K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2017

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

17 tháng 10 2017

Tìm hiều đề :

- Thể loại : Văn tự sự 

- Nội dung :  Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa

Dàn bài:

Mở bài:
– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyên đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
- Suy nghĩ về chuyến đi.
- Mong ước.

17 tháng 10 2017

Một ngày gần cuối năm học lớp năm của em, cậu Trung đến nhà chơi và hỏi em có cần cậu giúp học bài gì không. Em sung sướng mang bài tiếng Việt ra hỏi cậu vê ý nghĩa của câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Cậu vui vẻ giải thích:

-   Câu này có nghĩa là nếu cháu chịu khó đi đây đi đó thì sẽ được mở mang hiểu biết, ở một một nơi xa lại học thêm được điều hay, điều lạ.

Em phụng phịu:

-   Cậu nói vậy thì cháu hiểu nhưng cháu có được đi chơi xa bao giờ đâu! Nơi xa nhất mà cháu từng đi là chợ huyện đấy!

Cậu vui vẻ cười:

-   Cháu muốn đi xa thì dễ thôi, nhưng cháu phải chứng minh cho cậu thấy là cháu xứng đáng với phần thưởng đó. Nếu cuối năm cháu đạt học sinh giỏi, cậu sẽ đưa cháu đến một nơi rất hay là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam!

Cuối năm học đó, nhờ những nỗ lực không ngừng, em đạt danh hiệu quý giá ấy và cậu em đã giữ lời hứa! Đó là chuyến đi xa lần đầu tiên của em.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi trưng bày những hiện vật văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên đât nước Việt Nam. Không chỉ thế, tại đây còn thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần, các trò chơi dân gian củạ nhiều dân tộc khác nhau rất độc đáo và hấp dẫn. Cậu Trung chọn rất khéo, đó là ngày thứ 7, 30 tháng 4, hôm ấy vừa là ngày nghỉ vừa gần ngày Quốc tế Thiếu nhi nên bảo tàng có rất nhiều khách vào chơi mà đa số là các bạn thiếu nhi được bố mẹ cho đến.

Xe cậu vừa đỗ lại em đã bị choáng ngợp bởi lượng người rất đông đứng ngoài bảo tàng. Hai bên cổng là những người bán hàng rong: những quả bóng ni lông đầy màu sắc, hình dáng; nhũng con tò he xinh xắn sặc sỡ; những món đồ chơi lạ mắt nhự máy bay cánh quạt, con chim giấy,... Đứng trước cổng là hàng chục người đang xếp hàng chờ mua vé vào tham quan. Em và cậu cũng trật tự nối nếp vào hàng người ấy.

Bước qua cánh cổng bảo tàng, em đứng trước một khối nhà mái vòm rất lớn. Trước nhà là một chiếc ao nhỏ, để đi vào khối nhà đó cần đi qua một chiếc cầu xây hình bậc thang. Phía trên cổng chính to rộng là một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cậu em bảo đó là khu trưng bày trong nhà. Theo chân cậu, em bước vào trong. Khu trưng bày trong nhà gồm hai tầng. Chính giữa sảnh chính tầng trệt là một cây nêu rất lớn. Nó cao gần chạm mái tầng trên, từ một nhánh chính, có rất nhiều nhánh nhỏ được tách ra, mỗi nhánh lại được trang trí bằng nhiều màu sắc rất đẹp đẽ, lộng lẫy. Đó là cây nêu ngày Tết dùng để trừ tà vẫn thường xuất hiện trong phong tục người Việt. Theo chân cậu, em bước tiếp vào trong và được chiêm ngưỡng các dụng cụ lao động, săn bắt như liềm, cung, dao,... của người Bana, Êđê, Tày, Nùng,... còn có rất nhiều mô hình nguời dân tộc Mông, Mường, Việt,... trong các lễ ma chay, cưới hỏi, thời bao cấp,... Rồi nhũng chiếc ti vi luôn luôn được mở quay cảnh sinh hoạt của các dân tộc,...

