K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2022

Số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 đã giảm mạnh, số người gia nhập lực lượng lao động tiếp tục tăng ngay cả khi số ca nhiễm Covid-19 trong cả nước vượt mức hàng chục nghìn ca mỗi ngày. 

Lao động có việc làm tăng mạnh.

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đều giảm

26 tháng 10 2023

Đại dịch Covid-19 đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch biển đảo của Việt Nam. Trong năm 2020, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm đáng kể so với năm trước đó. Nhiều địa điểm du lịch biển đảo phải đóng cửa hoặc giảm hoạt động do giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong ngành du lịch biển đảo phải đối mặt với khó khăn về tài chính, doanh thu giảm sút và khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Nhiều công ty du lịch phải giảm nhân viên và cắt giảm chi phí để tồn tại trong thời gian khó khăn này.

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ để giúp ngành du lịch biển đảo phục hồi sau đại dịch. Chính phủ đã cung cấp các gói hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp du lịch, giảm thuế và phí cho các hoạt động du lịch, và thúc đẩy các chương trình khuyến mãi để thu hút khách du lịch trong nước.

Dù vậy, việc phục hồi ngành du lịch biển đảo của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt là khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

18 tháng 12 2021

tham khảo 

 

Tác động kéo dài của đại dịch đến các hộ gia đình đã trở nên rõ nét, thậm chí, ngay từ trước khi đợt dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 4, vào thời điểm tháng 3 năm 2021, 30% hộ gia đình có thu nhập thấp hơn so với tháng 3 năm 2020. Khoảng 12% các hộ gia đình này rơi vào tình trạng khó khăn tài chính khi họ bị mất ít nhất 50% thu nhập. Nữ giới và các hộ ở nhóm 20% có thu nhập thấp nhất trải qua quá trình phục hồi thu nhập chậm nhất. Khu vực kinh tế phi chính thức thường gắn liền với an ninh thu nhập thấp hơn, năng suất lao động thấp hơn, và khả năng tiếp cận tài chính hạn chế, mặc dù ít nhiều đã được tiếp cận mạng lưới an sinh xã hội.

Ngoài ra, như ở nhiều quốc gia khác, khủng hoảng có tác động liên quan đến giới ở Việt Nam do nữ giới thường phải gánh trách nhiệm chăm sóc trẻ em nhiều hơn, và đại dịch COVID-19 càng làm tăng áp lực về thời gian cho nữ giới phải chăm sóc con cái nhiều hơn, nhất là khi trường học bị đóng cửa, con em của họ phải học online tại nhà. Các nhóm càng nghèo thì càng dễ bị tổn thương vì họ ít có khoản tiết kiệm hơn và khả năng tiếp cận tài chính hạn chế hơn. Ngoài ra, có thể thấy chênh lệch vùng miền trong xu hướng thu nhập hộ gia đình, trong đó khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (khu vực có thành phố Đà Nẵng) và thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các biện pháp y tế dự phòng và hạn chế đi lại quốc tế do du lịch và kinh doanh dịch vụ chiếm một phần lớn trong quy mô kinh tế các tỉnh này.

1 tháng 11 2023

Tham khảo
1.

- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới: 277 người/ km2 (2015) và ngày càng tăng.

- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn

+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.

+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.

+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn 

+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh

- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:

+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .

+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .

+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.
Câu 2: Đặc điểm

 - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng còn kém so với các nước trên thế giới: hạn chế về thể lực, trình độ tay nghề  . . .

- Có sự phân bố chênh lệch.

Giải pháp
+ Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông

+ Đào tạo đa chuyên môn ngành nghề.

+ Rèn luyện thể lực, cung cấp dinh dưỡng . . .
Câu 3: Các Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển và Phân Bố Nông Nghiệp:

- Khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước, và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
- Sự phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và nguồn cung ứng.
- Các chính sách chính trị và kinh tế của chính phủ cũng có vai trò trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

Câu 4: Thế Mạnh Về Điều Kiện Tự Nhiên để Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam:

- Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và công nghiệp biển.
- Nước ta có nhiều nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cung cấp cơ hội cho phát triển năng lượng sạch và bền vững.
- Có các khu vực đất đai phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.

Câu 1 :

Ảnh hưởng :

a) Tích cực :

- Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.

- Dân số trẻ:

+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.

+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.

- Thành phần dân tộc đa dạng:

+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

b) Tiêu cực :

Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.

- Về kinh tế :

+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.

+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.

- Về xã hội :

+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.

- Về môi trường :

Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường

+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

+ Ô nhiễm môi trường.

Câu 2 :

a/ Đặc điểm nguồn lao động

-Về số lượng:năm 2005 nước ta có 42,53 triệu l/động chiếm 51,2 % dân số.Mỗi nămcó thêm1 triệu Lđ.

- Về chất lượng:

+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo , có kinh nghiệm sản xuất (nông –lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ CN).+Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ phát triển VH y tế, giáo dục.Lao động qua đào tạo từ 12,3% (1996) → 25% (2005) tổng số lao động. Trong đó trình độ cao đẳng, đại học trên đại học tăng hơn gấp 2 từ 2.3% (1996) → 5,3% (2005) tổng số lao động.

+So với y/cầu hiện nay,LLLĐ có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí,công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.Ý thức kỉ luật chưa cao,chưa tận dụng hết thời gian LĐ

-Về phân bố:Không đều Đồng Bằng thừa lao động, miền núi thiếu lao động. Lao động có kỹ thuật tập trung ở các đô thị.

b/ Ảnh hưởng

Tích cực:

-Nguồn lao động dồi dào, giá công lao động thấp thuận lợi phát triển các ngành cần nhiều lao động (CN chế biến dịch vụ…) và là sức hút lớn với đầu tư nước ngoài trong giao đoạn hiện nay.

-Trình độ lao động tăng là điều kiện phát triển các ngành cần kỹ thuật cao(điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hàng không,…)

Tiêu cực:Tuy nhiên, nguồn lao động tăng nhanh gây sức ép với việc sắp xếp việc làm nhất là ở các vùng đồng bằng và đô thị lớn.

-Lao động phân bố không đồng đều về số lượng (giữa đbằng và đồi núi) về chất lượng (giữa thành phố lớn và nông thôn) còn làm chậm quá trình CNH nông nghiệp và phát triển k.tế, v.hóa m.núi ở nước ta.

- Lao động chưa qua đào tạo còn quá lớn. Lực lượng có trình độ cao đặc biệt là công nhân, lao động lành nghề còn ít.