K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2020

Khi quân Mông - Nguyên tràn vào nước ta, lo nghĩ trước sức mạnh của quân xâm lược, vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hoà. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, vua Trần mời các bô lão cả nước về kinh đô Thăng Long, ở điện Diên Hồng, để hỏi kế đánh giặc. Trả lời câu hỏi của vua: “Nên đánh hay nên hoà?”, điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh!”. Ý chí quyết chiến với giặc đã được toàn dân hưởng ứng. Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến, đã viết Hịch tướng sĩ, trong đó có câu: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng...". Lời Hịch đã khích lệ mọi người. Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông cổ)

20 tháng 12 2020

Trả lời

Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ :

- Theo lệnh triều đình, nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện chủ trươn "vườn không nhà trống" để đánh giặc, tạm thời rút lui khỏi Thăng Long khi giặc kéo vào, kinh thành trống vắng không một bóng người và lương thực.

- Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần lo lắng hỏi ý kiế của Thái sư Trần Thủ Độ. Ông trả lời "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"

- Khi kẻ thù gặp khó khăn, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công vào kinh thành Thăng Long và truy kịch quân địch khi chúng tháo chạy.

12 tháng 12 2016

+Rửa nhục do thất bại lần thứ nhất .

+Quyết tâm chiếm bằng được Đại Việt.

+Làm cầu nối xâm lược các nước khác ở phía nam Trung Quốc .

-Năm 1279 vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt xâm chiếm Nam Tống lập ra nhà Nguyên, mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam.

-Năm 1283 Toa Đô chỉ huy đường biển tấn công Champa để làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt , sau đó phối hợp với Thoát Hoan đánh vào phía Bắc.

-Tháng 1-1258 Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy ba vạn quân Mông Cổ theo sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, đến Bình Lệ Nguyên gặp tuyến chống cự của Vua Trần Thái Tông.

-Trước thế giặc mạnh, quân ta rút về Thiên Mạc để bảo toàn lực lượng .

-Giặc tiến vào Thăng Long , ta thực hiện “vườn không nhà trống”, chúng tàn phá Thăng Long và cướp bóc ở các làng chung quanh.

-Lúc này vua Trần hỏi ý kiến của Thái Sư Trần Thủ Độ, Ông đã khẳng khái trả lời :“Đầu tôi chưa rơi xuống đất , xin bệ hạ đừng lo”.

-Ở Thăng Long 1 tháng , chúng hết lương thực ,nắm thời cơ đó , quân ta đã đã phản công ở Đông Bộ Đầu , địch bị đánh bật khỏi Thăng Long chạy đến Quy Hóa bị Hà Bổng đánh tan, quân Mông Cổ chạy thẳng về nước. Kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi trong vòng nửa tháng, âm mưu xâm lược Đại Việt của kẻ thù bị chận lại.

6 tháng 12 2019

đg nói lần 1 hay cả 3 vậy

 

 

20 tháng 12 2020

Những sự kiện thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân thời Trần:

- Khi vua triệu tập Hội nghị Bình Than, Trần Quốc Toản vì tuổi nhỏ không được tham dự Hội nghị. Trần Quốc Toản tức giận quân Nguyên đến nỗi tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết. Khi về nhà ông đã huy động hơn 1000 người sắm sửa vũ khí, đóng chiến thuyền và may cờ đề 6 chữ “phá cường địch, báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).

- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, tại đây toàn bộ các bô lão đã đồng thanh hô “Đánh” khi vua Trần hỏi nên đánh hay nên hòa.

- Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ).

6 tháng 1 2021

Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có nhiều đóng góp to lớn, có thể kể như:

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

 

6 tháng 1 2021

cảm ơn bạn

 

10 tháng 5 2023

Bài học : 

- Đẩy mạnh tinh thần đoàn kết của nhân dân 

- Đề ra các kế sách đánh giặc  đúng đắn và sáng tạo 

- Trọng dụng dân tài 

13 tháng 12 2016

* Cách đánh giặc sáng tạo của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến:

- Thực hiện " vườn không nhà trống"

- Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù.

- Biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo.

- Buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động sang bị động.

- Ta từ bị động chuyển sang chủ động, tiêu diệt giặc giành thắng lợi.

15 tháng 12 2016

Thank you very muchhaha

 

5 tháng 9 2016

Tăng thu nhập cho nhiều gia đình, tạo ra nhiều việc làm cho nhiều người dân, có giá trị xuất khẩu, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp

bon phân tưới nước theo quy trình kĩ thuật

29 tháng 11 2021

KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC NGUYÊN- MÔNG

 

- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất năm 1258

 

Thế kỉ XIII, các bộ lạc du mục (Thát Đát, Tác Ta) bước vào giai đoạn thống nhất, dần hình thành đế quốc Mông Cổ. Ngay trong quá trình thống nhất, Mông Cổ đã tổ chức các đạo quân xâm lược, không ngừng bành trướng lãnh thổ. Sau khi đánh chiếm Đại Lí (Vân Nam, Trung Quốc), Mông Cổ ráo riết sửa soạn xâm lược Đại Việt nhằm chiếm đất đai, tạo bàn đạp và thế gọng kìm đánh lên Nam Tống.

