Hưng Yên là đất chèo gốc, là cái nôi của các làn điệu chèo cổ. Ðất Sơn Nam hạ xưa đã sản sinh ra những nghệ sĩ nổi tiếng như Phạm Thị Trân, Ðào Văn Só, Sái Ất, Ðào Thị Huệ và sau này là Phạm Ðình Nghị. Năm 1997, khi tái lập tỉnh Hưng Yên thì Ðoàn chèo Hưng Yên cũng được thành lập từ nguồn diễn viên, nhạc công của Ðoàn chèo Hải Hưng cũ. Lúc đó chỉ có 12 cán bộ, diễn viên thế mà chỉ sau hơn mười năm, Ðoàn chèo Hưng Yên đã trở thành một đơn vị nghệ thuật có vị trí xứng đáng trong làng sân khấu chuyên nghiệp của cả nước.
Nhạc sĩ Thịnh Trường, Trưởng đoàn, người có công xây dựng đoàn, cho biết: Ðiều quan trọng nhất để dẫn đến thành công là phải phát huy thật tốt thế mạnh của nôi chèo vì ở đó vừa lưu giữ vốn quý của cha ông từ lâu được nhiều người yêu thích.
Lúc mới thành lập, lực lượng quá mỏng, cơ sở vật chất yếu kém, tất cả cán bộ, diễn viên đều nhận thức sâu sắc điều này và cố gắng hết sức mình vừa luyện tập chuyên môn có chất lượng cao vừa phải tìm mọi cách đưa nghệ thuật chèo đi sâu vào công chúng. Vừa dựng vở, đoàn vừa đi xuống các làng, xã biểu diễn các trích đoạn chèo cổ và các chương trình thời sự ngắn phục vụ nhiệm vụ các địa phương. Thậm chí đoàn còn vào Tây Nguyên phục vụ bà con quê Hưng Yên đi xây dựng kinh tế mới.
Những chuyến thâm nhập thực tế này không những gây sự tin yêu đối với đoàn còn thức dậy lòng say mê nghệ thuật chèo trong nhân dân, kéo người xem đến với sân khấu chèo. Từ đó, đoàn đã nhận được sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất đồng thời tạo ra phong trào quần chúng hát và diễn chèo, vừa có thêm người xem vừa có thể tuyển chọn được những diễn viên xuất sắc từ phong trào văn nghệ quần chúng. Kinh nghiệm này đã giúp đoàn thực hiện xã hội hóa sân khấu khi các bộ môn nghệ thuật truyền thống đang gặp nhiều khó khăn vì thưa vắng người xem. Ðể cuốn hút lớp trẻ đến với sân khấu chèo, đoàn phối hợp với Trung tâm Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thực hiện Dự án Sân khấu học đường đưa nghệ thuật chèo vào các trường học. Kết quả rất khả quan: Các em học sinh không chỉ làm quen và hiểu nghệ thuật chèo mà còn có thể biểu diễn được những trích đoạn chèo cổ.
Càng đi sâu vào công chúng, càng khai thác phát huy vốn chèo cổ truyền thống với tất cả sự say mê, tâm huyết, các nghệ sĩ Ðoàn chèo Hưng Yên trưởng thành nhanh chóng, một số người đã đoạt huy chương vàng, huy chương bạc qua các kỳ hội thi, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp khu vực và toàn quốc như: Nhạc sĩ Thịnh Trường, các nghệ sĩ: Khắc Nghĩa, Xuân Sanh, Thanh Lam...
Ðoàn đã biểu diễn thành công vở Tống Trân - Cúc Hoa trên sóng Ðài Truyền hình Việt Nam được đông đảo khán giả trong nước và kiều bào nước ngoài nhiệt liệt hoan nghênh, khen ngợi. Các vở diễn của đoàn như: Hải Thượng Lãn Ông, Lưu Bình Dương Lễ, Tấm Cám, Hương Cúc, Nỗi đau người lương thiện, Người tử tù, Nàng Trinh Nguyên, Giọt máu đào, Em phải xa anh... và hàng chục trích đoạn, tiểu phẩm được biểu diễn ở trong và ngoài tỉnh thu hút hàng vạn lượt người xem. Ðoàn chèo Hưng Yên đã thể hiện những nét riêng của mình, khai thác và phát huy rất tốt vốn cổ không ngừng vươn lên từ các nôi chèo truyền thống.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Hưng Yên là đất chèo gốc, là cái nôi của các làn điệu chèo cổ. Ðất Sơn Nam hạ xưa đã sản sinh ra những nghệ sĩ nổi tiếng như Phạm Thị Trân, Ðào Văn Só, Sái Ất, Ðào Thị Huệ và sau này là Phạm Ðình Nghị. Năm 1997, khi tái lập tỉnh Hưng Yên thì Ðoàn chèo Hưng Yên cũng được thành lập từ nguồn diễn viên, nhạc công của Ðoàn chèo Hải Hưng cũ. Lúc đó chỉ có 12 cán bộ, diễn viên thế mà chỉ sau hơn mười năm, Ðoàn chèo Hưng Yên đã trở thành một đơn vị nghệ thuật có vị trí xứng đáng trong làng sân khấu chuyên nghiệp của cả nước.
