Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Quy trình thực hiện:
- Sử dụng các thực phẩm thực vật thích hợp, làm sạch.
- Trộn thực phẩm với hỗn hợp dầu ăn + giấm + đường + muối và tiêu.
- Trộn trước khi ăn khoảng 5 – 10 phút để làm cho thực phẩm ngấm vị chua, ngọt, béo của dầu, giấm, đường và giảm bớt mùi vị ban đầu.
- Trình bày đẹp, sáng tạo.
* Yêu cầu kĩ thuật:
- Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.
- Vừa ăn, vị chua dịu, hơi mặn ngọt, béo.
- Thơm mùi gia vị, không còn mùi hăng ban đầu.
Cách làm mì khô của người Hoa thơm ngon là nhờ công thức pha nước sốt trộn cùng. Trong đó, thành phần chủ yếu tạo nên hương vị đặc trưng của nền ẩm thực lớn bậc nhất châu Á này là xì dầu, nước tương, giấm. Để tự thực hiện nước sốt này tại nhà, hãy chuẩn bị các nguyên liệu dễ tìm như sau:
- Nửa muỗng canh dầu ăn
- Nửa muỗng canh dầu mè
- 20 gram hành khô bóc vỏ, thái lát nhỏ
- 20 gram tôm khô
- 6 cái nấm hương khô
- 60 ml rượu Thiệu Hưng
- 60 ml nước tương
- 60 ml nước trắng
- 40 gram đường phèn
- 60 ml giấm trắng
- 60 ml hắc xì dầu
Tham khảo
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu em đã giúp bố mẹ làm việc gì, hoàn cảnh nào, thời gian nào: ngày chủ nhật, ...
2. Thân bài:
Đúng 6 giừ sáng, em bật dậy khỏi chăn và bắt đầu một ngày mới tươi đẹp. 7 giờ, em phải đi giặt quần áoSau đó em cùng mẹ vừa hát vừa phơi đồ lên dây. Khi ngủ dậy em lấy chổi, quét nhà.Xong đâu đấy em xuống nhà ăn cơm.
3. Kết bài: Suy nghĩ của em sau buổi giúp đỡ gia đình.
Bài văn
Ngày chủ nhật vừa qua, thấy bố mẹ em bận nhiều việc nên em không sang nhà bạn chơi như các hôm khác mà ở lại phụ giúp gia đình.
Theo thói quen, cứ đúng 6 giừ sáng khi chú gà trống choai gân cái cổ gáy những hồi "te, te" ngắn ngủn là em bật dậy khỏi chăn và bắt đầu một ngày mới tươi đẹp. Em làm vệ sinh cá nhân xong rồi bước ra sân. Chà!chà! Cái hương vị ngày tết lại uyển chuyển báo trước bằng những loài hoa đã tưng bừng nở khắp vườn rồi đây!. Sau khi tập thể dục và vào nhà ăn sáng thì đồng hồ đã dừng chân tại 7 giờ. Bây giờ em phải đi giặt quần áo mới được. Cái thau quần áo to thật, em cảm tưởng nó còn to hơn cả người em nữa, nhưng không sao, em vẫn có thể giặt ngon lành. Thế là công việc được bắt đầu. Vò xong nước thứ nhất, em hoà tan xà phòng vào và lấy cái bàn giặt ra nhàu từng cái quần, cái áo. Bong bóng xà phòng cứ phập phồng như thở trong chậu. Màu trắng xoá và hình dạng xôm xốp, nhè nhẹ trông như đám mây. Chỉ một loáng thôi mà quần áo đã sạch rồi, chẳng còn một vết bẩn nào nữa. Ôi! Bây giờ đôi tay của em đã mỏi nhừ và em sẽ phải nhờ sự giúp đỡ của mẹ thôi. Mẹ đang nấu ăn trong phòng bếp nghe tiếng gọi liền đon đả chạy ra xoa đầu và khen "con mẹ giỏi quá!". Sau đó em cùng mẹ vừa hát vừa phơi đồ lên dây. Những con chim hoạ mi cũng hót véo von như thể ca ngợi em.
khi ngủ dậy em lấy chổi, quét nhà. Chị chổi xinh đẹp nhiều màu sắc đi đến đâu thì bọn bụi bẩn chạy bán sống, bán chết tới đó. Một lát sau em thấy nhà mình sáng sủa hẳn lên. Chết thật đã 3 giờ chiều rồi, em phải học ngay mới được. Xong đâu đấy em xuống nhà ăn cơm.
