K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2021

cái gì đây?

4 tháng 11 2021

câu 1b m ơi, can gap nha , thanh mn

22 tháng 1 2017

Tìm hiểu đề Chớ nên tự phụ

- Đề nêu lên vấn đề tự phụ.

- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là phân tích, khuyên nhủ không nên tự phụ.

- Khuynh hướng trong đề là phủ định.

- Đề đòi hỏi người viết phải có thái độ phê phán thói tự phụ. kiêu căng, khẳng định sự khiêm tốn, học hỏi, biết mình biết ta.

Xác định luận điểm: Chớ nên tự phụ

- Tự phụ là một thói xấu của con người.

- Đức khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ lại hôi xấu nhân cách bấy nhiêu.

- Những luận điểm phụ:

+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.

+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.

+ Tự phụ khiến cho hản thân bị chê trách, bị mọi người xa lánh.

2. Tìm luận cứ

- Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cá người trên mình.

- Người ta khuyên chớ nên tự phụ hỏi làm như vậy:

+ Mình không biết mình.

+ Bị mọi người khinh ghét.

- Tự phụ có hại:

+ Cô lập mình với người khác.

+ Hoạt động của mình bị hạn chế không có sự hợp tác dỗ dẫn đen sai lầm và không hiệu quả.

+ Gây nên nỗi buồn cho chính mình.

+ Khi thất hại thường tự ti.

- Tư phụ có hại cho:

+ Chính cá nhân người tự phụ.

+ Với mọi người quan hệ với anh ta (chị ta).

- Các dẫn chứng:

+ Nên lấy từ thực tế trường lớp, môi trường quanh mình.

+ Có lúc mình đã tự phụ.

+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo:

Chẳng hạn trong truyẽn Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Ngụy Diên ỷ thế là tướng giỏi đã cưỡi ngựa ra trước ba quân và hét lên đắc chí: “Ai dám chém đầu ta”. Trong lúc cứ gào lên như vậy thì đầu hắn đã bị một nhát chém bất ngờ từ một viên tướng quân của hắn.

3. Xây dựng lập luận

Nên bắt đầu từ việc định nghĩa: tự phụ là gì? Tiếp đó làm nổi bật một số tính cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.

Học tốt nha


22 tháng 1 2017

cho nen tu phu là j mình không hiểu

22 tháng 10 2021

mình đọc những tấm lòng cao cả rồi

10 tháng 12 2021

Tuy giàu nhưng cô ấy ăn uống rất đơn giản, không cần nem công chả phương

10 tháng 12 2021

ko có dấu sao đọc

23 tháng 11 2017

"Sống trong ngọc đá kim cương

Ko bằng sống giữa tình thương bạn bè"

Hay: Mình nhớ ta như cà nhớ muối

Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng

Trăng lên khỏi núi mặc trăng

Tình ta với bạn như trăng với trời.

Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.

Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn.

Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.

Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã từng dạy rằng "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", bởi vậy nên người ta mới phải "Chọn bạn mà chơi". Con người không phải ai cũng tốt, biết lánh xa cái xấu, học tập cái tốt, chơi với người bạn tốt thì con người ta cũng sẽ tốt đẹp hơn. Người bạn tốt không chỉ chia sẻ vui buồn cảm xúc, nỗi niềm cùng ta mà còn giúp cho ta tiến bộ, luôn ở bên ta mỗi khi ta gặp gian khó, luôn mỉm cười khi thấy ta thành công, an ủi động viên mỗi khi ta vấp ngã trên con đường đời.

Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.

Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.

Và trong cuộc sống đời thường chúng ta cũng bắt gặp những tình bạn chân thành và đáng quý. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng chứng kiến những tình bạn như thế. Đó là những đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Em đã từng chứng kiến hai người bạn chơi rất thân với nhau, song giữa họ lại co điểm khác là người thì học giỏi Văn, người thì học giỏi Toán. Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, họ không hề cho nhau chép bài dẫu hai người ngồi cùng bàn và sát nhau. Sau một thời gian, em thấy cả hai đều học tốt cả hai môn. Lúc đầu ai cũng tưởng họ cho nhau chép bài, nhưng sự thực thì họ đã giúp nhau khắc phục nhược điểm của từng người. Bạn học giỏi Toán thì giúp người giỏi Văn học Toán tốt hơn và ngược lại. Hai bạn đã giúp cho nhau có được kiến thức một cách chắc chắn. Như vậy trong học tập cũng như trong công việc, giúp nhau không có nghĩa là cho nhau một sự vật cụ thể mà có thể giúp nhau con đường, phương pháp để đạt được hiệu quả. Đó mới chính là một tình bạn chân chính, chân thành.

Ngoài ra tình bạn tốt còn giúp cho nhau vượt qua những nỗi buồn về tinh thần. Đó là khi người bạn của mình gặp chuyện không vui mình có thể đến để chia sẻ, động viên, an ủi họ.

Sống suốt đời, bên cạnh tình yêu, chúng ta còn có những người bạn. Tình bạn làm con người ta hiểu nhau hơn và từ đó hoàn thiện mình hơn. Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.


5 tháng 12 2017

cảm ơn bạn!

