K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2021

tham khao:

 

Mở bài:

Thiên tài Nguyễn Trãi là một nhà tư tưỡng vĩ đại, nhà quân sự lỗi lạc, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, nhà chính trị, nhà ngoại giao tài ba, là danh nhân văn hóa thế giới. Có thể nói, Nguyễn Trãi là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử dân tộc và thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông mãi mãi là là kì quan để người đời kính trọng và chiêm ngưỡng.

Thân bài:

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia tộc nhiều đời là quan võ dưới nhiều triều đại. Dòng họ này có truyền thống cương trực, khảng khái, khí tiết, lập trường thương dân, đứng về phía người thế cô, bị hà hiếp, đấu tranh chống lại cường quyền và bạo lực. Vì thế nhiều lần không tránh khỏi tai họa giáng xuống với nhiều mức độ khác nhau dưới nhiều triều đại. Truyền thống gia đình và sự nghiệp của dòng tộc có ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách và tài năng của Nguyễn Trãi sau này. (Thuyết minh Nguyễn Trãi)

Sống trong một thời đại đầy biến động, Nguyễn Trãi không tránh khỏi những thay đổi trong cuộc đời. Lên 6 tuổi, mẹ qua đời, Nguyễn Trãi phải về Côn Sơn ở với ông ngoại Trần Nguyên Đán. Năm 1390, ông ngoài qua đời, ông lại theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.

Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. Sách vở cổ kim đầu thông thạo.

Năm hai mươi tuổi (năm 1400), Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh và cùng với cha ra làm quan với nhà Hồ. Chưa được bao lâu, năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về nước tìm cách phục thù cứu nước.

Trở về Đông Quan, ông sống lẩn khuất trong nhân dân để tránh sự truy bắt của quân Minh, ngày đêm nung nấu ý chí “đền nợ nước, báo thù nhà”. Khi nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi bèn trốn khỏi Đông Quan tìm vào Thanh Hoá gặp Lê Lợi, dâng “Bình Ngô sách”, được Lê Lợi trọng dụng. Ông đã đồng cam cộng khổ với nghĩa quân Lam Sơn suốt mười năm kháng chiến, đem hết tài năng, ý chí và nguyện vọng phục vụ cho công cuộc kháng chiến vĩ đại. Trải qua biết bao gian khổ, cuối cùng Nguyễn Trãi đã thực hiện được ước mơ cháy bỏng của ông: đánh đuổi được giặc Minh, mang lại độc lập cho đất nước năm 1427.

Chính ông đã thay mặt Lê Lợi viết bản Bình Ngô đại cáo tổng kết chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Bài cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa của ông, bộc lộ rõ ý chí và nguyện vọng của một con người luôn vì dân vì nước.

Làm quan dưới hai triều Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông, ông đã ra sức chèo lái con thuyền của triều đình nhà Lê đi đúng con đường chính đạo mà tinh thần căn bản là thực hành nhân nghĩa để yên dân. Ông đem hết tài năng và sức lực xây dựng triều đình, mở mang đất nước, làm cho xã hội thái bình thịnh trị. Với tính khí cương trực, tư tưởng lấy dân làm gốc, vì dân phục vụ ông không khỏi bị bọn quan tham đó kị, ganh ghét, tìm cách hãm hại. Nhiều lần ông bị nghi oan, giáng chức khiến ông vô cùng buồn tủi.

Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Được tin cậy trở lại, ông hăng hái làm việc đến quên đi bản thân thì lúc ấy lại bất ngờ xảy ra vụ việc vua Lê Thái Tông băng hà tại nhà riêng của ông ở Lệ Chi Viên. Lợi dụng vụ việc, bọn gian thần triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442. Cả nhà Nguyễn Trãi đã bị giết.

Nỗi oan khốc thấu tận trời xanh. Hơn hai mươi năm sau (năm1464), Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan. Có thể nói vụ án lệ chi viên là vụ án oan thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến việt nam.

* Nhận xét:

Nhìn chung, cuộc đời Nguyễn Trãi nổi bậc là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Nguyễn Trai còn là người có nhân cách cao cả, cương trực, sống đầy khát khao, hoài bão thật đáng để cho người đời ngưỡng mộ. Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.

Ông cũng là một nhà tư tưởng vĩ đại, có tầm nhìn sáng suốt, dũng cảm đưa ra đường lối đổi mới và dũng cảm thực hiện. Tuy có nhiều trở ngại nhưng về cơ bản Nguyễn Trãi cũng đã thực hiện được những gì mình đề ra trong suốt cuộc đời. Thật đáng tiếc, số phận ngắn ngủi cũng đã cắt đứt những khát vọng mà ông mong muốn khi đang ở giai đoạn hăm hở nhất.

