Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Lời của vua Quang Trung trong lúc chuẩn bị hành quân ra Bắc
Ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử - xã hội nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của con người. Trong quá trình cùng nhau lao động, loài người cổ xưa có nhu cầu trao đổi ý nghĩ, dự định, nguyện vọng, tâm tư tình cảm... Nhờ đó đến một giai đoạn phát triển nhất định đã xuất hiện những dấu hiệu quy ước chung để giao tiếp, trong đó có những dấu hiệu âm thanh, từ những tín hiệu này dần dần tạo thành từ ngữ và một hệ thống quy tắc ngữ pháp, đó chính là ngôn ngữ.
k nha kieuminhthu
Một bức tranh tường trong Teotihuacan, Mexico miêu tả mô phỏng ngôn ngữ: một người kéo ra một cuộn giấy từ miệng của mình.
Chữ hình nêm là hình thức được biết đến đầu tiên của ngôn ngữ viết, nhưng ngôn ngữ nói có trước ngôn ngữ viết ít nhất hàng chục ngàn năm.
Hai bé gái học ngôn ngữ bằng tay
Chữ nổi Braille thể hiện ngôn ngữ theo cách có thể sờ thấy được.
Ngôn ngữ là hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng 1 hệ thống như vậy. Ngành khoa học nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ học.
Ước tính số lượng ngôn ngữ trên thế giới khác nhau giữa 6000 và 7000. Tuy nhiên, bất cứ ước lượng chính xác nào phụ thuộc vào sự phân biệt khá tùy ý giữa các ngôn ngữ chính và ngôn ngữ địa phương. Ngôn ngữ tự nhiên được nói hoặc ghi lại, nhưng bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thể được mã hóa thành phương tiện truyền thông sử dụng các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác hoặc kích thích (ví dụ: bằng văn bản, đồ họa, chữ nổi, hoặc huýt sáo). Điều này là do ngôn ngữ của con người độc lập với phương thức biểu đạt. Khi được sử dụng như là 1 khái niệm chung, "ngôn ngữ" có thể nói đến các khả năng nhận thức để học hỏi và sử dụng hệ thống thông tin liên lạc phức tạp, hoặc để mô tả các bộ quy tắc tạo nên các hệ thống này, hoặc tập hợp các lời phát biểu có thể được tạo thành từ những quy tắc.
Tất cả ngôn ngữ dựa vào quá trình liên kết dấu hiệu với các ý nghĩa cụ thể. Ngôn ngữ truyền miệng và ngôn ngữ dùng dấu hiệu bao gồm một hệ thống âm vị học, hệ thống này điều chỉnh các biểu tượng được sử dụng để tạo các trình tự được gọi là từ hoặc hình vị, và một hệ thống ngữ pháp điều chỉnh cách thức lời nói và hình vị được kết hợp để tạo thành cụm từ và câu nói hoàn chỉnh.
Ngôn ngữ của con người có các tính tự tạo, tính đệ quy, tính di chuyển, và phụ thuộc hoàn toàn vào các nhu cầu của xã hội và học tập. Cấu trúc phức tạp của nó cho phép thể hiện cảm xúc rộng rãi hơn so với bất kỳ hệ thống thông tin liên lạc được biết đến của động vật. Ngôn ngữ được cho là có nguồn gốc khi loài người thượng cổ (homo sapiens) dần dần thay đổi hệ thống thông tin liên lạc sơ khai của họ, bắt đầu có được khả năng hình thành một lý thuyết về tâm trí của những người xung quanh và một chủ ý muốn chia sẻ thông tin.[1][2] Sự phát triển này đôi khi được cho là đã trùng hợp với sự gia tăng khối lượng của não, và nhiều nhà ngôn ngữ học coi các cấu trúc của ngôn ngữ đã phát triển để phục vụ các chức năng giao tiếp và xã hội cụ thể. Ngôn ngữ được xử lý ở nhiều vị trí khác nhau trong não người, nhưng đặc biệt là trong khu vực của Broca và Wernicke. Con người có được ngôn ngữ thông qua giao tiếp xã hội trong thời thơ ấu, và trẻ em thường nói lưu loát khi lên ba tuổi. Việc sử dụng ngôn ngữ đã định hình sâu sắc trong nền văn hóa của con người. Vì vậy, ngoài việc sử dụng cho mục đích giao tiếp, ngôn ngữ cũng có nhiều công dụng trong xã hội và văn hóa, chẳng hạn như tạo ra bản sắc nhóm, phân tầng xã hội, cũng như việc làm đẹp xã hội và giải trí.