Nhạc sĩ Thịnh Trường, Trưởng đoàn, người có công xây dựng đoàn, cho biết: Ðiều quan trọng nhất để dẫn đến thành công là phải phát huy thật tốt thế mạnh của nôi chèo vì ở đó vừa lưu giữ vốn quý của cha ông từ lâu được nhiều người yêu thích.
Lúc mới thành lập, lực lượng quá mỏng, cơ sở vật chất yếu kém, tất cả cán bộ, diễn viên đều nhận thức sâu sắc điều này và cố gắng hết sức mình vừa luyện tập chuyên môn có chất lượng cao vừa phải tìm mọi cách đưa nghệ thuật chèo đi sâu vào công chúng. Vừa dựng vở, đoàn vừa đi xuống các làng, xã biểu diễn các trích đoạn chèo cổ và các chương trình thời sự ngắn phục vụ nhiệm vụ các địa phương. Thậm chí đoàn còn vào Tây Nguyên phục vụ bà con quê Hưng Yên đi xây dựng kinh tế mới.
Những chuyến thâm nhập thực tế này không những gây sự tin yêu đối với đoàn còn thức dậy lòng say mê nghệ thuật chèo trong nhân dân, kéo người xem đến với sân khấu chèo. Từ đó, đoàn đã nhận được sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất đồng thời tạo ra phong trào quần chúng hát và diễn chèo, vừa có thêm người xem vừa có thể tuyển chọn được những diễn viên xuất sắc từ phong trào văn nghệ quần chúng. Kinh nghiệm này đã giúp đoàn thực hiện xã hội hóa sân khấu khi các bộ môn nghệ thuật truyền thống đang gặp nhiều khó khăn vì thưa vắng người xem. Ðể cuốn hút lớp trẻ đến với sân khấu chèo, đoàn phối hợp với Trung tâm Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thực hiện Dự án Sân khấu học đường đưa nghệ thuật chèo vào các trường học. Kết quả rất khả quan: Các em học sinh không chỉ làm quen và hiểu nghệ thuật chèo mà còn có thể biểu diễn được những trích đoạn chèo cổ.
Càng đi sâu vào công chúng, càng khai thác phát huy vốn chèo cổ truyền thống với tất cả sự say mê, tâm huyết, các nghệ sĩ Ðoàn chèo Hưng Yên trưởng thành nhanh chóng, một số người đã đoạt huy chương vàng, huy chương bạc qua các kỳ hội thi, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp khu vực và toàn quốc như: Nhạc sĩ Thịnh Trường, các nghệ sĩ: Khắc Nghĩa, Xuân Sanh, Thanh Lam...
Ðoàn đã biểu diễn thành công vở Tống Trân - Cúc Hoa trên sóng Ðài Truyền hình Việt Nam được đông đảo khán giả trong nước và kiều bào nước ngoài nhiệt liệt hoan nghênh, khen ngợi. Các vở diễn của đoàn như: Hải Thượng Lãn Ông, Lưu Bình Dương Lễ, Tấm Cám, Hương Cúc, Nỗi đau người lương thiện, Người tử tù, Nàng Trinh Nguyên, Giọt máu đào, Em phải xa anh... và hàng chục trích đoạn, tiểu phẩm được biểu diễn ở trong và ngoài tỉnh thu hút hàng vạn lượt người xem. Ðoàn chèo Hưng Yên đã thể hiện những nét riêng của mình, khai thác và phát huy rất tốt vốn cổ không ngừng vươn lên từ các nôi chèo truyền thống.