K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2016

Thạch Sanh 

1. . Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ cho truyện Thạch Sanh (ngoài những bức tranh trong sách – hãy tự suy nghĩ về ý nghĩa và tên gọi cho các bức tranh này), có thể chọn chi tiết Thạch Sanh đánh chằn tinh để vẽ. Đây là một trong những chi tiết quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy sự dũng cảm của nhân vật Thạch Sanh, cũng như thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của con người trước những thế lực đại diện cho cái ác. Có thể đặt tên cho bức vẽ là Thạch Sanh đánh chằn tinh.

Chữa lỗi dùng từ 

1. 

- Câu (a), lỗi lặp thừa từ, chữa: Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến.- Câu (b), lỗi lặp thừa từ, chữa: Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.- Câu (c), lỗi lặp thừa từ, chữa: Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.2. - Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khă năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.- Chữa lại là:+ Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người. + Có một số bạn còn bàng quan với lớp.+ Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...
Chúc bn hok tốt ! ❤❤❤ 
18 tháng 10 2016

chương trính ms hả bn

18 tháng 10 2016

Đúng rồi bạn

22 tháng 9 2020

tham khảo nè : vua hùng có người con gái xinh đẹp tên là mị nương nên cần tìm 1 người chồng thật xứng đáng . biết tin , sơn tinh ,thủy tinh đến cầu hôn. vua hùng ko biết chọn ai bèn ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước được cưới mị nương . mới tờ mờ sáng hôm sau , sơn tinh đến trước nên cưới được vợ . thủy tinh đến sau ko lấy được vợ nên đem quân đuổi đánh sơn tinh . sơn tinh thắng . từ đó về sau thủy tinh đều dâng nước đánh sơn tinh . 

chúc em học tốt !

18 tháng 10 2019

Ngày xưa, ở quận Cao Binh có chàng Thạch Sanh mồ côi cả bố lẫn mẹ, sống ở gốc đa, làm nghề đốn củi nuôi thân. Ngọc Hoàng thương tình, sai thiên thần xuống dạy võ nghệ, các phép thần thông biến hóa và ban cho một chiếc búa thần.

Lý Thông làm nghề bán rượu muốn lợi dụng sức lực của Thạch Sanh đã kết nghĩa anh em và đón Thạch Sanh về nhà.

Năm đó đến phiên đi nộp mạng cho Trăn Tinh, Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh đi thế mạng. Giữa miếu thần vào lúc nửa đêm, Trăn Tinh xông đến chực nuốt sống chàng trai đang mơ màng trong giấc ngủ. Trăn Tinh gầm lên, giơ nanh nhọn hoắt, phun lửa đùng đùng. Thạch Sanh hóa phép phun mưa dập tắt ngọn lửa rồi vung búa thần bổ xuống đầu quái vật. Một con rắn khổng lồ hiện ra quằn quại trên vũng máu. Thạch Sanh đốt xác Trăn Tinh thu được một cung tên vàng. Chàng dũng sĩ xách đầu quái vật trở về nhà họ Lý lúc gà vừa gáy sang canh.

Sơn Tinh => Trăn tinh

31 tháng 10 2016

có trong phần lựa chọn môn học (chọn môn ngữ văn ,chọn soạn bài văn mẫu lớp 6)

31 tháng 10 2016

Thank bạn nha yeu

25 tháng 4 2021

tk 

Trong xã hội, mỗi người làm một nghề, công việc khác nhau. Có những nghề mà ai cũng biết đến và kính trọng như bác sĩ, giáo viên, công an nhưng bên cạnh đó có những người làm công việc mà không mấy ai để ý đến đó là các bác bảo vệ, các cô lao công,… Thực sự thì những người đó, họ rất đáng được coi trọng và được xã hội đề cao.

 

Trong một buổi chiều đi dạo với mẹ ở công viên thủ lệ, em đã đặc biệt chú ý đến chị công nhân đang dọn vệ sinh ở ven đường. Bởi chị ấy có điểm gì đó rất khác lạ. Trông chị khoảng ngoài 30 tuổi, dáng người đầy đặn phúc hậu. Chị mặc chiếc áo màu xanh công nhân, và chiếc quần bó ống cùng màu. Mặc dù bộ quần áo chị đang mặc đã bạc màu nhưng trông vẫn rất gọn gàng. Mái tóc của chị dài và đen óng giống như các thiếu nữ ngày xưa mà em đã từng xem trên phim ảnh. Chị buộc tóc cao lên đỉnh đầu thật gọn gàng. Trên đầu đội mũ bảo hộ lao động màu vàng tươi tắn. Mặc dù chị đeo khẩu trang nhưng em vẫn nhìn thấy làn da chị ngăm ngăm đen.

