Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mưa lũ xảy ra trong 2 ngày (10-11/10) tại tỉnh Sơn La đã làm 11 người chết, mất tích và bị thương, gần 200 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, hư hỏng, gần 300ha lúa, ngô bị thiệt hại.... Đến 15h ngày 11/10, 3 người hiện đang mất tích tại xã Song Khủa và Lóng Luông huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La vẫn chưa tìm thấy.
Hiện toàn tỉnh có 11 người chết, mất tích và bị thương, gần 200 ngôi nhà bị cuốn trôi, sạt lở, hư hỏng, gần 300 ha lúa, ngô bị thiệt hại.
Hệ thống giao thông đến 6 xã vùng Mường của huyện Phù Yên bị cô lập hoàn toàn do 2 mố cầu của xã Gia Phù bị cuốn trôi.
Hệ thống giao thông các xã Chiềng Yên, Suối Bàng, Liên Hòa, Mường Men, Song Khủa của huyện Vân Hồ bị cô lập hoàn toàn....
Huyện Phù Yên là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ này, đến chiều nay mưa vẫn rất to, nước lũ trên suối Tấc tiếp tục dâng cao gây ngập úng nhiều khu vực dân cư và diện tích hoa màu các xã dọc theo bờ suối.
Theo người dân ở huyện cho biết: Đã nhiều năm nay bây giờ mới thấy có trận lũ lớn như vậy xảy ra tại Phù Yên. Đâu đâu cũng thấy nước lũ tràn về ngập hết cả cánh đồng Mường Tấc. Riêng tại bản Chiềng Sung, xã Quang Huy có 50 hộ dân thì 47 nhà bị ngập.
Chị Đinh thị Sung người dân ở bản Chiềng Sung cho biết: “Bà con ở đây thiệt hại nhất là về cánh đồng ruộng. Hầu như là 100% đều thiệt hại hết. Bây giờ trời vẫn chưa tạnh, không biết có cứu được thóc lúa nữa không”.
Thông tin mới nhất tại huyện Phù Yên, đến 15h chiều nay, huyện có 2 người chết và 2 người bị thương, 148 nhà dân bị ảnh hưởng, trong đó 28 nhà bị sập đổ hoàn toàn, gần 280ha lúa bị thiệt hại, nhiều công trình hạ tầng điện, trường học, giao thông, thủy lợi bị hư hỏng. Trung tâm thị trấn Phù Yên vẫn bị cô lập hoàn toàn.
Ngay sáng nay, huyện Phù Yên đã cho học sinh tất cả các trường nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Công tác cảnh báo lũ cũng được đẩy mạnh, phát thường xuyên diễn biến lũ trên hệ thống loa truyền thanh.
Do giao thông đến 6 xã vùng Mường bị hư hỏng nặng nên huyện chỉ đạo đến các xã, bản chủ động triển khai công tác ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai.
Tại huyện Vân Hồ, mưa lũ cũng làm sạt lở, cuốn trôi 4 nhà dân tại các xã: Song Khủa, Mường Tè, Liên Hòa, Chiềng Khoa, gây ngập úng và cuốn trôi nhiều diện tích hoa màu, nhiều tuyến đường bị sạt lở và cô lập.
Tại xã Suối Bàng, lũ lớn đã cuốn trôi 1 cầu treo tại bản Khoang Tuống. Huyện đã di chuyển khẩn cấp 4 hộ có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.
Hiện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Vân Hồ đã thành lập đoàn xuống kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả tại các địa phương bị thiệt hại, đồng thời, chỉ đạo các xã huy động lực lượng tại chỗ xuống các bản giúp nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, tìm kiếm người mất tích.
Ông Tếnh A Chìa - Chủ tịch UBND xã Loóng Luông, huyện Vân Hồ cho biết: Xã có 1 người bị mất tích, nạn nhân là bà Sồng thị Ganh (bản Co Lóng) đang ở lán nương, lũ lớn tràn về cuốn trôi hiện vẫn chưa được tìm thấy.