Tối đến, cả nhà quây quần bên nhau nói chuyện. Mười giờ đêm em mới đi ngủ. Nằm trên giường, em nở nụ cười mãn nguyện vì hôm nay thật là tuyệt vời.
tham khảo
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu em đã giúp bố mẹ làm việc gì, hoàn cảnh nào, thời gian nào: ngày chủ nhật, ...
2. Thân bài:
Đúng 6 giừ sáng, em bật dậy khỏi chăn và bắt đầu một ngày mới tươi đẹp. 7 giờ, em phải đi giặt quần áoSau đó em cùng mẹ vừa hát vừa phơi đồ lên dây. Khi ngủ dậy em lấy chổi, quét nhà.Xong đâu đấy em xuống nhà ăn cơm.
3. Kết bài: Suy nghĩ của em sau buổi giúp đỡ gia đình.
Theo thói quen, cứ đúng 6 giừ sáng khi chú gà trống choai gân cái cổ gáy những hồi "te, te" ngắn ngủn là em bật dậy khỏi chăn và bắt đầu một ngày mới tươi đẹp. Em làm vệ sinh cá nhân xong rồi bước ra sân. Chà!chà! Cái hương vị ngày tết lại uyển chuyển báo trước bằng những loài hoa đã tưng bừng nở khắp vườn rồi đây!. Sau khi tập thể dục và vào nhà ăn sáng thì đồng hồ đã dừng chân tại 7 giờ. Bây giờ em phải đi giặt quần áo mới được. Cái thau quần áo to thật, em cảm tưởng nó còn to hơn cả người em nữa, nhưng không sao, em vẫn có thể giặt ngon lành. Thế là công việc được bắt đầu. Vò xong nước thứ nhất, em hoà tan xà phòng vào và lấy cái bàn giặt ra nhàu từng cái quần, cái áo. Bong bóng xà phòng cứ phập phồng như thở trong chậu. Màu trắng xoá và hình dạng xôm xốp, nhè nhẹ trông như đám mây. Chỉ một loáng thôi mà quần áo đã sạch rồi, chẳng còn một vết bẩn nào nữa. Ôi! Bây giờ đôi tay của em đã mỏi nhừ và em sẽ phải nhờ sự giúp đỡ của mẹ thôi. Mẹ đang nấu ăn trong phòng bếp nghe tiếng gọi liền đon đả chạy ra xoa đầu và khen "con mẹ giỏi quá!". Sau đó em cùng mẹ vừa hát vừa phơi đồ lên dây. Những con chim hoạ mi cũng hót véo von như thể ca ngợi em.
Cho mãi đến tận bây giờ, hình ảnh cô giáo Huyền vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô Huyền — người cô đầu đời đã dạy em năm học đầu tiên ở trường Tiểu học, năm lớp Một.
Cô Huyền có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầv đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chi biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời hay đọt chuối, lúc thì hồng phấn hay tím cà, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô.
Mái tóc cô đen huyền, óng ả như màu than đá lại mềm mại mịn màng như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt trong xanh với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu. Hàm răng trắng như mây trời lại được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.
Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng nói cô phát ra nghe mới ngọt ngào làm sao! Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.
Giờ đây, tuy đã học lớp Năm rồi nhưng lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô giáo Huyền. Em hứa với lòng mình phải cố gắng học thật tốt để khỏi phụ công dạy dỗ của cô.
---------------------học tốt----------------------
Sau khi tiếng trống trường giòn giã vang lên. Cô Ngân bước vào lớp. Hôm nay cũng như bao buổi học khác. Trông cô thật là giản dị nhưng gần gũi và dễ mến.