Ngày nào chị cũng dọn vệ sinh ngoài đường thì chắc chắn da chị không thể trắng như những người làm việc ở văn phòng. Nhưng da của chị ấy nhìn rất khỏe và đầy sức sống. Khi chị bỏ khẩu trang ra, em được nhìn tận mắt những nét đẹp trên khuôn mặt của chị. Mắt chị to, sáng lấp lánh, cặp lông mày đen và được tỉa gọn gàng. Đôi môi chị lúc nào cũng cười rạng ngời, qua nụ cười ấy em cảm nhận được chị rất thoải mái và vui vẻ với công việc mình đang làm. Bàn tay chị thoăn thoắt cầm chiếc chổi tre đưa đi đưa lại trên mặt đường, chị thu rác gọn vào một góc rồi sau đó hót rác vào thùng. Cứ đi được một đoạn, chị lại kéo cái xe đựng rác đi theo. Từng hành động được chị thực hiện rất nhanh và gọn. Chỉ một lát sau, mặt đường đã sạch sẽ và thoáng mát, không còn vương một chút lá khô hay thứ rác thải nào. Dù trời nắng hay mưa, ngày nào chị cũng cặm cụi, miệt mài với công việc.

 

Chị công nhân mà em vô tình gặp đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng. Công việc chị làm rất có ý nghĩa cho xã hội và chị xứng đáng được mọi người tôn trọng. Em sẽ luôn cố gắng học tập để có thể làm được nhiều việc có ích cho xã hội giống như chị.

14 tháng 5 2021

xin cảm ơnyeu

2 tháng 10 2016

1. Lỗi lặp từa) Phân biệt giữa phép lặp và lỗi lặp:Hãy so sánh hiện tượng lặp trong đoạn văn (1) và câu (2):(1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!(2) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.Gợi ý: Ở trường hợp (1), lặp được sử dụng có chủ đích, từ “tre” được điệp lại 7 lần là phép lặp nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre. Ở trường hợp (2), lặp là lỗi lặp thừa từ ngữ (truyện dân gian) làm cho câu văn rườm rà, gây cảm giác nặng nề.b) Chữa lỗi lặp từ+ Bỏ từ ngữ lặp, viết lại câu, ví dụ: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc hay Em rất thích đọc truyện dân gian vì loại truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.+ Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa, ví dụ: Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc thể loại này.2) Lỗi lẫn lộn các từ gần âma) Mặt âm thanh, hình thức cấu tạo và mặt ý nghĩa của từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Dùng từ chính xác cũng có nghĩa là phải đảm bảo mối quan hệ giữa các mặt này. Phải phân biệt được các đơn vị từ gần âm để tránh nhầm lẫn. Bởi vì âm sai thì cái được biểu đạt (ý nghĩa) cũng không thể chính xác.b) Trong các câu sau, từ nào dùng không đúng? Hãy chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc dùng sai và sửa lại cho chuẩn xác.- Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.- Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.Gợi ý:- Phân biệt hai từ thăm quan và tham quan: trong tiếng Việt không có từ thăm quan, trường hợp này người sử dụng lẫn với từ tham quan (tận mắt xem xét để mở rộng hiểu biết hay thưởng thức).- Phân biệt hai từ nhấp nháy và mấp máy: Nhấp nháy – mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp. Như vậy ở đây phải dùng mấp máy thay cho nhấp nháy.

 

1 tháng 10 2016

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.

 

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, Lí Thông đã cướp công Thạch Sanh, Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

 

Lí Thông dâng đầu Chằn Tinh và được vua cho làm quan. Lí Thông nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa. Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

Nhờ mang cây đàn thần ra gảy khi bị giam trong ngục do hồn Chằn Tinh và hồn Đại bàng trả thù, Thạch Sanh đã được minh oan, được vua gả công chúa cho. Còn Lí Thông bị trời phạt. 

Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.



 

10 tháng 3 2022

Câu 1. Thơ lục bát, PTBĐ chính: biểu cảm.

Câu 2."đường" ở đây nghĩa là chỉ một lối đi. Từ đồng âm với từ "đường" đã cho là từ "đường" trong "đường ngọt". Từ đường này chỉ một chất kết tinh từ mía,củ cải đường,.... có vị ngọt thường dùng trong sản xuất bánh kẹo, đồ ăn,...

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trên là nói về tình yêu, sự biết ơn, sự quan tâm của người con đối với người mẹ của mình.

Câu 4. So sánh (mẹ được so sánh với cơn gió mùa thu). Tác dụng: Nêu rõ ra tình yêu thương, sự quan tâm, hi sinh của người mẹ đối với đứa con của mình.

Câu 5. Qua đoạn trích trên, tác giả gửi gắm thông điệp là: Hãy luôn yêu thương, quan tâm, biết ơn đến sự hi sinh của mẹ mình. Hãy biết trân trọng mẹ cha và chăm sóc cho họ khi còn có thể.

