Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp tu từ trong đoạn thơ
- Điệp từ "vì" được sử dụng lặp lại ba lần trong câu thơ "Cháu chiến đấu hôm nay vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, bà ơi cũng vì bà". Điệp từ này có tác dụng nhấn mạnh lí do, động lực khiến người chiến sĩ ra trận. Đó là lòng yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu bà và yêu những kỉ niệm tuổi thơ.
- So sánh được sử dụng trong câu thơ "Ổ trứng hồng tuổi thơ". So sánh "ổ trứng hồng" với "tuổi thơ" đã gợi lên những kỉ niệm đẹp đẽ, êm đềm của tuổi thơ. Ổ trứng hồng tượng trưng cho sự ấm áp, bình yên của gia đình, của làng quê.
- Ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ "Tiếng gà cục tác gọi cha, mẹ, em bé,". Tiếng gà cục tác được ẩn dụ cho tiếng gọi của quê hương, của gia đình. Tiếng gà đã nhắc nhở người chiến sĩ về những gì thân thương, gắn bó nhất của mình.
- Liệt kê được sử dụng trong câu thơ "Tiếng gà trưa vang vọng khắp xóm làng". Liệt kê "làng, xóm, đồng" đã gợi lên một khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả.
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ
- Điệp từ "vì" đã nhấn mạnh lí do, động lực khiến người chiến sĩ ra trận. Đó là lòng yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu bà và yêu những kỉ niệm tuổi thơ. Lí do này đã khiến người chiến sĩ ra trận với một ý chí, quyết tâm cao độ, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, đất nước.
- So sánh đã gợi lên những kỉ niệm đẹp đẽ, êm đềm của tuổi thơ. Ổ trứng hồng tượng trưng cho sự ấm áp, bình yên của gia đình, của làng quê. Những kỉ niệm này đã trở thành động lực, nguồn sức mạnh giúp người chiến sĩ vượt qua khó khăn, gian khổ trên chiến trường.
- Ẩn dụ đã gợi lên nỗi nhớ quê hương, gia đình của người chiến sĩ. Tiếng gà cục tác đã nhắc nhở người chiến sĩ về những gì thân thương, gắn bó nhất của mình. Nỗi nhớ ấy đã trở thành nguồn động viên, khích lệ giúp người chiến sĩ chiến đấu, bảo vệ quê hương, đất nước.
- Liệt kê đã gợi lên một khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả. Khung cảnh này đã khiến người chiến sĩ nhớ về quê hương, gia đình và thêm yêu quê hương, đất nước.
-> Biện pháp tu từ trong đoạn thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh đã góp phần thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước của người chiến sĩ. Đồng thời, đoạn thơ cũng thể hiện sự tài hoa, khéo léo của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ.
BPTT: điệp ngữ (vì)
tác dụng:
Tăng sức gợi hình , gợi cảm
Làm nổi bật nguyên nhân khiến cho người chiến sĩ ra đi chiến đấu:
vì...,vì....,vì...( ở đoạn thơ nhé )
Thể hiện tình yêu quê hương, đn, lòng kính trọng của tác giả với người bà
a) chết vinh còn hơn sống nhục----> từ trái nghĩa - biểu hiện ý nghĩa một cái chết vinh quang, trong sạch còn hơn phải sống một cuộc sống nhục nhã.
b)
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tồ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
-----> điệp từ vì- biểu hiện ý nghĩa lòng quyết tâm đánh giặc và lí do cầm súng giành lại hòa bình tự do cho tổ quốc của người cháu: trước tiên là vì lòng yêu tổ quốc, rồi vì xóm làng thân thương, vì người bà hiền từ, đôn hậu và cuối cùng là vì tiếng gà, vì quả trứng hồng- những kỉ niệm của tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA
Đoạn thơ không có mắc lỗi lặt từ vì :
Tác giả đã dùng điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ
Chắc là so sánh và nhân hóa
- Để làm cho câu thơ thêm sinh động, gần gũi với con người hơn.
ht
:)
- Phép so sánh:
+) Những ngôi sao thức - mẹ thức:Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hi sinh thầm lặng.
* Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện tấm lòng yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.
Học tốt nha !!
Em tham khảo:
- Phép so sánh thứ nhất đước sử dụng trong đoạn thơ là : " Những ngôi sao thức ngoài kia /Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con"
=> Đây là phép so sánh kém .
- Phép so sánh thứ hai được sử dụng trong đoạn thơ là : Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
=> Đây là phép so sánh ngang bằng
Phép so sánh có tác dụng thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của người mẹ. So với những ngôi sao trên bầu trời cao, sự hi sinh của mẹ còn vĩ đại hơn nhiều. Mẹ là người đã không quản gian nan, khó nhọc, không quản thức trắng đêm thâu để quạt mát cho con ngủ. Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống cả đời của mẹ.
Câu 1: Đặt câu với từng cặp từ sau:
a. Rộng lớn / rộng rãi
=> Đó là một vùng đất rộng lớn.
=> Nơi ở mới của gia đình Lan thật rộng rãi và ấm cúng.
b. Đen đúa / đen đủi
=> Cậu bé ấy khoác trên mình chiếc áo đen đúa, rách tả tơi.
=> Tôi cảm thấy hôm nay mình thật là đen đủi.
c. Lạnh lẽo / lạnh lùng
=> Từ ngày người phụ nữ ấy bỏ đi, căn phòng này trở nên trống trải, lạnh lẽo vô cùng.
=> Hương không biết anh ấy là ai, nhưng đằng sau vẻ ngoài lạnh lùng, thờ ơ thì chị cảm nhận được sự quan tâm vô bờ bến mà anh dành cho người khác.
d. Thanh bình / thanh thản
=> Ngoài kia, biết bao người chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vì cuộc sống thanh bình như ngày hôm nay.
=> Ông ấy đã từ giã cõi đời này để lòng mình được thanh thản.
Câu 2: Đoạn thơ dưới đây có mắc lỗi lặp từ không ? Vì sao ?
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Đoạn thơ trên đã mắc lỗi lặp từ. Lý do là tác giả đã lặp lại từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu.
Câu 3: Chọn các từ sau: " đỏ gay, đỏ ngầu, đỏ rực " để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
a. Trong khói và bụi vẫn lóe lên những tia lửa đỏ rực.
b. Nước sông đỏ ngầu.
c. Mặt nó đỏ gay.
Câu 4: Kể lại một truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích bằng lời văn của em.
Bài làm
Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.
Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra quả rất sai. Từng chùm quả chín vàng nhưng nặng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khế mà vui mừng, tính đem bán để lấy tiền mua gạo. Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời:
"Ăn một quả trả một cục vàng
May túi ba gang, mang đi mà đựng"
Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn về kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, đến một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.
Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đổi cho anh.
Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói:
"Ăn một quả trả một cục vàng
May túi ba gang, mang đi mà đựng"
Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu báu trên đảo, người anh vội vàng nhét đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vỗ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.
a,- Phép so sánh:
+) Những ngôi sao thức - mẹ thức:Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hi sinh thầm lặng.
+) Mẹ - ngọn gió:Mẹ là nơi mát mẻ, yên bình của con suốt đời.
* Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện tấm lòng yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.