Cả lớp em đứng nghiêm chào cô. “Cô chào cả lớp, hôm nay chúng ta học bài nhé !. Nụ cười của cô như nụ hoa sớm hé nở mới dịu dàng, dễ mến làm sao! Mái tóc của cô mượt mà đen óng lúc nào cũng thơm mùi hoa bưởi, mùi bồ kết nấu với lá chanh. Khuôn mặt của cô tròn đi cùng với nước da trắng. Đôi mắt cô đen và sâu nhìn chúng em trìu mến. Chiếc áo dài màu hồng hôm nay cô mặc càng làm cho dáng cô thêm mềm mại hơn. Đôi guốc cao gót màu hồng có vẻ như làm cô cao thêm nhiều.
“Tiết học bắt đầu. Hôm nay chúng em học bài” Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.” Cả lớp em còn đang không biết Mĩ Lai ở đâu nên rất tò mò. Cô cầm viên phấn trắng viết lên bảng. Chữ của cô mới đẹp làm sao. Từ tay cô, dòng chữ nắn nót Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai hiện ra trước mắt em . Cô bắt đầu kể , cả lớp em yên lặng nghe cô kể. Giọng cô thật trầm ấm , lúc trầm lúc bổng. Theo lời cô, chúng em như được đang tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau lòng và tàn bạo, vô nhân tính của những người lính Mĩ tàn ác kia. Khi cô kể đến đoạn lính Mĩ xả súng vào đoàn người dân vô tội, giọng cô như nghẹn lại, cô quay mặt đi. Em chợt nhìn thấy cô quay ra cửa, cô đưa tay vội quệt giọt nước mắt lăn trên má. Không gian như chìm xuống. Gió như ngừng thổi để nghe cô kể. Cả lớp em ai cũng rưng. Rồi cô kể đến đoạn người cựu chiến binh Mĩ đến Mĩ Lai kéo những khúc nhạc vĩ cầm như một lời tạ tội với linh hồn những người đã khuất. Giọng cô vui hẳn lên. Nghe nó sao trong trẻo và thánh thiện quá vậy. Lòng em cũng vui sướng biết nhường nào.
Bây giờ đến phần tập kể chuyện. Cô đi xuống dưới lớp ân cần chỉ bảo tận tình chúng em. Bạn Hoa lúng túng, chưa nhớ rõ được nội dung câu chuyện, cô đã gợi ý bằng những lời nhẹ nhàng. Thế là bạn ấy nhớ lại và kể được cả đoạn của mình. Bạn Hùng học giỏi văn lên đã kể trôi chảy và cô rất vui, cho bạn điểm 10. Cả lớp em ai cũng muốn được cô gọi kể trước lớp. Cô khen cả lớp và thưởng cho cả lớp một tràng vỗ tay giòn giã. Cô cười rất tươi. Em ngắm nhìn cô, thấy cô lúc đó thật đẹp. Em biết cô rất hài lòng về những điều cô đã dạy cho chúng em.
Cô Ngân ơi, dù mai em có xa ngôi trường này, em sẽ mãi nhớ bóng hình của cô. Nhớ những điều cô đã kể cho em có một vụ thảm sát ở Mĩ Lai đau thương như thế. Em hứa với cô sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng là học trò của cô. Cô ạ, một ngày không xa em sẽ đến Mĩ Lai, em sẽ thắp nén hương thơm để tưởng nhớ những người dân vô tội. Cô Ngân ạ. Nhờ cô em thêm yêu đất nước mình hơn.
Hình ảnh '' Bọc trăm trứng '' nhằm giải thích ý nghĩa và suy tôn nòi giống của người Việt Nam. Nói lên tinh thần đoàn kết một lòng, giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, khó khăn. Qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết và yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nói lên người Lạc Việt xưa và người Việt Nam hiện nay đều có tấm lòng nhân hậu vì được sinh ra cùng một bọc trứng.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
Từ tình yêu thương và nỗi nhớ da diết, người cháu nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bàQua những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thảnh, bài thơ Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận và sự sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà “Bếp lửa” là một ài học đạo lí thao thiết. Bài thơ nhắc nhở ta về lối sống thủy chung ân nghĩa, có lòng biết ơn, đối xử ân nghĩa với gia đình, láng giềng và quê hương, cội nguồn dân tộc.