10 tháng 3 2022

Em cảm ơn chị nhiều ạ❤

24 tháng 10 2016

Tóm tắt truyện Em bé thông minh

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

Soạn bài Chưã lỗi dùng từ ( tiếp theo )

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Dùng từ không đúng nghĩa a) Khi dùng từ, cần đảm bảo tính chính xác giữa nghĩa vốn có của từ với nội dung định biểu đạt.b) Trong các câu sau, người viết đã mắc lỗi dùng từ như thế nào?(1) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.(2) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.(3) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.Gợi ý: Trong các câu trên, người viết đã mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Hãy tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ: yếu điểm, đề bạt, chứng thực; xét xem các từ này đã được dùng như thế nào, có đúng không?- yếu điểm: điểm quan trọng;- đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không qua bần cử);- chứng thực: xác nhận là đúng sự thật.c) Sửa lại lỗi về dùng từ sai nghĩa trong các câu trên:Đối chiếu nghĩa của các từ trên với nghĩa của các từ nhược điểm (hoặc điểm yếu), bầu, chứng kiến, để thấy được độ chính xác khi thay thế.2. Như vậy, nguyên nhân chính của việc dùng từ không đúng nghĩa là trường hợp người viết (nói) không biết nghĩa của từ, hiểu sai nghĩa của từ hoặc hiểu không đầy đủ nghĩa của từ. Cho nên, để không mắc phải lỗi này khi viết (nói) thì một mặt phải không ngừng trau dồi thêm vốn từ, mặt khác trong những tình huống giao tiếp cụ thể, phải xác định được nghĩa của từ mình dùng, nếu còn chưa chắc chắn về nghĩa của từ nào thì phải tra từ điển để hiểu rõ nghĩa cũng như cách sử dụng nó.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Lựa chọn phương án đúng trong các trường hợp kết hợp từ sau đây:(1) bản (tuyên ngôn) - bảng (tuyên ngôn);(2) (tương lai) sáng lạng - (tương lai) xán lạn;(3) bôn ba (hải ngoại) - buôn ba (hải ngoại);(4) (bức tranh) thuỷ mặc - (bức tranh) thuỷ mạc;(5) (nói năng) tuỳ tiện - (nói năng) tự tiện.Gợi ý: - Tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ tuyên ngôn, xán lạn, bôn ba, thuỷ mặc, tuỳ tiện.- Kết hợp có các từ này là kết hợp đúng.2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:a) khinh khỉnh / khinh bạc- ...: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.b) khẩn thiết / khẩn trương- ...: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.c) bâng khuâng / băn khoăn- ...: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ khinh bạc, khẩn thiết, bâng khuâng, rồi so sánh với các lời giải nghĩa. Các từ phù hợp với các lời giải nghĩa sẽ là: khinh khỉnh, khẩn trương, băn khoăn.3. Tìm và chữa các lỗi dùng từ trong các câu sau:(1) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.(2) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.(3) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.

Gợi ý: Câu (1), nghĩa của từ đá không phù hợp với nghĩa của từ tống (thay từ đá bằng từ đấm hoặc thay từ tống bằng từ tung); câu (2), từ thành khẩn phù hợp với việc nhận lỗi (thay cho thật thà), từ bao biện có nghĩa là ôm đồm làm nhiều việc, không phù hợp, nên thay bằng nguỵ biện (có ý nghĩa tranh cãi giả tạo, vô căn cứ). Câu (3), tinh tú có nghĩa là các vì sao, không phù hợp, nên thay bằng tinh tuý (phần giá trị nhất, quý báu nhất).

Soạn bài Luyện nói kể chuyện

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Chuẩn bị: Lập dàn ý theo bố cục ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài2. Luyện nói:a) Trên lớp:- Chia tổ luyện nói theo dàn bài đã chuẩn bị- Nói trước lớp theo dàn bài sau khi đã luyện nói ở tổb) Ở nhà:- Lập dàn bài theo đề cho trước- Lập dàn bài theo chủ đề mà mình thích- Tập nói một mình hoặc theo nhóm tự học

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tham khảo các đề sau:a) Tự giới thiệu về bản thânb) Giới thiệu về một người bạnc) Kể về gia đình mìnhd) Kể về một ngày hoạt động của mình2. Tham khảo một số dàn bài3. Lập dàn bài theo đề tự chọn4. Đọc bài nói tham khảo5. Tóm tắt lại thành dàn bài 6. So sánh với dàn bài của mình, tự sửa để hoàn chỉnh bước chuẩn bị7. Tập nói, lưu ý:- Nói to, rõ để mọi người đều nghe thấy- Tập nói diễn cảm, nói kết hợp với điệu bộ, cử chỉ

 

- Rèn khả năng bình tĩnh, tự tin, tự điều chỉnh giọng nói cho phù hợp với nội dung muốn nói.Chúc bn hok tốt!