Nguyễn Trãi viết nhiều, có cống hiến ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể nói bút lực của oogn phi thường. Tác phẩm của Nguyễn Trãi hầu hết đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi viên. Hiện nay, chỉ còn lại một ít có thể kể tên sau:

Về văn chính luận:

Bình Ngô đại cáo là kiệt tác bất hủ của Nguyễn Trãi. Với lời văn đầy khí khái, giọng điệu hào hùng, lời lẽ đanh thép, thuyết phục, trâm hùng đã nêu bậc được thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn và hào khí của thời đại. Bình ngô đại cáo xứng đáng là một bản thiên cổ hùng văn còn lưu truyền đến muôn đời.

Quân trung từ mệnh tập là tập văn mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm nao núng ý chí quân giặc, vừa mang tính thuyết phục, giảng giải cho quân địch thấy rõ lẽ tất yếu phải rút quân và thừa nhận chủ quyền độc lập của Đại Việt. Lập luận sắc bén, văn phong sáng gọn, gợi cảm, có lí, có tình. Tập văn thể hiện sâu sắc tài năng hùng biện và phán đoán tâm lí kẻ địch tài ình của Nguyễn Trãi. Vận dụng chiêu pháp công tâm làm cho quân địch tự tan rã là kế sách tài tình mà không phải ai cũng làm được.

Về thơ ca:

Tập thơ Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán. ở thơ chữ Hán, Nguyễn trãi không chú trọng đến niêm luật mà phóng khoáng, tự do để biểu đặt được cái hồn của sự vật. Nắm bắt thần thái, trả cảnh vật về với tự nhiên là bút pháp nổi bậc trong văn thơ Nguyễn trãi. Thơ ông tự nhiên, chan hòa sự sống, mang phong thái điềm đạm của một bậc đại nho.

Tập thơ Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm. Đây là tập thơ Nôm đầu tiên và cổ xưa nhất của nước ta còn cho đến ngày nay. Quốc âm thi tập phản ánh sâu sắc quá trình phát triển của chữ Nôm thế kỉ XV. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi đánh một móc son rực rỡ trong tiến trình phát triển và hoàn thiện chữ Nôm ở nước ta.

Về lịch sử:

Bộ lược sử Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432.

Vĩnh Lăng thần đạo bi là bài văn bia ở Vĩnh Lăng – lăng của vua Lê Thái Tổ, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

Về địa lý:

Bộ khảo cứu Dư địa chí là bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam, đặt nền móng căn bản, trở thành nguồn tư liệu quý về địa lí nước Đại việt. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay.

* Nhận xét:

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao “mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu”; võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, “yếu đánh mạnh ít địch nhiều… thắng hung tàn bằng đại nghĩa”; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao… Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta”. Phạm Văn Đồng nhìn nhận văn chương Nguyễn Trãi “đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường”.

Kết bài:

Trong lịch sử dân tộc, thật hiếm có nhân vật nào toàn tài như Nguyễn Trãi. Một con người đã có cống hiến rất lớn trong công cuộc đấu tanh bảo vệ và xây dựng đất nước ấy đã phải gánh chịu tai họa thảm khốc nhất lịch sử. Dù các tác phẩm để lại không còn đầy đủ nhưng cũng đủ để khẳng định tài năng lỗi lạc của ông. Bởi thế, ca ngợi Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông đã viết: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” (Tâm Ức Trai sáng tựa sao khuê).

15 tháng 12 2021

1 cuộc đời Nguyễn Trãi 

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất năm 1442 có hiệu là Ức Trai

Ông sinh ra trong bối cảnh nhà Trần suy yếu, bị Hồ Quý Ly cướp ngôi.

Nguyễn Trãi thi đỗ làm quan Ngự sử đài chính chưởng, nhưng không bao lâu sau đó nhà Minh sang xâm lược với danh nghĩa phù Trần diệt Hồ, lật đổ nhà Hồ.