Mưa lũ còn gây thiệt hại về người và tài sản tại huyện Mường La, Bắc Yên và Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Các địa phương đã kịp thời triển khai công tác kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục các điểm bị ngập úng, sạt lở, đến thăm hỏi, động viên gia đình có người chết, nhà bị cuốn trôi./.
Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đà dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.
Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi có độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng trắng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.
Tả cô giáo đã để lại cho em ấn tượng tốt đẹp
Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.
Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”
Chì là dàn ý thôi nha bạn :
I/Mở bài : Giới thiệu đối tượng miêu tả ; Ý diễn đạt :
- “Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là Vầng Thái Dương”
- Vâng,trong nền văn học nước ta, rất nhiều, rất nhiều tác phẩm được ra đời nhằm khẳng định công lao Cách mạng của Người.
-Tiêu biểu cho việc đó, nhà thơ Minh Huệ từng viết bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hình ảnh Bác vào đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch thật gần gũi, sâu sắc.
II/Thân bài
1) Miêu tả hình dáng : Ý diễn đạt :
a. Tả bao quát
- Trong trí tưởng tượng của tôi, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu.
- Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.
b. Tả chi tiết
- Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim – dấu tích thời gian chống giặc – lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
“ Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
- Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiêm lại, cương quyết.
- Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi.
- Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông.
- Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Mỗi lần suy nghĩ, Bác Hồ lại đưa bàn tay gân guốc, ấm áp lên vuốt vuốt râu, ra vẻ rất ưu tư.
- Giọng nói từ tốn , rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.
- Theo đó là những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc tiến về phía trước.
- Ôi, Người Cha của chúng ta mới giản đơn và bình dị làm sao !
2) Miêu tả hoạt động,tính tình
- Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng
- Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ , Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân ( điều này cho thấy Bác là người …) nhạy bén, nhìn xa trông rộng .
- Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng.
- Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối.
- Tại sao ư ? Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.
=> Ôi, vầng Thái dương, người Cha già dân tộc thật cao cả xiết bao !
III/Kết bài : Nêu cảm xúc, bài học rút ra, đối chiếu bản thân : Ý diễn đạt
- Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của VN, là một vị lãnh tụ tài giỏi, là người cha già dân tộc và cũng là một nhân cách lớn.
- Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.
- Noi gương Người, tôi quyết tâm học tập, rèn luyện đạo đức của Người để trở thành một công dân tốt, góp phần phát triển xã hội, xây dựng đất nước .
- Bác ơi, Bác sẽ mãi là vị lãnh tụ, là Người cha già dẫn dắt chúng con – con dân đất Việt
“ Con đang đi giữa đêm trường
Nhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con”
Chúc học tốt !
– Khi người kế xưng tôi: ngôi thứ nhất.
– Khi người kế giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kế như người ta kể: ngôi kể thứ ba.
Gia đình em có bốn người bố, mẹ em và một cậu em trai ngoan ngoãn. Em trai em tên là Vũ và em cũng rất yêu quý em Vũ nhất trong nhà.
Em Vũ năm nay em mới có 5 tuổi. Em Vũ ngoan lắm cho nên cả nhà ai ai cũng yêu quý em. Là con trai nên em cũng có lúc nghịch ngợm nhưng khi được cả nhà chỉ bảo là em nghe theo ngay. Mái tóc của em lưa thưa thật mềm mại biết bao nhiêu, ở lớp em cũng rất được cô giáo yêu quý. Bạn bè của Vũ cũng thích chơi với Vũ. Mỗi lần đi chơi nhà bạn gần nhà em cũng đều xin phép bố mẹ cần thận rồi mới đi. Khi em học bài thì Vũ cũng thích lắm, nó cứ chăm chú nhìn em học và cũng biết được những chữ cái mà cô giáo trong trường mầm non dạy cho. Vũ có trí nhớ cũng thật tốt, chỉ cần học vài ba lần là nó cũng đã thuộc được những câu thơ ngắn. Hay thỉnh thoảng còn đứng kể truyện cổ tích cho cả nhà nghe nữa.Những câu truyện cổ tích Vũ kể nó cũng chỉ là kể được những điểm cốt chuyện, lắm khi còn lộn xộn, kể qua một đoạn mới nhớ ra quên mất chi tiết làm cả nhà cười lăn ra.
