cầu. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Cơ sở của nhận thức.                                            B. Mục đích của nhận thức.

C. Tiêu chuẩn của chân lí.                                          D. Động lực của nhận thức.

Câu 49: Thấy bố, mẹ mình vất vả khi bóc vỏ đậu bạn A đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bóc vỏ đậu công nghiệp. Trong trường hợp này, A đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 50: Ăng-ghen khẳng định: “Khi xã hội có nhu cầu về kĩ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn 10 trường đại học”, cho thấy thực tiễn có vai trò là

A. cơ sở của nhận thức.                                             B. mục đích của nhận thức.

C. động lực của nhận thức.                                        D. tiêu chuẩn của chân lí.

2
17 tháng 12 2021

Câu 31: Hành động nào dưới đây là vì con người?

A. Sản xuất hàng hóa kém chất lượng.

B. Sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

C. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

D. Chôn lấp rác thải y tế bừa bải.

Câu 32: Con người là chủ thể của lịch sử, em sẽ làm gì để đạt được ước mơ, phát triển bản thân trong tương lai?

A. Liên tục cầu nguyện, hi vọng gặp được nhiều may mắn.

B. Chăm chỉ học tập và rèn luyện, tích lũy kiến thức, hoàn thiện bản thân.

C. Chờ đợi xã hội thay đổi trong tương lai.

D. Thành công là do số phận quyết định, không thể thay đổi được.

Câu 33: Con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội vì con người

A. làm chủ thế giới.                                       B. là chủ thể của lịch sử.

C. có nhiều hoài bão.                                     D. luôn mong muốn hạnh phúc.

Câu 34: Trứng gà đem rán, luộc...ăn hết đi. Đây là hình thức phủ định gì?

A. Phủ định biện chứng.                                             B. Phủ định siêu hình.

C. Phủ định khách quan.                                             D. Phủ định chủ quan.

Câu 35: Khi những công nhân họ phá đi ngôi nhà cũ, đó là biểu hiện của phủ định

A.biện chứng.             B.xã hội.                     C. siêu hình.                D. chủ quan.

Câu 36: Câu nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc.                                                B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Nước chảy đá mòn.                                               D. Cây có cội, nước có nguồn.

17 tháng 12 2021

31 C

32 B

33 D

34 C

35 C

36 D

8 tháng 2 2017

Đáp án: D

1 tháng 11 2017

Con người là chủ thể của lịch sử, con người hoạt động theo mục đích của mình. Vì vậy, mỗi cá nhân muốn đạt được ước mơ, mục đích của mình cần chăm chỉ học tập và rèn luyện để hoàn thiện bản thân, đáp ứng được với các nhu cầu của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

13 tháng 8 2018

Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

18 tháng 3 2017

Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 1: Học đến nội dung “Con người là mục tiêu của sự phát triển” H, M và T tranh luận với nhau.H: “Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội cho nên theo tớ con người cần phải được tôn trọng.”M: “Theo tớ con người cần phải được bảo đảm các quyền chính đáng của mình.”T: “Theo tớ để có thể phát triển tốt thì mỗi người phải luôn đấu tranh để giành giật những...
Đọc tiếp

Câu 1: Học đến nội dung “Con người là mục tiêu của sự phát triển” H, M và T tranh luận với nhau.H: “Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội cho nên theo tớ con người cần phải được tôn trọng.”M: “Theo tớ con người cần phải được bảo đảm các quyền chính đáng của mình.”T: “Theo tớ để có thể phát triển tốt thì mỗi người phải luôn đấu tranh để giành giật những lợi ích cho bản thân mình.”Em đồng ý với ý kiến bạn nào? Vì sao?

Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Không có một chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét đến lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm bảo nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”.Em hãy lấy dẫn chứng cụ thể về chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta để chứng minh cho câu nói trên của chủ tịch Hồ Chí Minh.

0
1 tháng 4 2017

a. Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

+ Không đồng ý vì bất cứ ai cũng đều cần tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, nếu không sẽ dần lạc hậu và tự đào thải mình.

b. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.

+ Đồng ý. Tự hoàn thiện bản thân đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập tu dưỡng, khắc phục những điểm yếu của bản thân. Vì vậy, nó không dễ dàng, nhưng khi làm được sẽ đạt được những thành quả to lớn.

c. Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.

+ Đồng ý. Vì tự hoàn thiện bản thân là sự khắc phục, sửa chữa những điểm yếu của bản thân, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân tiến bộ, hoàn thiện chứ không mất đi bản sắc của mình.

d. Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.