Ngôn ngữ phát triển và đa dạng hóa theo thời gian và lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ có thể được tái tạo bằng cách so sánh ngôn ngữ hiện đại để xác định các tính trạng ngôn ngữ của tổ tiên họ phải có để cho các giai đoạn phát triển ngôn ngữ hiện đại xảy ra. Một nhóm các ngôn ngữ có chung một tổ tiên được gọi là một ngữ hệ. Ngữ hệ Ấn-Âu được sử dụng rộng rãi nhất và bao gồm cả tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga, và tiếng Hindi; ngữ hệ Hán-Tạng bao gồm tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Tạng và nhiều ngôn ngữ khác; ngữ hệ Phi-Á, trong đó bao gồm tiếng Ả Rập, tiếng Amhara, tiếng Somali, và tiếng Hebrew; nhóm ngôn ngữ Bantu của ngữ hệ Niger-Congo, bao gồm có tiếng Swahili, tiếng Zulu, tiếng Shona, và hàng trăm ngôn ngữ khác trên khắp châu Phi; và nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesia, bao gồm tiếng Indonesia, tiếng Malaysia, tiếng Tagalog, tiếng Malagasy, và hàng trăm ngôn ngữ khác trên khắp Thái Bình Dương. Các nhà khoa học đều đồng thuận cho rằng từ 50%[3] đến 90% ngôn ngữ được sử dụng vào đầu thế kỷ XXI có thể sẽ tuyệt chủng vào năm 21
Gác-xi-a Mác-két, nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a (được trao giải Nô-ben văn chương) đã viết một bài nghị luận lấy tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của mình trước hiểm họa hạt nhân. Bằng lập luận sắc bén và hệ thống dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy sức thuyết phục, ông đã làm một công việc có ý nghĩa nhân đạo lớn lao là thức tỉnh loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang lơ lửng trên đầu, có thể trong nháy mắt hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái đất. Nhà văn Mác-két đã lên án chiến tranh hạt nhân bằng cách nhấn mạnh sự tương phản ghê gớm giữa chi phí cho việc duy trì, phát triển sự sống và chi phí cho việc hủy diệt sự sống trên hành tinh. Bất kì ai đọc những dòng này đều phải nghiêm túc suy ngẫm và rút ra ý nghĩa thiết thực từ những so sánh có tính mục đích rõ ràng của nhà văn. Trình độ hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực kết hợp cùng tình cảm chân thành và mối quan tâm sâu sắc đối với con người, cuộc sống đã thúc đẩy nhà văn G. Mác-két viết nên những dòng chữ tràn đầy nhiệt huyết, làm rung động lòng người. Qua bài viết, ta hiểu thêm về những chi phí cũng như hậu quả nặng nề của chiến tranh, từ đó thôi thúc ta có ý thức bảo vệ nền hòa bình của nhân loại. Nhà văn Mác-két với những tác phẩm, những bài viết chứa đựng ý nghĩa nhân đạo to lớn, sâu sắc đã đóng góp không nhỏ vào phong trào hòa bình trên thế giới. Nhiều năm qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ những giá trị to lớn và là động lực quan trọng để con người hành động, bảo vệ thế giới.
bài văn thứ nhất 1:
Đối với mỗi học sinh Việt Nam khi đến trường, 5 điều Bác Hồ dạy chính là những thứ mà các em được tiếp xúc rất sớm và là hành trang trên con đường học tập của các em. Sau đây, em xin kể về câu chuyện của em và thật hạnh phúc khi em đã làm theo 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy "Giữ gìn vệ sinh thật tốt".