Vũ có dáng người nhỏ nhỏ nhưng nhanh nhẹn lắm, ở lớp không ai chạy nhanh bằng nó. Ai cũng thích nói chuyện với Vũ vì Vũ lại có tính hài hước nữa.Em cũng rất quý em Vũ và tự hứa sẽ cố gắng học tập tốt để cho em Vũ noi theo.
Tham khảo nhé :
I. Mở bài
Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.
II. Thân bài
1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng
- Hai ông bà đã già, chưa có con.
- Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.
- Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.
- Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi
- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.
- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.
- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.
3. Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời
- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.
- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.
- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.
- Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.
III. Kết bài
Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.
TB :
- Giải thích ngĩa của câu tục ngữ
Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt
=>Phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm
- Nguyên nhân : Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )
-Dẫn chứng thực tế
+ Ngày xưa
=> nguwoif ta áp dụng như thế nào?
+ Này nay
KB : Chốt lại vấn đề
Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học. Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lần rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nắm bắt. Lần dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nắm lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Ngã. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.
Bạn tìm giúp nha !!! Mình làm biến quá
Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” là hai câu thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ. Đó đồng thời cũng là trách nhiệm Bác giao cho hậu thế về việc phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước.
Thực hiện tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20-2-1990. Đến nay, chúng ta có hàng trăm văn bản luật và dưới luật liên quan đến trẻ em. Đặc biệt, Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 1-6-2017 đã cụ thể hóa nhiều quan điểm tiến bộ, góp phần tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em. Chính sự vào cuộc đồng bộ, toàn diện nên công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Các quyền và môi trường sống của trẻ được bảo đảm; trẻ em khó khăn và có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm.
Tuy nhiên, ở đâu đó, tình trạng bóc lột sức lao động của trẻ em, không tạo điều kiện cho trẻ được hưởng các quyền lẽ ra các em được hưởng; đặc biệt là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em… vẫn có diễn biến phức tạp. Nhưng dễ thấy nhất là sự thiếu chỗ học, chỗ chơi cho trẻ. Không chỉ ở đô thị mà ngay cả ở vùng nông thôn, miền núi cũng thiếu các trường lớp đạt chuẩn. Ở đô thị, nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em ngày càng cao nhưng nhà máy, xí nghiệp dời đi thì khu đô thị, nhà ở, khách sạn lại mọc lên, hiếm nơi cho trường học, công viên thế chỗ…
Nói vậy để thấy, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em tốt nhất luôn là mục tiêu không có điểm dừng. Vì thế, toàn xã hội phải thống nhất một thông điệp rằng, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không của riêng ai. Mỗi chúng ta cần chung tay để bảo đảm cho trẻ một môi trường sinh sống, học tập, vui chơi thực sự an toàn và lành mạnh. Ngoài việc bảo đảm cho các em được ăn, học đầy đủ, cũng cần quan tâm đến đời sống tinh thần, thể chất của trẻ; cần phải quan tâm phát triển các mô hình điểm tư vấn bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, điểm tham vấn bảo vệ trẻ em trong trường học; khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ, đăng ký hoạt động cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, ưu tiên phòng ngừa, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em… Những vấn đề này cần phải được cụ thể hóa thành mục tiêu, đề án cụ thể hằng năm của các bộ, ngành, địa phương.
Ngoài ra, không ai bảo vệ các em tốt hơn là chính gia đình. Vì vậy, để các em có một cuộc sống an bình, trước hết các bậc phụ huynh phải là những người am hiểu pháp luật, đặc biệt là Luật Trẻ em; phải tự trang bị cho mình những kỹ năng về chăm sóc và bảo vệ con cái.Chúc b học tốt!