+ Không đồng ý: Để tự hoàn thiện bản thân, sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh rất quan trọng. Nhưng quan trọng nhất phải là sự nỗ lực của bản thân như tự nhận thức, lập kế hoạch, xác định biện pháp, những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện,…


20 tháng 1 2022

a. Không đồng ý, vì bất cứ ai cũng đều cần tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, nếu không sẽ dần lạc hậu và tự đào thải mình.

b. Đồng ý, vì tự hoàn thiện bản thân đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập tu dưỡng, khắc phục những điểm yếu của bản thân. Vì vậy, nó không dễ dàng, nhưng khi làm được sẽ đạt được những thành quả to lớn.

c. Đồng ý, vì tự hoàn thiện bản thân là sự khắc phục, sửa chữa những điểm yếu của bản thân, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân tiến bộ, hoàn thiện chứ không mất đi bản sắc của mình.

d. Không đồng ý, vì để tự hoàn thiện bản thân, sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh rất quan trọng. Nhưng quan trọng nhất phải là sự nỗ lực của bản thân như tự nhận thức, lập kế hoạch, xác định biện pháp, những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện,…


 

Câu 1: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:A. Điểm nútB. Điểm giới hạnC. Vi phạmD. ĐộCâu 2: Con người là kết quả và là sản phẩm của:A. Xã hội B. Giới tự nhiên C. Lịch sử D. Đấng sáng tạoCâu 3: Khái niệm chất (của triết học) dùng để chỉ:A. Quy mô của sự vật hiện...
Đọc tiếp

Câu 1: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:

A. Điểm nút

B. Điểm giới hạn

C. Vi phạm

D. Độ

Câu 2: Con người là kết quả và là sản phẩm của:

A. Xã hội B. Giới tự nhiên C. Lịch sử D. Đấng sáng tạo

Câu 3: Khái niệm chất (của triết học) dùng để chỉ:

A. Quy mô của sự vật hiện tượng

B. Những thuộc tính cơ bản vốn có và tiêu biểu của sự vật - hiện tượng

C. Cấu trúc và phương thức liên kết của sự vật - hiện tượng

D. Trình độ của sự vật - hiện tượng

Câu 4: Sự biến đổi về lượng dẫn đến:

A. Chất mới ra đời thay thế chất cũ

B. Sự vật cũ đươc thay thế bằng sự vật mới

C. Sự thống nhất giữa chất và lượng bị phá vỡ

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Để tạo ra sự biến đổi về chất trước hết phải:

A. Tạo ra sự biến đổi về lượng B. Tạo ra chất mới tương ứng

C. Tích lũy dần về chất D. Làm cho chất mới ra đời

Câu 6: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được coi là vấn đề cơ bản của:

A. Các hệ thống thế giới quan B. Triết học C. Phương pháp luận

D. A hoặc B E. A và C G. B và C

Câu 7: Trong cuộc sống em thường chọn cách ứng xử nào sau đây:

A. Dĩ hòa vi quý B. Một điều nhịn chín điều lành

C. Kiên quyết bảo vệ cái đúng D. Tránh voi chẳng xấu mặt nào

Câu 8: Con người chỉ có thể tồn tại:

A. Trong môi trường tự nhiên B. Ngoài môi trường tự nhiên

C. Bên cạnh giới tự nhiên D. Không cần tự nhiên

Câu 9: Điểm giới hạn mà ở đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng được gọi là:

A. Điểm đến B. Độ C. Điểm nút D. Điểm giới hạn

Câu 10: Nội dung cơ bản của triết học gồm có:

A. Hai mặt B. Hai vấn đề C. Hai nội dung D. Hai câu hỏi

Câu 11: Để chất mới ra đời nhất thiết phải:

A. Tạo ra sự biến đổi về lượng

B. Tích lũy dần về lượng

C. Tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định

D. Tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng

Câu 12: Sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách:

A. Dần dần B. Đột biến C. Nhanh chóng D. Chậm dần

Câu 13: Điểm giống nhau giữa chất và lượng được thể hiện ở chỗ chúng đều:

A. Là cái để phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau

B. Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng

C. Thể hiện ở trình độ vận động và phát triển của sự vật hiện tượng

D. Là những thuộc tính cơ bản tiêu biểu cho sự vật hiện tượng

Câu 14: Để phân biệt một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác, người ta căn cứ vào:

A. Lượng của sự vật, hiện tượng B. Quy mô của vật chất, hiện tượng

C. Chất của sự vật, hiện tượng D. Thuộc tính của sự vật, hiện tượng

Câu 15: Heraclit nói: "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông" được xếp vào:

A. Phương pháp luận biện chứng B. Phương pháp luận siêu hình

C. Vừa biện chứng vừa siêu hình D. Không xếp được

Câu 16: Mặt chất và lượng trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn:

A. Tách rời nhau B. Ở bên cạnh nhau

C. Thống nhất với nhau D. Hợp thành một khối

E. Cả A, B và C G. Cả B, C và D

Câu 17: Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng:

A. Tồn tại bên cạnh nhau B. Tách rời nhau

C. Thống nhất hữu cơ với nhau D. Bài trừ nhau

Câu 18: Khái niệm lượng (của triết học) được dùng để chỉ:

