Quá trình nội sinh | Quá trình ngoại sinh | |
Khái niệm | Quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất | Quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất |
Tác động đến địa hình | Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm chi chúng bị uốn ép, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa,.... | Có xu hướng phá vỡ, san bằng địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới. |
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đất là một lớp chất mỏng trên cùng của vỏ Trái Đất , có độ dày từ vài cm , cho đến 2-3m . Bên trên đất thường có lớp thực vật
đất là một lớp chất mỏng trên cùng của vỏ Trái Đất , có độ dày từ vài cm , cho đến 2-3m . Bên trên đất thường có lớp thực vật
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thiên tai trước hết là do tính chất phân hóa theo không gian, thời gian của các yếu tố thời tiết thủy văn. Trong đó đáng chú ý nhất là các yếu tố mưa và dòng chảy. Sự chênh lệch lớn giữa hai mùa khô cạn và mưa lũ của hai yếu tố này làm cho mùa mưa thì thừa nước sinh lũ lụt, đến mùa khô lại chịu cảnh hạn hán, thiếu nước. Địa hình cũng góp phần đáng kể vào việc hình thành thiên tai. Hệ thống đồi núi nhấp nhô, đỉnh khá nhọn và cao nguyên bậc thềm xen kẽ làm cho địa hình phân cắt, hiểm trở, đi lại khó khăn, nhiều nơi độ dốc trên 10 độ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc rửa trôi, xói mòn, dồn nước nhanh chóng tạo nên những cơn lũ quét và những cơn lũ có biên độ lũ lớn, sườn lũ dốc, khó dự báo trước, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất, xây dựng, giao thông thủy lợi, có khi là cả tính mạng con người. Hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân làm cho thiên tai có chiều hướng gia tăng và thêm nguy hiểm hơn. Tàn phá rừng tự nhiên đã làm mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Nhiều vùng đất vốn xưa kia có cây rừng nay bị tàn phá trở nên cằn cỗi, không còn khả năng điều hòa dòng chảy làm cho dòng chảy lũ vốn đã nguy hiểm do độ dốc lớn nay lại thiếu sự che chắn của cây rừng nên càng trở nên nguy hiểm hơn. Không còn cây rừng thì chỉ sau khi kết thúc mưa một thời gian đất đai lại trở nên khô cằn, dòng chảy cạn kiệt.
Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).
- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp:
+ Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.
3. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.
- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Các vùng tuổi đất:
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
6. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
Phần lớn là đất đỏ bazan; thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp như chè, cà phê,...
Phần lớn là đất đỏ bazan; thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp như chè, cà phê,...
Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê,chè, hồ tiêu, điều
tham khảo
sinh vật của TP. Hồ Chí Minh
+Rừng của Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung ở huyện Cần Giờ, đây là rừng ngập mặn ven biển. Năm 2002, cả thành phố còn 33,5 nghìn ha rừng, trong đó có 10,2 nghìn ha rừng tự nhiên và 23,3 nghìn ha rừng trồng.
+ Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã dầu tư phục hồi trên 33 nghìn ha rừng ngập mặn ở khu vực Cần Giờ - Thị Vải. Hiện nay khu vực này đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
+Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển ở phía huyện Cần Giờ. Nguồn thủy sản ở đây khá phong phú, giàu cả tầng cá nổi lẫn tầng cá đáy và gần đáy. Những loài cá phổ biến là cá chìa vôi, cá chẻm, cá măng, cá đao,…
+ Động vật ở trên cạn, nhìn chung nghèo nàn. Có giá trị hơn cả là vườn chim Thủ Đức, có ý nghĩa phục vụ cho phát triển du lịch.
Khoáng sản của TP. Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh nghèo khoáng sản. Trên địa bàn thành phố chủ yếu có vật liệu xây dựng (như sét gạch ngói, cát, sỏi,…), nguyên liệu cho gốm sứ, chất trợ dung và một ít than bùn. Các loại khoáng sản này chỉ có thể đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của thành phố.