Nhưng điểm hấp dẫn nhất thu hút những khách tham quan "nhí" như chúng em là khu trưng bày ngoài trời. Rời ngôi nhà mái vòm, em bước ra một không gian thoáng rộng vô cùng. Ngoài đó có rất nhiều những cây xanh mát, những dòng nước trong vắt. Đi trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng giống như đi trong một khu vườn rợp mát vậy. Tại đây có trưng bày rất nhiều mô hình nhà ở, nhà mồ, thuyền,... cùa nhiều dân tộc. Tất cả đều có kích thước giống như thật. Đa số đều được làm từ các loại cây cối đã làm khô như nứa, gỗ lim, gỗ pơ-mu, cỏ gianh,... Riêng nhà của người Hà Nhi rất đặc biệt: nó được làm bằng đất nện! Nhà rông Tây Nguyên cao vút lên trời xanh, muốn lên được nhà phải trèo lên những bậc thang cao chừng hơn hai mét bằng gỗ. Mái nhà được xếp từ những nắm cỏ rơm khô, vách ken bằng nứa, khung và xà nhà làm từ gỗ. Nhà dài của người Ê-đê thì rất... dài! Đủ cho cả một dòng họ gồm hàng chục người sinh sống. Ngôi nhà cũng gần giống mô hình nhà sàn, muốn lên nhà phải leo lên bậc gỗ, bậc nhà dài Ê-đê thấp gần bằng một nửa bậc lên nhà rông Tây Nguyên. Vách nhà được ken bằng nứa, mái nhà được lợp cỏ gianh. Trong nhà chứa rất nhiều cồng, chiêng, trống, gùi, bình rượu cần, dụng cụ lao động,.. Nhà của người Hà Nhì không phải là nhà sàn, nó gần giống nhà người Kinh, duy có điều khác lớn nhất là tường nhà hoàn toàn được làm từ đất. Tường nhà dày khoảng 30cm, em tự hỏi không biết người Hà Nhì đã làm thế nào để tạo được tường nhà như vậy? Ngoài những ngôi nhà còn có các nhà mồ của người Ể-đê, Ba-na,... dược chạm trổ cầu kì, đẹp mắt thể hiện bản sắc văn hóa riêng mỗi dân tộc, vùng miền. Bên cạnh đó, em còn được chiêm ngưỡng những chiếc thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền đua yới kích thước như thật rất tuyệt vời!

Vui nhất là những trò chơi được tổ chức mà chính là các anh chị tình nguyện viên đến từ các trường đại học: nhảy sạp, lò cò, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, ném còn, bắn bi,... và cả múa rối nước nữa chứ! Trò chơi được các bạn nhỏ tham gia rất nhiệt tình. Các bạn từ nhiều tỉnh thành, quận huyện đến vơi bảo tàng, hàng ngày ít có dịp vui chơi nhu vậy nên ai cũng hào hứng. Em nhiệt tình tham gia đến mức cậu Trung cứ lắc đâu cười bảo: "Cứ thế này bao giờ cậu mới được về!" Cậu chỉ nói vậy thôi, cậu cũng rất thích chơi, bằng chứng là cậu đã cùng chơi với chúng em trò nhảy bao bố này, trò kéo co này,... Kết quả là lần nào cậu cũng... thua! Cậu giải thích rằng: vì cậu mải cười quá nên không tập trung thi đấu!

Trời đã về trưa tự lúc nào, nắng tháng sáu khá gay gắt, mặt bạn nhỏ nào cũng đỏ gay. Mồ hôi nhễ nhại, bụng đói meo mà em vẫn muốn chơi tiếp với các bạn. Nhưng cậu em đã chỉ tay vào đồng hồ ra hiệu đến giờ về. Em phụng phịu bước theo cậu lòng đầy luyến tiếc.

Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật lí thú và bổ ích biết bao! Nó cho em bao hiểu biết về vốn văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Đặc biệt, em đã có những giờ phút vui chơi thật thoải mái, vui vẻ. Nhất định em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để được đến những nơi lí thú như vậy!