 

Trước âm mưu xâm lược của Mông Cổ, quân dân nhà Trần đã tích cực chuẩn bị kháng chiến. Vùng đất Vĩnh Phúc - với địa hình trải theo các triền sông lớn (sông Lô, sông Hồng) - trở thành vị trí hết sức xung yếu, từ Vân Nam (Trung Quốc) có thể theo ngả sông Hồng, qua vùng đất này trước khi vào kinh đô Thăng Long cũng như tiến sâu vào lãnh thổ Đại Việt. Vì thế, nhà Trần từ sớm đã chú ý phòng ngự, lệnh cho cả nước khẩn trương chuẩn bị đánh giặc. Tháng 10 năm 1257, vua Trần Thái Tông xuống chiếu cho các tướng điều quân thuỷ bộ lên miền biên giới tây bắc. Ngã ba Bạch Hạc nhiều lần được Trần Quốc Tuấn chọn là nơi luyện tập thủy quân. Trần Nhật Duật cũng cho đóng đại bản doanh tại Bạch Hạc, chỉ huy lực lượng quân đội, án ngữ vùng Việt Trì.

 

Đầu năm 1258, khoảng 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, theo lưu vực sông Hồng phía tả ngạn và hữu ngạn sông Thao tiến vào Đại Việt. Đường tả ngạn qua vùng đất Hà Tuyên xuống Bạch Hạc (Việt Trì). Đường hữu ngạn qua vùng đất Quy Hoá (Yên Bái, Vĩnh Phúc) cùng xuống Bạch Hạc. Hai đạo quân nhỏ này có nhiệm vụ đi trước thăm dò, dẫn đường. Theo sau là đạo quân khác do con trai của Ngột Lương Hợp Thai là Aju (A Thuật) chỉ huy. Cuối cùng là đạo quân do chính Ngột Lương Hợp Thai trực tiếp cầm đầu.

 

Tháng 1 năm 1258, hai đạo quân Mông Cổ đi trước cùng đến hội quân ở Bạch Hạc. Sau đó chúng theo đường bộ, định tiến về Thăng Long qua ngả Bình Lệ Nguyên. Tại Bình Lệ Nguyên (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), trên sông Cà Lồ, vua Trần Thái Tông đã lập phòng tuyến chặn giặc. Bình Lệ Nguyên chính là trận đầu tiên quân dân Đại Việt đối đầu trực diện với quân Mông Cổ. Tuy nhiên, địa hình Bình Lệ Nguyên lại khá thuận lợi cho kị binh Mông Cổ phát huy sở trường. Vì thế, trận địa của quân dân nhà Trần bị lấn dần. Đạo quân của tướng Lê Tần (Lê Phụ Trần) được lệnh vừa đánh vừa rút.

 

Trong các trận đánh quân Mông Cổ trên vùng đất Vĩnh Phúc, bên cạnh các đội quân chính quy của triều đình, lực lượng dân binh của các thổ tù, chủ trại địa phương đã góp phần không nhỏ trong việc cản bước quân giặc. Tiêu biểu là các đội quân của Hà Bổng, Hà Đặc.

 

Tuy nhiên, trước sức mạnh của địch, nhận thấy khó giữ được Thăng Long, để bảo toàn lực lượng, vua tôi nhà Trần quyết định rút lui khỏi kinh thành. Sau khi củng cố lực lượng, ngày 29 tháng 1 năm 1258, quân Đại Việt từ sông Thiên Mạc mở đợt phản công đánh địch tại bến Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng cạnh kinh thành Thăng Long). Quân Mông Cổ bị đánh bật khỏi kinh thành Thăng Long, rút chạy theo ngả sông Hồng về Vân Nam.

 

Khi tàn quân Mông Cổ chạy qua đất Quy Hóa (miền tây Vĩnh Phúc, giáp với Yên Bái), Hà Bổng đã tập hợp dân binh các làng tổ chức mai phục. Chiến thắng của các trận phục kích ở Quy Hóa có ý nghĩa to lớn, góp phần khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt.

 

Ngày nay, vùng đất Bình Xuyên vẫn còn lưu lại những tên gọi địa danh ghi dấu trận chiến năm 1258. Tại đền thờ một bộ tướng của Hai Bà Trưng ở xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên) còn đôi câu đối, trong đó có một vế nhắc lại chiến công trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất này: "Trần phá Nguyên binh vạn cổ anh linh lưu bất tử" (Nhà Trần đánh quân Nguyên, anh linh ngàn năm bất diệt).

29 tháng 11 2021

tra mạng à