Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tk
Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc làm sáng tỏ cái đúng – sai, tốt - xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào trong đời sống
Nguyễn Thành Danh đề bài của bạn định làm là gì ? Miêu tả ; Biểu cảm hay nghị luận ; thuyết minh ????
Lão Hạc mang một tấm lòng tự trọng cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ánh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à?”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão ăn bả chó cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị tha hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo… Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết con hơn. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
Cái ngày trọng đại ấy - ngày đầu tiên tôi đi học, đã trôi qua thật ngọt ngào ở một lớp học bé xíu ươm màu nắng...
Sáng sớm, dưới những hàng phượng chiu chít bông, có một con bé lẽo đẽo ôm tập theo vành nón mẹ đi học. "Đi học", một khái niệm hoàn toàn xa lạ với cô bé, bảo sao nó không hồi hộp? Bao nhiêu câu hỏi cứ thi nhau hiện lên trong đầu nó cốt để vẽ ra một bức tranh về ngôi trường kia. Mải mơ mộng, con bé không biết đã đến nơi tự lúc nào. Mẹ nó đang nói chuyện với cô giáo, thỉnh thoảng lại cười chỉ vào nó, nhưng nó đâu quan tâm.
Kia là "Ngôi trường". Một khoảng sân không tường rào, thênh thang gió, lô xô đủ thứ cây ăn quả chín mọng mà đứa con nít nào cũng phải thèm. Một phòng học bé xíu ngói đỏ tường rêu meo mốc núp dưới tầng lá xanh. Một lũ nhóc lít nhít cùng tuổi nó đang nô giỡn ầm ĩ trên bậc thềm đất nện. Bỗng, mẹ đẩy nhẹ con bé về phía cô. Đến bây giờ nó mới ngắm cô thật kĩ. Cô đã lớn tuổi, mái tóc dài hoa râm và đôi mắt thật hiền. Khom người, cô chìa tay về phía nó. Phải là người khác thì con bé đã quay đi, dấu mặt sau lưng mẹ mếu máo sợ. Nhưng sao ở gần cô nó lại thấy thiệt ấm áp thương thương. Lạ ghê! Se sẽ đặt nắm tay bé xíu vào bàn tay cô, con bé cúi đầu bi bô: "Con chào cô ạ!".
Giờ học đầu tiên cô không cho nó tập tô chữ như chị Hai kể. Cô giáo dặn dò đủ điều, từ chuyện chỗ ngồi đến việc bao vở, cầm bút... Chuyện gì cô cũng hướng dẫn kĩ. Nhưng nó đâu có nhớ gì đâu. Mà nhớ làm chi cho mệt, thế nào trưa nay đón, mẹ cũng hỏi cô rồi chuẩn bị tươm tất cho nó cả thôi. "Nhưng - cô đột ngọt chuyển giọng làm nó chú ý - trước khi là học sinh các con phải nhớ: Tiên học lễ, hậu học văn" con bé khoanh tay ngay ngắn trên tập vở, mắt xoe tròn lắng nghe bài giảng đầu đời! Bây giờ nó cũng đang đi học như ai, cũng đường hoàng ngồi trong lớp học, cũng được nghe lời cô giáo giảng để... để... À, đúng rồi! Để "Mở mang tri thức" y như lời ba nói tối qua.
Nửa buổi học đầu tiên trôi qua êm thấm. Ra chơi. Cô giáo vừa quay lưng cất hộp phấn, lũ trẻ đã đua nhau ào ra sân. Con bé líu ríu chạy theo. Vui ghê! Mà cũng lạ ghê, lần đầu tiên con bé chơi giữa nhiều người lạ mà không hề mè nheo mít ướt. Ban đầu, ai cũng lạ hoắc lạ huơ nhưng rồi đều nhập cuộc nhanh chóng vào những trò chơi hấp dẫn. Tiếng cười làm nắng hè rộn rạo vang lên ngập khoảnh sân nhỏ. Đột nhiên: "Xoảng!". Chiếc dép của con bé bay tít lên cao. Dưới đất một chậu cây vỡ tan tành. Miếng chậu văng ra quẹt cả vào má nó. Lũ bạn kinh hãi, trố mắt vây quanh. Con nhóc nằm bẹp dưới đất oà lên. Đau thì ít, sợ thì nhiều. Nó sợ cô giáo giận nó, mắng rồi không cho nó đi học nữa. Sợ phải xa nơi này - cái nơi mà nó đã yêu ngay từ lần đầu đặt chân đến. Cô giáo tất tả chạy ra, đỡ nó len, phủi bụi. Con bé nhắm tịt mắt chờ cô mắng. Một tấm khăn ướt, lạnh tê cả người áp vào mặt nó. Con bé ngạc nhiên, ti hí nhìn hàng lông mày thanh thanh đang xô vào tròng kính.
Buổi học lại bắt đầu. Nó được đặc cách ngồi trong lòng cô để nghe chuyện. Giọng cô thật hay chứ không như tiếng ba ồm ồm, cũng không lách cách giống chị Hai. Lâu lâu, nó cứ phải có gìm tiếng nấc để khỏi làm cô ngừng lại: "Hết đau chưa con?". Rồi cô vỗ nhẹ vào đùi nó tiếp tục kể. Con bé ngả vào cô. Nghe thật dịu êm!
Đến khi nó tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao và mẹ đã đợi sẵn ở cửa tự lúc nào. Nó dụi mắt, tuột xuống, ôm tập sà vào lòng mẹ rồi líu ríu chào cô. Trên đường về nhà nó cứ nhắc mãi: "Mai mẹ nhớ gọi con dậy sớm đi học nghe!".
Thoắt cái đã tám năm trôi qua. Con bé ngày ấy đã là tôi của bây giờ. Một cô học trò hằng ngày vẫn đạp xe đến trường. Vẫn vui đùa nghịch ngợm với bạn bè. Vẫn tíu tít kể chuyện khi có ai hỏi về vết sẹo trên má. Để rồi, mỗi khi đi ngang qua chốn ấy bỗng dừng lại bật cười ấm áp.