bóng hình người bà tảo tần khuya sớm qua câu nói:'' bóng bà đổ xuống đất đai'' làm cho người đọc cảm thấy xúc động về người bà. Nói về người bà lo cho người cháu suốt tuổi thơ. Người bà khi hoàng hôn buôn xuống môi bà quạnh thẩm, khi vào buổi ban trưa bà vẫn phải làm việc. Bà rất thương yêu người cháu và những hình ảnh ngẹn ngào nước mắt như:
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
người bà luôn chăm sóc, luôn che chở cho chúng ta nhưng có những lúc bà la mình thì mình phải tiếp thu vì chúng ta cần phải biết bà la mình là thương mình. Chúng ta còn cần phải biết quý trọng những người thân trong gia đình không nên có những hành động vô l
Bài làm
Buổi tối hôm đó, nằm thiu thiu ngủ trên đùi của bà. Sau khi nghe kể một câu chuyện cổ tích: Ngày xửa ngày xưa…..cái thuở hồng hoang ấy, cái hồi mà thần tiên sống lẫn lộn giữa loài người. Rồi giấc mơ dến với tôi tự lúc nào và điều kì lạ là trong giấc mơ tôi đã gặp một ông tiên giống hệt ông ngoại tôi đã mất.Ông tiên nầy có bộ râu thật đẹp, năm chòm suôn đuột, bạc trắng như râu mấy chú hát tuồng hay đeo. Da dẻ ông hồng hào, tôi quan sát kĩ thấy ông chưa có nếp nhăn nào cả. Không biết ông đã bao nhiêu tuổi rồi mà đôi mắt ông còn tinh anh lắm. Khuôn mặt ông phúc hậu, nhân từ, nhìn tôi như nhìn thấy cháu ruột của mình. Ông mặc bộ đồ trắng, trắng lắm, không phải bằng vải mà hình như bằng mây khói thì phải. Tóc của ông như sương tuyết nửa búi cao nửa xoã xuống hai bên. Trông ông mờ ảo như ngọn núi Sơn Chà khi gió mùa kéo về mây giăng tứ phía. Như có cảm giác gặp lại ông ngoại, tôi vòng tay cúi đầu thật thấp và lí nhí : “Chào ông ạ!” Ông cười thật to, làm tôi giật cả người. Cây phất trần đưa qua đưa lại trên đầu tôi làm cho tôi có cảm giác thật dễ chịu. Giọng ông ôn tổn, tình cảm: “ Ta không phải là ông ngoại của con, ta là ông Bụt trong truyện Tấm Cám đây. Ta đã giúp đỡ rất nhiều người bằng phép thuật của mình. Đó là những người đau khổ, chịu nhiều áp bức bất công. Nhiệm vụ của ta đấy con ạ!”Tôi muốn ông giúp đỡ những đứa trẻ nghèo khổ chưa được đến trường, những đứa bé bất hạnh, mồ côi, những mảnh đời tội nghiệp đang cần những bàn tay phù trợ như ông.Và một điều nữa nhờ ông nhắn lạ với ông ngoại tôi rằng: tôi rất nhớ ông ngoại và cố gắng học thật giỏi, sống thật ngoan để ông ngoại dưới suối vàng được yên lòng và vui vẻ. Ông tiên cười thật hiền và nói sẽ làm được những điều tôi mong muốn. “Chà! Muỗi cắn thế mà con bé ngủ ngon thật”Tiếng bà ngoại tôi kéo tôi trở về với thực tại. Tôi rất tiếc vì chưa được nói chuyên nhiều với ông tiên, nhưng qua giấc mơ nầy tôi lại thêm quí mến ông , dù trong tôi vẫn còn lảng vảng một câu hỏi: có thật là đã có ông tiên không nhỉ?
Tham khảo
Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái, về quy luật nhân quả của cuộc đời “ở hiền gặp lành”, kẻ “gieo gió ắt gặp bão”. Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người. Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.
Tham khảo:
Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. ... Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.