A. Những thuộc tính cơ bản vốn có và tiêu biểu của sự vật, hiện tượng

B. Quy mô, số lượng của sự vật, hiện tượng

C. Trình độ, tốc độ vận động và phát triển của sự vật hiện tượng

D. Cả A và B

E. Cả B và C

G. Cả A và C

Câu 19: Nếu một người bạn hiểu lầm và nói không tốt về em, em sẽ giải quyết bằng cách:

A. Tránh không gặp mặt bạn ấy B. Nhẹ nhàng trao đổi thẳng thắn với bạn

C. Im lặng là vàng D. Tìm bạn ấy để cãi nhau cho bõ tức

Câu 20: Sự tồn tại và phát triển của con người là:

A. Song song với sự phát triển của tự nhiên

B. Do lao động và hoạt động của xã hội của con người tạo nên

C. Do bản năng của con người quy định

D. Quá trình thích nghi một cách thụ động với tự nhiên

4
15 tháng 11 2016
  1. A
  2. B
  3. D
  4. C
  5. D
  6. A
  7. B
  8. D
  9. B
  10. A
  11. C
  12. B
  13. A
  14. B
  15. D
  16. A
  17. C
  18. D
  19. A
  20. B
  21. @hâm hâm LÙM NHÀU ĐẠI
  22. CHẤM NHÉ
  23. @phynit EM ĐÚNG MẤY CÂU
16 tháng 11 2016

15.a

1 tháng 4 2017

- Mục tiêu trở thành học sinh giỏi trong năm học lớp 10

- Thời gian thực hiện: Ngay đầu năm học lớp 10

- Những thuận lợi em đã có: có vốn kiến thức chắc chắn từ các lớp dưới, khả năng ghi nhớ, sự chăm chỉ, ...

- Những khó khăn em có thể gặp phải và cách khắc phục, vượt qua những khó khăn đó: Thời gian học trên lớp và đi học thêm quá nhiều không có thời gian ôn luyện lại kiến thức hay sức khỏe không có.

+ Cách khắc phục: - Phân bố lại thời gian học thêm để có thể có thời gian ôn luyện

- Ăn uống đủ chất, tập thể dục,... để nâng cao sức khỏe bản thân

- Em có thể tìm được sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai để hoàn thành mục tiêu: Sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, gia đình


10 tháng 5 2017

chuẩn chị ơi

Xử lí tình huống: a. Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn cho con đi nên đã bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại. Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao? b. Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố. Nếu là bạn của Thanh, em...
Đọc tiếp

Xử lí tình huống:

a. Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn cho con đi nên đã bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại.

Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?

b. Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố.

Nếu là bạn của Thanh, em có thể làm gì?

c. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tiến muốn theo học và phát triển nghề truyền thống của gia đình, dòng họ mình mà bạn có năng khiếu và rất yêu thích nó. Song, nhiều bạn bè cho rằng, Tiến làm như vậy là không có tương lai, thanh niên phải theo học những ngành khoa học – kĩ thuật hiện đại mới là phù hợp.

Nếu là Tiến, em sẽ làm gì? 

1
1 tháng 4 2017

a. Hùng nên nói chuyện với ba mẹ và phân tích cho ba mẹ hiểu là làm như thế không đúng, trái với Luật Nghĩa vụ quân sự. Hùng và anh trai phải thuyết phục bố mẹ, rằng đi bộ đội là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân khi đến tuổi trưởng thành. Vào quân ngũ anh trai Hùng còn được đào tạo và rèn luyện để trở thành người sống có kỉ luật, có trách nhiệm và có ích. Việc đi nhập ngũ là thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, trách nhiệm của cá nhân đối với quốc gia, dân tộc và đó cũng là cách trang bị kiến thức và sức khỏe phòng khi đất nước gặp chiến tranh sẽ có thể góp sức bảo vệ tổ quốc.

b. Em có thể khuyên Thanh trở về làm việc ở quê hương, làm tròn trách nhiệm đối với quê hương vì địa phương cấp kinh phí cho Thanh đi học là để sau này trở về phục vụ quê hương. Điều đó rất cần thiết với tất cả mọi vùng quê trên khắp Việt Nam. Nếu Thanh cố tình ở lại thành phố thì sẽ là không thực hiện nghĩa vụ của mình với quê hương, làm mất thiện cảm và niềm tin mọi người mong đợi.

c. Tiến hãy làm theo mong muốn của mình vì mỗi người có 1 chí hướng khác nhau, nếu cố gắng Tiến sẽ thành công và có thể thành công hơn những người bạn của mình. Con người cần có ước mơ và phải biết bảo vệ mơ ước của mình để biến nó thành sự thật. Không phân biệt nghề truyền thống hay hiện đại, miễn bạn có khả năng, yêu thích và quyết tâm thực hiện để xây dựng nền kinh tế của bản than và gia đình là điều đáng quý. Hơn thế nữa, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là một điều vô cùng đáng quý và được khuyến khích trong đời sống nhân dân ta hiện nay.