Cha Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc

Nguyễn Trãi gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn, hiến kế đánh giặc cùng ngoại giao với kẻ thù

Sau khi đánh bại quân Minh, mở ra triều đại Hậu Lê, Nguyễn Trãi làm quan dưới hai thời vua

Năm 1442, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc vì vụ án Lệ Chi Viên

Năm 1464, Nguyễn Trãi được vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá



2 Sự Nghiệp của Nguyễn Trãi

1400 - 1407: Làm quan cho nhà Hồ1407 - 1418* : Mười năm phiêu dạt1418 : Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn1427: Nguyễn Trãi làm Triều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại bộ Thượng thư1928: Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu1434: Nguyễn Trãi giữ chức Hành khiển1438: Về ở Côn Sơn1439: Lê Thái Tông mời ông ra làm quan1442: Nguyễn Trãi bị giết cùng người thân 3 họ


 

2.2. Sự nghiệp văn chương

Nguyễn Trãi để lại cho đời nhiều tác phẩm thi ca, chính luận đặc sắc song có một số tác phẩm bị thiêu hủy sau vụ án Lệ Chi Viên

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi còn lưu giữ:

Ức Trai Thi TậpQuốc Âm Thi TậpBình Ngô đại cáoQuân trung từ mệnh tậpLam Sơn thực lụccùng các bài chiếu, cáo khác hay bài về địa lý “Dư Địa Chí”,…

Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.

Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.

Năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới.



 

7 tháng 3 2019

Chọn đáp án: B

10 tháng 3 2021

 

Em tham khảo nhé !

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Li bị bắt, Nguyễn Phi Khanh cũng bị bắt. Nguyễn Trãi định đi theo cha để tỏ lòng trung nước, hiếu phụ nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con trở về tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Sau đó, Nguyễn Trãi tìm đường giúp Lê Lợi khởi nghĩa. Trong quá trình kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi trở thành người quân mưu cho Lê Lợi, thay mặt Lê Lợi giao dịch, trở thành vị quân sư xuất sắc. Năm 1427, cuộc chiến đấu chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết “Bình ngô đại cáo”. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Trãi giữ trọng trách quan trọng của đất nước. Những năm sau đó, ông giúp Lê Lợi trị vì đất nước. Nhưng dần dần, triều đình bắt đầu phân chia bè phái, dèm pha, nghi kị lẫn nhau, đặc biệt là một số công thần đã bị hãm hại. Năm 1442. Nguyễn Trãi mắc phải án oan Lệ Chi viên bị khép vào tội mưu sát vua. Cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với những biến động của lịch sử dân tộc. Ông là bậc đại anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi vừa là nhà chính trị, quân sự, vừa là nhà ngoại giao, vừa là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc. Năm 1962, nước ta đã tổ chức 520 năm ngày mất của Nguyễn Trãi. Năm 1980, Việt Nam cùng hiệp hội UNESCO kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được ghi vào danh sách những danh nhân thế giới.

 
10 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Li bị bắt, Nguyễn Phi Khanh cũng bị bắt. Nguyễn Trãi định đi theo cha để tỏ lòng trung nước, hiếu phụ nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con trở về tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Sau đó, Nguyễn Trãi tìm đường giúp Lê Lợi khởi nghĩa. Trong quá trình kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi trở thành người quân mưu cho Lê Lợi, thay mặt Lê Lợi giao dịch, trở thành vị quân sư xuất sắc. Năm 1427, cuộc chiến đấu chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết “Bình ngô đại cáo”. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Trãi giữ trọng trách quan trọng của đất nước. Những năm sau đó, ông giúp Lê Lợi trị vì đất nước. Nhưng dần dần, triều đình bắt đầu phân chia bè phái, dèm pha, nghi kị lẫn nhau, đặc biệt là một số công thần đã bị hãm hại. Năm 1442. Nguyễn Trãi mắc phải án oan Lệ Chi viên bị khép vào tội mưu sát vua. Cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với những biến động của lịch sử dân tộc. Ông là bậc đại anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi vừa là nhà chính trị, quân sự, vừa là nhà ngoại giao, vừa là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc. Năm 1962, nước ta đã tổ chức 520 năm ngày mất của Nguyễn Trãi. Năm 1980, Việt Nam cùng hiệp hội UNESCO kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được ghi vào danh sách những danh nhân thế giới.