 

27 tháng 11 2016

*Kể về buổi đâu tiên đi học.

Buổi sáng mùa thu hôm ấy, bầu trời trong xanh và không gian tràn ngập tiếng chim hót. Trên con đường làng rợp cây xanh, áo trắng học sinh lấp loá như bướm lượn. Tất cả học sinh Tiểu học củaxã đều đổ về trường. Em được mẹ chở đến trường trên chiếc xe gắn máy. Ngày hôm nay, thôn xóm, đường làng như đẹp hơn. Bầu trời như rộng ra, mênh mông: hôm nay em đi học. Cô giáo tươi cười đón em vào lớp, mẹ vui vẻ động viên em: “Tự tin lên, hôm nay con đã là học sinh Tiểu học rồi đó con yêu”. Trong lớp, một vài bạn cũng có tâm trạng như em, rụt rè, nhút nhát nhưng ham thích và háo hức. Cho đến hôm nay, nhở lại buổi đầu đi học, lòng em vẫn lâng lâng một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Chúc bn hok tốt!

26 tháng 11 2017

Mùa xuân đến rồi kìa ! Cảnh vật mùa xuân luôn tràn đầy sức sống. Những cánh hoa đào của miền bắc và hoa mai của miền nam đua nhau khoe sắc, chở bao nhiêu dư vị và màu sắc của mùa xuân. Những cành cây cao vút bắt đầu nhú những mầm non xanh nõn, mượt mà như những nét chấm phá nhẹ nhàng giữa bầu trời cao trong xanh.
- chỉ từ là : kìa

11 tháng 12 2023

Mỗi ngày đến trường là thêm một ngày vui và nhiều điều bổ ích. Những giờ học toán, học lý hay học hóa đều khiến đầu óc căng thẳng, tập trung suy nghĩ và tư duy rất nhiều. Nhưng xen vào trong những tiết học căng thẳng đó luôn là những tiết học bổ ích, nhẹ nhàng mà lại sâu lắng. Đó là tiết học môn ngữ văn. Tiết học mà em luôn mong đợi vì nó có thật nhiều điều thú vị. Tiết văn hôm nay, chúng em được học bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”.

Mà mọi thứ không như em vẫn mong đợi. Đầu giờ, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra mười lăm phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng động, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới – là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.

Cô đọc mẫu cho cả lớp nghe một đoạn. Cô hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm rồi cô gọi các bạn trong lớp đứng lên đọc tiếp bài. Bài thơ được đọc lên từ rất nhiều người, nhiều giọng nói khác nhau. Nhưng tất cả các bạn trong lớp đều cảm nhận được sự vĩ đại của Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ của dân tộc. Bài thơ kết thúc. Cô tiếp tục dẫn dắt bài, gợi ý cho chúng em tìm hiểu về bài thơ, để có thể cảm nhận hết được ý thơ.

Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kéo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.

Tiếng trống trường vang lên. Cũng là lúc cô kết thúc bài giảng của mình. Cô vui vì tinh thần học tập và sự hăng say xây dựng bài của chúng em. Còn chúng em vui vì qua tiết học chúng em được trả qua nhiều cung bậc cảm xúc và bản thân mỗi người thấy yêu cuộc sống hơn, thấy tự hào, có động lực để chúng em phấn đấu. Cả lớp ai cũng chờ đến tiết văn tiếp theo

Tả lại tiết học Ngữ văn - Mẫu 6

Hàng ngày em được học rất nhiều môn học vô cùng thú vị và hấp dẫn. Những tiết học của giờ Văn ngày thứ sáu vừa qua thật sự để lại cho em nhiều điều vô cùng thích thú. Nó mãi mãi là một kỷ niệm không thể nào quên trong lòng em. Nó trở thành một kỷ niệm thiêng liêng vô cùng quan trọng trái tim của em, là hành trang theo em tới suốt cuộc đời của mình.