15 tháng 12 2017

Bài''rằm tháng riêng'' là 1 tác phẩm hay được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm chống thực dân Pháp gay go ác liệt.Bài thơ cho ta thấy tấm lòng yêu nước thương dân và tình yêu thiên nhiên,quê hương đất nước của Người.Đọc bài thơ em thấy xúc động vô cùng

Mở đầu bài thơ là 1 không gian rộng lớn bát ngát tràn đầy ánh trăng.''Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên''.Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng.Từ''lồng lộng'' cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân mới tuyệt vời làm sao.Ánh trăng lung linh huyền ảo bầu trời trong trẻo.

Câu thơ thứ hai lại đưa người đọc cảm nhận sức sống của mùa xuân.''Xuân giang,xuân thủy tiếp xuân thiên''.Cảnh xuân ko có giới hạn của con sông mặt nước tiếp giáp với bầu trời.Ba từ ''xuân'' được điệp lại nối tiếp nhau mở ra một không gian tràn đầy sắc xuân,tràn đầy sức sống.Sông,nước ánh trăng như nối liền nhau,giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời

Câu thơ thứ ba nói lên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác.Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt chơi vơi giữa dòng nước để tránh sự truy lùng của giặc.Bác cùng các chiến sĩ bàn bạc việc quân ở trên thuyền.Đọc câu thơ ta thầm thương Bác người luôn đau đáu tấm lòng vì dân vì nước.Công việc bề bộn nhưng Bác vẫn yêu thiên nhiên cảnh vật.Điều đó cho thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng

Câu thơ cuối là 1 cách ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng,con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngầm báo hiệu cho ngày chiến thắng sắp đến.Câu thơ thể hiên niềm lạc quan niềm tin với cách mạng

Bài thơ vừa mang tính cổ đâị,vừa mang tính thời đại thể hiện tình yêu thiên nhiên tâm hồn nhạy cảm lòng yêu nước sâu lắng phong thái ung dung lạc quan cốt cách của người thi sĩ lồng trong tâm thế của người chiến sĩ.Bài thơ thật đẹp và lôi cuốn người đọc.Em rất yêu thích bài thơ và luôn tự hào vì có Bác

15 tháng 12 2017

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

Học tốt!!!

    Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

 Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

                               Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

Học tốt!!!

10 tháng 12 2019

là bản tuyên ngôn bất hủ của Lý Thường Kiệt ra đời trong giờ phút giao tranh ác liệt vs nhà Tống nhằm khíc lệ động viên chiến sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Tống 

song mở bài

10 tháng 12 2019

    Trong tất cả các tác phẩm văn học mà em đã được học năm lớp 7, tác phẩm làm em ấn tượng nhất là "Nam quốc sơn hà".Nam quốc sơn hà thể hiện một tấm lòng yêu nước thiết tha, một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm một cách quyết liệt.Tác giả đã khắc họa một bức tranh đầy dũng mãnh, hào hùng của dân tộc, một tấm lòng thà chết chứ không để giặc chiếm nước.Tác giả cũng cho ta một bài học yêu nước. Tác phẩm "Nam quốc sơn hà" là một trong những tác phẩm tiêu biểu nói lên việc phòng tránh, đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, xúc động tạo nên một chất văn mà khó ai có được. Em cũng sẽ cố gắng học tập thật tốt để mai này góp phần đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

*Lưu ý: không chép mạng nha bạn ^^

Sorry nhưng mình chỉ nghĩ đc nhiêu đó thôi!

 Học tốt~

#Dũng#

12 tháng 12 2016

I. Thế nào là chơi chữ?

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Câu 1:

  • Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.

  • Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

    Câu 2: Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ

    Câu 3: Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo "bà già": bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa => sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm

    II. Các lối chơi chữ:

    (1)Dựa vào hiện tượng gần âm: ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

    (2)Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm "m" tới 14 lần => Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

    (3)Nói lái: Cá đối nói lái thành cối đá - Mèo cái nói lái thành mái kèo => nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

    (4)Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

  • Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

  • Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

  • II. Luyện tập

    Câu 1:

    - Ở bài thơ trên tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ cùng một lúc :

  • Lối chơi chữ thứ nhất dùng từ gần nghĩa: tất cả các từ ngữ : liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mangđều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.

  • Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm:

    • liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)

    • Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng đầu.

  • Câu 2:

    - Trời mưa đất thịt trơn tru như mỡ, dò đến hành nem chả muốn ăn.

  • Những tiếng chỉ sự vật gần gũi : thịt, mỡ, dò, nem, chả => thức ăn làm bằng chất liệt thịt.

  • Cách nói này là dùng lối nói chơi chữ.

  • Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.

  • - Bà đồ nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

  • Những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi: nứa, tre, trúc, hóp => thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre.

  • Chắc chắn ở câu này dùng lối chơi chữ.

  • Mục đích tạo ra sự dí dỏm, hài hước.

  • Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.

    Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

    Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:

    Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.

    Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.

    Câu 4:

  • Lối chơi chữ : sử dụng từ đồng âm – Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt.

  • khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến.

  • Câu 3: Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo:

    Thay đối trật tự các chữ (hay nói ngược):