11 tháng 5 2019

Chọn đáp án: A

4 tháng 3 2018
  • Mở bài:

Nguyễn trãi là một nhà thơ, nhà văn, nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc ta; là danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ. Trong đó nổi bậc nhất là tập “Quân trung từ mệnh tập” – một tập đại thành về nghệ thuật đánh giặc và áng văn “Bình Ngô đại cáo” – một thiên cổ hùng văn nức tiếng đến muôn đời. Thế nhưng, cuộc đời của Nguyễn Trãi cũng là một cuộc đời phi thường và nghiệt ngã xưa nay chưa từng có. (Thuyết minh về Nguyễn Trãi)

  • Thân bài:

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

* Nguyễn Trãi thời kì đi học:

Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh, một đại quan triều Hồ. Gia tộc ông có truyền thống hiếu học, lại nổi tiếng nghĩa khí, cương trực, luôn giúp đỡ và bảo vệ dân lành. Truyền thống tốt đẹp ấy gây ảnh hưởng sâu sắc đối với tài năng và tính cách của Nguyễn Trãi sau này.

Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại Trần Nguyên Đán. Năm 1390, Trần Nguyên Đán cũng qua đời, Nguyễn Trãi theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê, Hà Nội. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập. Ông nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. Nhà sử học Phan Huy Chú từng nhận xét Nguyễn trãi tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, ông đều am hiểu cả.

* Nguyễn Trãi thời kì làm quan:

Năm 1400, nhà Hồ thành lập và mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh. Năm đó ông đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng.

Năm 1407, nhà Minh xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly do khinh địch, không kịp phòng bị, lại không được lòng dân nên kháng chiến thất bại. Nguyễn Phi Khanh, cha Nguyễn Trãi, cùng nhiều quan lại khác bị bắt giải về Trung Quốc. Nguyễn Trãi cùng người em đi theo chăm sóc cha. Nghe lời cha dặn, Nguyễn Trãi tìm đường trở về, tính kế trả thù cứu nước.

* Nguyễn Trãi thời mười năm phiêu dạt tìm đến núi Lam Sơn, quyết tâm đánh giặc cứu nước:

Khi trở về nước, Nguyễn Trãi quyết chí phục thù, đánh giặc cứu cha. Ông rong ruổi khắp nơi vừa để trốn tránh bị bắt vừa mong gặp người hiền tài, kêu gọi những ai cùng chung ý chí đứng lên chống giặc.

Năm 1416, nghe tiếng Lê lợi, một người anh hùng có chí lớn đang chiêu binh, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩmBình Ngô sách. Ông nhanh chóng được Lê Lợi thâu nhận và trọng dụng. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn.

Không những tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp, Nguyễn Trãi còn đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân. Ông góp công sức rất lớn tạo nên những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

Năm 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô. Từ đó, ông làm quan dưới triều Lê, góp công xây dựng, phát triển đất nước vững bền. Thời kì làm quan thăng trầm trôi nổi. Nhiều lúc chứng kiến kẻ gian thần lộng hành mà ông can gián vua không nghe, bất mãn ông xin từ quan ở ẩn một thời gian ở núi Côn Sơn.

Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan. Vua cho ông giữ chức Tả gián nghị đại phu. Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.

Năm 1442, một lần ghé thăm gia đình Nguyễn Trãi ở vườn Lệ Chi, vua Lê Thái Tôn chẳng may băng hà. Lợi dụng sự việc này, bọn gian thần vốn xưa nay ganh ghét Nguyễn Trãi đã vu cho ông tội giết vua và nhận án bị tru di tam tộc. Đây là một kì án thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Mãi 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới giải được hàm oan này, khôi phục lại danh dự cho Nguyễn Trãi.

* Nhận xét chung:

Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ. Ông kiên quyết chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian tà. Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm.

Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo. Trên cơ sở của thực tiễn và kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.

Nguyễn Trãi còn vận dụng rất thành công thuật tâm công (đánh vào tâm lí) trong cuộc chiến chống kẻ thù. Bởi ông nắm vững tâm lí của con người, thấu hiểu quy luật vận động của nó, sự biến chuyển của thời cuộc, nên đã có những lời lẽ đi thằng vào lòng người làm nên những đổi thay to lớn theo chiều hướng mà ông mong muốn. Bộ Quân trung từ mệnh tập được Phan Huy Chú đánh giá có sức mạnh hơn mười vạn quân là cũng bởi vì thế. Có thể nói, Nguyễn Trãi là người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng chiến tranh nhân dân.

* Sự nghiệp văn học Nguyễn Trãi:

Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi…

* Văn chính luận:

Bình Ngô đại cáo là bài cáo tổng kết toàn bộ công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Có thể nói, công lao lớn đầu tiên của Nguyễn Trãi trên lĩnh vực tư tưởng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc và cũng rất sớm đối với lịch sử thế giới, Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách mạnh mẽ và đanh thép sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Đó là quyền độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết và quyền bảo tồn phát triển nền văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi cho các thủ lĩnh các cứ, các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1423 đến năm 1427. Nội dung chính là trình bày quan điểm, khẳng định lập trường, nhận định thời thế, kêu gọi chiêu hàng.

Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quyển này Nguyễn Trãi kết hợp với các sử quan triều đình biên soạn theo lệnh của Lê Thái Tổ năm 1431

Văn bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn năm 1433, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

* Địa lý

Dư địa chí là quyển sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam.

* Thơ phú

Ức Trai thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ. Tập thơ thể hiện sâu sắc phong thái thanh cao và tinh thần cứng cỏi của một bậc đại Nho.

Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm duy nhất của Nguyễn Trãi và cũng là tập thơ chữ Nôm đầu tiên của nền văn học Việt Nam. Cho đến nay, tập thơ này được lưu truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn, trở thành nguồn tư liệu quý giá trong công tác nghiên cứu chữ Nôm.

Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422.

Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời ông ngoại Trần Nguyên Đán.

Ngoài ra, Nguyễ

n Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay.

  • Kết Bài:

Trong tâm trí thế hệ các con cháu hôm nay và mai sau, ngôi sao Khuê Nguyễn Trãi mãi mãi còn chiếu sáng, mãi mãi là một vị anh hùng dân tộc, thể hiện trong ông ý chí kiên cường, sáng suốt của một vị cố vấn quan trọng, một thi sĩ tài ba, một nhà ngoại giao và là nhà chiến lược quân sự xuất sắc. Nguyễn Trãi là sản phẩm của dân tộc, là sự kết tinh của tinh hoa dân tộc và thời đại, là người phát ngôn tư tưởng lí tưởng lớn của thời đại. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

4 tháng 3 2018
  • Mở bài:

Nguyễn trãi là một nhà thơ, nhà văn, nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc ta; là danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ. Trong đó nổi bậc nhất là tập “Quân trung từ mệnh tập” – một tập đại thành về nghệ thuật đánh giặc và áng văn “Bình Ngô đại cáo” – một thiên cổ hùng văn nức tiếng đến muôn đời. Thế nhưng, cuộc đời của Nguyễn Trãi cũng là một cuộc đời phi thường và nghiệt ngã xưa nay chưa từng có. (Thuyết minh về Nguyễn Trãi)

  • Thân bài:

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

* Nguyễn Trãi thời kì đi học:

Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh, một đại quan triều Hồ. Gia tộc ông có truyền thống hiếu học, lại nổi tiếng nghĩa khí, cương trực, luôn giúp đỡ và bảo vệ dân lành. Truyền thống tốt đẹp ấy gây ảnh hưởng sâu sắc đối với tài năng và tính cách của Nguyễn Trãi sau này.

Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại Trần Nguyên Đán. Năm 1390, Trần Nguyên Đán cũng qua đời, Nguyễn Trãi theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê, Hà Nội. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập. Ông nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. Nhà sử học Phan Huy Chú từng nhận xét Nguyễn trãi tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, ông đều am hiểu cả.

* Nguyễn Trãi thời kì làm quan:

Năm 1400, nhà Hồ thành lập và mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh. Năm đó ông đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng.

Năm 1407, nhà Minh xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly do khinh địch, không kịp phòng bị, lại không được lòng dân nên kháng chiến thất bại. Nguyễn Phi Khanh, cha Nguyễn Trãi, cùng nhiều quan lại khác bị bắt giải về Trung Quốc. Nguyễn Trãi cùng người em đi theo chăm sóc cha. Nghe lời cha dặn, Nguyễn Trãi tìm đường trở về, tính kế trả thù cứu nước.

* Nguyễn Trãi thời mười năm phiêu dạt tìm đến núi Lam Sơn, quyết tâm đánh giặc cứu nước:

Khi trở về nước, Nguyễn Trãi quyết chí phục thù, đánh giặc cứu cha. Ông rong ruổi khắp nơi vừa để trốn tránh bị bắt vừa mong gặp người hiền tài, kêu gọi những ai cùng chung ý chí đứng lên chống giặc.

Năm 1416, nghe tiếng Lê lợi, một người anh hùng có chí lớn đang chiêu binh, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩmBình Ngô sách. Ông nhanh chóng được Lê Lợi thâu nhận và trọng dụng. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn.