Ngày hôm đó là ngày trực nhật của em và bạn cùng bàn. Tuy nhiên, vì bạn cùng bàn của em bị ốm nghỉ học nên em hoàn toàn phải làm công việc đó một mình. Sau giờ học, sau khi các bạn trong lớp ra về hết, em cảm thấy thực sự rất muốn về nhà. Trong đầu em lúc đó nghĩ là "Về nhà giờ này là được xem ti vi, ăn bánh ngọt. Bây giờ mà ở lại dọn dẹp thì thực sự mệt muốn chết. Với cả cũng đâu có ai giám sát mình đâu, về cũng chả ai biết". Em đã nghĩ như thế và ý định trốn trực nhật đã lóe lên trong đầu em. Tuy nhiên, em đột nhiên nhìn thấy tấm bảng 5 điều Bác Hồ dạy ở trên tường. Trên đó có dòng chữ "Giữ gìn vệ sinh thật tốt" và "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Em bỗng cảm thấy quá xấu hổ về chính mình, rằng tại sao mình lại ý thức kém, thiếu tự giác và không thật thà như thế. Dọn dẹp chính là để góp phần mình vào việc giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp. Nếu như việc nhỏ như này mà em còn không làm thì sao có thể làm được việc lớn đây? Chính vì vậy, em đã ở lại và hoàn thành xong công việc trực nhật của mình. Về đến nhà, em cảm thấy thật vui vì đã góp 1 phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp, cùng các bạn xây dựng nên 1 môi trường học tập trong lành.
Tóm lại, việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy chính là điều cần thiết ở mỗi học sinh. Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy không chỉ để trở thành những người tốt hơn mà còn trở thành những công dân có ích trong cộng đồng, đất nước.
Bài văn 2:
Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?
Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…
Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
– Có chuyện chi đó cháu?
– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt.
Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.
Bài văn 3:
Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.
Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:
– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?
Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:
– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.
Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt
Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:
– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!
Bà cụ mừng rỡ:
– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.
Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.
Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:
– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.
Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:
– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.
Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:
– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.
Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.
Bài văn 4:
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nói:
- Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán.
Linh sực nhớ ra và reo lên:
- A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không?
Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: "Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ?"Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ:
- Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này.
Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ
Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói:
- Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé!
Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói:
- Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé!
Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Bài văn 5:
Chủ nhật tuần vừa rồi em được nghỉ học nên đã một mình đi ra nhà sách trên đường Cầu Giấy để tìm mua vài cuốn truyện, sách để đọc. Trên đường đi em đã làm được một việc tốt đó là giúp đỡ một bà cụ sang đường.
Việc đi trên đường ở Hà Nội rất phức tạp và nguy hiểm, nhất là khi muốn đi bộ cắt ngang qua đường mà không có vạch nhường đường cho người đi bộ. Khi em đang ngồi trên tầng hai của nhà sách, nhìn xuống đường phố đang nhộn nhịp xe cộ bỗng em thấy một cụ già cứ đứng trên vỉa hè, hết ngó phía trước lại ngó về phía sau, vẻ mặt chờ đợi và rất lo sợ. Em đoán là cụ già đó muốn sang phía bên kia đường nhưng nhìn dòng xe đang lao đi vun vút trên đường cụ sẽ không dám xin đường băng qua, cũng chẳng có ai chịu giúp cụ qua đường hay đi xe chậm lại để nhường cụ sang đường. Em thấy vậy liền từ trong nhà sách đi ra ngoài đường, đến gần chỗ cụ già em hỏi cụ: "Cụ muốn đi bộ sang bên kia đường đúng không ạ? Để cháu giúp cụ sang nhé!", cụ già liền mỉm cười và gật đầu cảm ơn, em liền cầm vào cánh tay cụ, dìu cụ đi, vừa đi vừa dùng tay vẫy các xe để xin nhường đường, chỉ một lúc 3m đã đưa cụ sang bên đường một cách an toàn. Cụ cảm ơn em rất nhiều và luôn miệng khen em là một đứa trẻ tốt bụng.
Dù chỉ là một việc nhỏ, một hành động giản dị bình thường nhưng em lại cảm thấy rất vui khi được giúp đỡ mọi người, em hy vọng các bạn nhỏ cũng sẽ như em, người nhỏ làm việc nhỏ, luôn tích cực làm việc tốt mọi lúc mọi nơi.
Học tốt
Mình viết mòn bàn phím đấy, mog bạn t i c k cho mình kkkkk.
sơ đồ tư duy là trả lời các câu hỏi ý nghĩa theo cách ngắn gọn mà đầy đủ ý hiểu dễ học thuộc
đó là ý kiến của mk
Người cho bạn phải là người từ 10 SP trở lên, mới có điểm
Còn nếu thấp hơn thì sẽ ko có điểm, ko có điểm thì sẽ ko có ở bảng sếp hạng đâu
HT
ờm thêm nx là Pk trả lời trên 3 dòng
Người Trên 10 SP k sẽ tăng 1 SP