Nó bồi dưỡng cho em rất nhiều kiến thức, cho em hướng tới ước mơ tương lai của mình, biết yêu quê hương đất nước nhiều hơn. Đó chính là những tiết học của giờ Văn do cô Nhung giảng dạy.

Ngày hôm ấy trời vô cùng trong xanh trên những cành cây cao có những chú chim hót líu lo, tạo nên một bản tình ca hấp dẫn cho một ngày mới. Khi tiếng trống vào lớp vang lên chúng em nhanh chóng ổn định chỗ ngồi của mình. Khi cô tới cửa lớp bạn lớp trưởng khẽ hô "Các bạn đứng" chúng em vội vàng đứng lên chào cô, thể hiện hành động tôn sư trọng đạo của mình với thầy cô giáo.

Cô Nhung bước vào, các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho giờ học mới. Cô nhìn cả lớp nở một nụ cười thân thiện trên môi, sau khi ổn định chỗ ngồi cô hỏi cả lớp "Các em đã làm bài cũ chưa?" Cả lớp ngoan ngoãn đồng thanh đáp lại lời cô "Dạ thưa cô rồi ạ!" Rồi cô bước về bục giảng chuẩn bị kiểm tra bài cũ.

Cô gọi bạn Trang, bạn Tùng lên bảng trả lời miệng, bạn nào cũng thuộc bài trả lời lưu loát những gì cô hỏi nên đạt điểm cao. Hôm đó, cô Nhung mặc một chiếc áo dài màu thiên thanh vô cùng tinh tế, từng đường kim mũi chỉ rất vừa vặn làm cho thân hình cô trong thanh tao, trang nhã. Cô buông mái tóc đen dài mượt tới ngang lưng của mình khiến cho tụi học trò nữ chúng tôi nhìn cô vô cùng ngưỡng mộ, xuýt xoa khen cô đẹp quá!

Cô giáo rất vui, hài lòng khen cả lớp có tinh thần học tập bài cũ. Rồi cô nhắc cả lớp mở vở ghi bài mới, cô mời bài bằng những lời giới thiệu vô cùng hấp dẫn, ấn tượng.

Cô nói về đề tài quê hương "Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, nơi chôn rau cắt rốn. Nơi sinh ra nuôi dưỡng chúng thanh thành người. Cũng nhưng những câu thơ mà nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

“Quê hương mỗi người chỉ một
Nhưng là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”

Để tìm được tình yêu quê hương, đất nước bắt nguồn từ nơi nào thì chúng ta cần phải tìm hiểu trong bài học sau đây "Lòng yêu nước. Cả lớp lắng nghe từng lời cô giảng như uống từng giọt mật ngọt.

Sau đó cô giáo giới thiệu về tác giả, rồi tới nội dung tác phẩm. Cô hướng dẫn cách đọc mẫu như thế nào cho đúng cách, giọng của cô vô cùng nhẹ nhàng trầm ấm, truyền cảm khiến cho chúng em vô cùng thích thú.

Cô gọi ban Mai đọc lại bài của mình, giọng đọc của bạn vô cùng rõ ràng rành mạch, khiến cho các bạn trong lớp vô cùng ngưỡng mộ. Sang phần phân tích cô diễn tả vô cùng linh hoạt, tinh tế, khiến chúng tôi vô cùng dễ hiểu và cảm thấy yêu bài học hơn bao giờ hết.

Cô giáo đặt những câu hỏi, các bạn giơ cánh tay giơ lên đều thẳng tăm tắp. Bạn nào cũng muốn cô sẽ để ý tới mình, muốn được cô gọi để có thể trả lời. Không ai còn lơ là, mà rất tập trung, không còn ai mơ màng ở ngoài cửa lớp, dù bên ngoài những tiếng chim vô cùng líu lo, ríu rít.

Lòng yêu nước bắt nguồn từ những việc vô cùng nhỏ bé như yêu quê hương, yêu người thân, bạn bè, người thân của mình.Bài học đã kết thúc những lời in đậm trong tâm thức của chúng em. Em mong sao mình sẽ được học nhiều giờ học bổ ích, hiệu quả như thế.

19 tháng 3 2018

Chín tháng mười ngày

Mẹ nâng niu con

Khi được vuông tròn 

Mẹ chăm , mẹ bẵm.

Tk nha!

19 tháng 3 2018

Mình viết về mẹ nhà , thơ tự nghĩ :

Mẹ

Mẹ là vầng trăng 

Lo lắng cho con

Mẹ là núi non

Để con dựa dẫm

Mẹ là mái ấm

Chở che từng ngày

21 tháng 9 2018

đề này viết dài lắm.mik viết mỏi tay r

23 tháng 9 2018

Giúp mk đi mà!!!!😥😯😅😢😟😖😪😭

27 tháng 10 2017

I – Tìm hiểu đề:

- Thể loại: Tự sự ( kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận + miêutả nội tâm).

- Nội dung: Kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

- Hình thức: bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài,kết bài.

- Yêu cầu:

+ Đây là một bài văn tự sự, thuộc kiểu bài kể chuyện sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình làm bài, có thể phát huy trí tưởng tượng bay bổng của mình. Tuy nhiên, tưởng tượng nhưng vẫn phải hợp lí, phải kể lại được diễn biến các sự việc chính như hoàn cảnh gặp gỡ, nội dung cuộc trò chuyện… Mặt khác, để bài yêu cầu kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật nên những hình ảnh, sự việc, lời tâm sự của em và người lính ấy phải phù hợp với nội dung của bài thơ. Sử dụng ngôi kể thứ nhất – xưng “tôi”.

+ Trước khi viết bài văn này, cần nắm vững những đặc điểm của hình tượng người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”( những suy nghĩ, tình cảm, những đặc điểm, phẩm chất…của anh bộ đội trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt); xác định nhân vật chính trong câu chuyện kể là người lính lái xe và em – đồng thời là người kể chuyện. Từ đó, hãy kể lại câu chuyện của buổi gặp gỡ.

+ Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận được kết hợp trong bài viết là những suy nghĩ, tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ ấy, và những suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay đối với quá khứ và cả tương lai của dân tộc.

II – Dàn ý:

1. Mở bài: Trong cuộc sống, có những người ta chỉ gặp một lần, chỉ trò chuyện chốc lát những cũng đã để lại nhiều dấu ấn,tác động sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thật may mắn và tình cờ, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.

2. Thân bài:
- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…)
- Miêu tả người lính đó ( ngoại hình, tuổi tác,…)
- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:
+Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
+Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh,bom đạn của kẻ thù làm xe bị vỡ kính,mất đèn, không mui.
+Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ ->  Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)
3. Kết bài:

- Chia tay người lính lái xe.
- Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.

+ Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.

+ Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang.

+ Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được.

+ Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng.

;3

27 tháng 10 2017
  • Tóm tắt: Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, khao khát mong mỏi đến ngày được trở về gia đình gặp mặt con gái. Nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng món quà chưa kịp trao cho con thì trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái.
  • Tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con:
    • Tình huống thứ nhất là khi bé Thu không nhận cha. Vì cuộc kháng chiến mà người cha đi biền biệt suốt tám năm, từ khi bé Thu chưa đầy một tuổi. Sau tám năm xa cách, anh trở về, đứa con gái không chịu nhận ba. Đến lúc con nhận ra và gọi anh Sáu bằng ba là lúc anh phải ra đi nhận nhiệm vụ mới.
    • Tình huống thứ hai là khi anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái bằng tất cả tình yêu thương. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh trong chiến trường.
11 tháng 12 2016

Mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn trên những nhánh lá, mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.

12 tháng 12 2016

Chỉ từ đâu bạn

 

Ngôi trường tôi đang học có ba dãy phòng hình chữ U rộng rãi , thoáng mát . Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh  tươi hay những cô phượng   đỏ thắm , luôn che bóng mát cho những giờ ra chơi . Dọc hành lang , có những hàng ghế đá  để chúng em đọc sách báo trong giờ ra chơi . Ôi ! Ngôi trường thân yêu . Tôi sẽ không bao giờ  quên nó .