Không những tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp, Nguyễn Trãi còn đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân. Ông góp công sức rất lớn tạo nên những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

Năm 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô. Từ đó, ông làm quan dưới triều Lê, góp công xây dựng, phát triển đất nước vững bền. Thời kì làm quan thăng trầm trôi nổi. Nhiều lúc chứng kiến kẻ gian thần lộng hành mà ông can gián vua không nghe, bất mãn ông xin từ quan ở ẩn một thời gian ở núi Côn Sơn.

Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan. Vua cho ông giữ chức Tả gián nghị đại phu. Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.

Năm 1442, một lần ghé thăm gia đình Nguyễn Trãi ở vườn Lệ Chi, vua Lê Thái Tôn chẳng may băng hà. Lợi dụng sự việc này, bọn gian thần vốn xưa nay ganh ghét Nguyễn Trãi đã vu cho ông tội giết vua và nhận án bị tru di tam tộc. Đây là một kì án thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Mãi 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới giải được hàm oan này, khôi phục lại danh dự cho Nguyễn Trãi.

* Nhận xét chung:

Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ. Ông kiên quyết chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian tà. Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm.

Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo. Trên cơ sở của thực tiễn và kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.

Nguyễn Trãi còn vận dụng rất thành công thuật tâm công (đánh vào tâm lí) trong cuộc chiến chống kẻ thù. Bởi ông nắm vững tâm lí của con người, thấu hiểu quy luật vận động của nó, sự biến chuyển của thời cuộc, nên đã có những lời lẽ đi thằng vào lòng người làm nên những đổi thay to lớn theo chiều hướng mà ông mong muốn. Bộ Quân trung từ mệnh tập được Phan Huy Chú đánh giá có sức mạnh hơn mười vạn quân là cũng bởi vì thế. Có thể nói, Nguyễn Trãi là người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng chiến tranh nhân dân.

* Sự nghiệp văn học Nguyễn Trãi:

Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi…

* Văn chính luận:

Bình Ngô đại cáo là bài cáo tổng kết toàn bộ công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Có thể nói, công lao lớn đầu tiên của Nguyễn Trãi trên lĩnh vực tư tưởng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc và cũng rất sớm đối với lịch sử thế giới, Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách mạnh mẽ và đanh thép sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Đó là quyền độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết và quyền bảo tồn phát triển nền văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi cho các thủ lĩnh các cứ, các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1423 đến năm 1427. Nội dung chính là trình bày quan điểm, khẳng định lập trường, nhận định thời thế, kêu gọi chiêu hàng.

Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quyển này Nguyễn Trãi kết hợp với các sử quan triều đình biên soạn theo lệnh của Lê Thái Tổ năm 1431

Văn bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn năm 1433, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

* Địa lý

Dư địa chí là quyển sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam.

* Thơ phú

Ức Trai thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ. Tập thơ thể hiện sâu sắc phong thái thanh cao và tinh thần cứng cỏi của một bậc đại Nho.

Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm duy nhất của Nguyễn Trãi và cũng là tập thơ chữ Nôm đầu tiên của nền văn học Việt Nam. Cho đến nay, tập thơ này được lưu truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn, trở thành nguồn tư liệu quý giá trong công tác nghiên cứu chữ Nôm.

Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422.

Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời ông ngoại Trần Nguyên Đán.

Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay.

  • Kết Bài:

Trong tâm trí thế hệ các con cháu hôm nay và mai sau, ngôi sao Khuê Nguyễn Trãi mãi mãi còn chiếu sáng, mãi mãi là một vị anh hùng dân tộc, thể hiện trong ông ý chí kiên cường, sáng suốt của một vị cố vấn quan trọng, một thi sĩ tài ba, một nhà ngoại giao và là nhà chiến lược quân sự xuất sắc. Nguyễn Trãi là sản phẩm của dân tộc, là sự kết tinh của tinh hoa dân tộc và thời đại, là người phát ngôn tư tưởng lí tưởng lớn của thời đại. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

25 tháng 11 2017

Phương pháp chú thích: Hoa lan được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả”… nữ hoàng của các loài hoa.

- Phương pháp phân tích, giải thích: “Họ lan được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan…lớp thảm mục”

- Phương pháp nêu số liệu “Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa, của lá về hình dáng, màu sắc

→ Ngoài ra, tác giả dùng yếu tố miêu tả hấp dẫn: “Cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mãnh…đang bay lượn”

→ Đoạn trích cung cấp hiểu biết, tri thức về hoa lan, loài hoa được ưa chuộng. Người viết cần có hiểu biết sự thật khoa học, chính xác, khách quan

- Tác giả phối kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ…