Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Đã có ai phải tự hỏi: “Mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi, tôi chỉ là một học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm, nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy, cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn.
Đó là một buổi sáng đẹp trời, tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay, tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi, nó chạy đến vỗ lên vai tôi, nói: “Ê! Hôm nay đi muộn thế vậy?”. “Tao không đi muộn, tại tụi mày đi sớm thôi”- tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp: “Thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức một cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là một chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý không?”. “Có, nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!” – thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói: “Tường trắng, bàn gỗ mới “tin” đây này, cần gì giấy chứ!”.
Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này – tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi một chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích.
Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi một vòng quanh phòng, tôi lấy một lọ nước, đổ vào một cái gì đó. Bổng dưng một tiếng nổ phát lên, cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy một mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói: “Thôi, quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời: “Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi, không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu, ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong, chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả, sau đó qua nhà Ông Sáu, trốn trong vườn ổng mà ăn ổi.
Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều, chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường, tôi đã thấy cô Thu – cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến, cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc: “Em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”.
Nói xong cô quay đi, bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: “Thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô, hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”. “Thôi đi, bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”- tôi hét lên.
Sáng hôm sau, chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô một lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi, đến xin lỗi cô Bích, lau sạch những hình vẽ ghê tởm. Cô tôi có nói “Siêu nhân vẫn là người, không ai mà không mắc lỗi, không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lỗi hay không!”.
Sau kỉ niệm lần này, tôi nhận ra rất nhiều bài học bổ ích. Tôi sẽ cố gắng để bản thân ngày càng sống đẹp hơn.
Dạ có bài văn nào không phải văn mẫu ko mình sợ tham khảo hơi giống vs bạn mình ấy ạ
Tham khảo nhé !
Bài thơ " Bếp lửa" là một bài thơ hay của Bằng Việt nói về những tình cảm sâu đậm của người cháu khi nghĩ về bà và hình ảnh bếp lửa .Suốt một tuổi thơ dài gắn bó bên bà, người cháu hiểu rất rõ cái khó khăn và sự lận đận của cuộc đời bà . Bà đã phải trải qua biết bao năm tháng nắng mưa. Trong quãng thời gian ấy, bà không quản ngại khó khăn,nhọc nhằn để bươn trải và nuôi dạy con cháu nên người. Cho tận bây giờ, vẫn thói quen xưa cũ ấy, hàng ngày bà vẫn dạy sớm nhóm bếp lửa để mưu sinh. Trong tiềm thức của người cháu, hình ảnh ấy đẹp đẽ và thiêng liêng vô cùng. Chính bà là người đã nhóm lên ngọn lửa yêu thương, nhóm lên biết bao tình cảm và làm trỗi dạy trong kí ức người cháu những kỉ niệm xưa cũ thật tuyệt vời. Điệp từ " nhóm " được lặp lại 4 lần đã nhấn mạnh bà chính là người nhóm lửa, người truyền lửa và giữ lửa cho cháu. Bà đã thắp lên trong lòng người cháu ngọn lửa của sự cố gắng, ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhiệt huyết tràn đầy. Qua hành động nhóm lửa, bà muốn truyền lại cho người cháu hơi ấm của tình yêu, sự sẻ chia với mọi người làng xóm xung quanh. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà đã gợi dậy cả những kí ức tuổi thơ trong lòng của người cháu để cháu luôn nhớ về nó và đó cũng chính là luôn khắc ghi nhớ tới cội nguồn quê hương, đất nước của dân tộc mình. Bà - một người phụ nữ tảo tần nhưng lại là người dạy cháu bài học yêu thương và những giá trị sống vô cùng sâu sắc. Hình ảnh người bà thực sự đã trở thành một hình ảnh đẹp đi vào trong kí ức tuổi thơ , bà đã trở thành động lực để người cháu cố gắng phấn đấu hơn từng ngày.
Tham khảo:
Bà ngoại luôn là người ân cần, trìu mến với những lời dạy bảo giản dị, sâu săc và tôi không bao giờ quên. Tôi nhớ mãi về tháng hè năm học vừa qua khi tôi được mẹ cho sang ở cùng bà một tháng. Bà tôi cần mẫn nấu từng bữa sáng cho tôi ăn bên bếp củi đỏ hồng. Mới đầu tôi không hiểu tại sao bà lại cần vất vả như vậy trong khi chỉ cần ra ngoài chợ kia thôi là tôi có đủ thức quà. Mãi về sau này tôi mới hiểu vì không có tình yêu nào lớn hơn sự yêu thương của bà nên bà luôn muốn cho tôi ăn bữa sáng ấ tình và đậm vị nhất. SỰ cần cù của bà còn cho tôi những bài học về giờ giấc, về việc rèn luyện bản thân chứ khong đơn thuần là câu chuyện bữa sáng nhỏ bé. Chứng kiến tôi cái gì cũng rụt rè, gì cũng nhút nhát, gì cũng không biết, bà thay vì cưng nựng, nâng niu đã lần đầu giúp tôi biết thế nào là trồng rau, vỡ đất. Hình ảnh bà, bác nông dân tần tảo giúp tôi của tuổi mười bốn, mười lam ấy thấy mình soa mà biếng nhác, vô dụng. Càng ngày, tôi càng thêm thấm thía bài học mà bà truyền dạy. Những lời dạy bảo của bà đâu phải là sự thủ thỉ ôm tôi, nịnh nọi hay khuyên bảo. Bà cứ âm thầm trong những việc làm thiết thực, và tôi, tôi nhận ra được tình bà thiết tha để thêm yêu thương và kính trọng bà nhiều hơn.
Cũng như bao đứa trẻ khác trên đời, tôi may mắn có được tình yêu thương của bà ngoại. Bà tôi là một người phụ nữ hiền hậu, chịu thương , chịu khó. Cả cuộc đời bà đã vất vả để chăm lo cho con cháu, đến tận bây giờ bà mới được an vui, không vướng muộn phiền. Những thời gian rảnh dỗi, bà thường kể tôi nghe về những câu chuyện cuộc đời bà ngày xưa, kể ;lại những năm tháng gian truân, vất vả nhưng ý nghĩa của mình. Tôi nghe bà nói rằng, hồi đó nhà bà tối rất nghèo, ông bà phải cùng nhau làm lụng vất vả nuôi con cái ăn học. Quãng thời gian ấy vô cùng khó khăn, nhưng chưa bao giờ bà có ý định bắt con mình thôi học. Bà tôi nói rằng :" Có học thì mới nên ngươif, mới thoát khỏi được cuộc sống cơ cực đồng ruộng để hi vọng một tương lai tốt lành ". Và như thế, bà chưa bao giờ để các con mình nhụt chí trước nghịch cảnh. Chính bà đã dạy cho họ ý chí vượt khó để vươn lên. Và giờ đây, câu chuyện ấy được bà kể lại với tôi với mục đích giáo dục cháu mình luôn luôn phải biết vươn lên trong cuộc sống." Nghịch cảnh sẽ cản bước và làm gục ngã con người nhưng nghịch cảnh không thể đẩy con người xuống bùn nhơ nếu như họ khôn muốn. " . Đó chính là bài học sâu sắc nhất từ bà mà có lẽ không bao giờ tôi có thể quên.
Tham khảo :
Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng “chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động, với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày
tham khảo
Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng “chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động , với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày.
Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng “chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động , với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày.
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi. Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn.Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.