Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các nốt nhạc trong khuông
Các nốt nhạc cơ bản trong bản nhạc từ thấp đến cao sẽ là Đồ - Rê – Mi – Fa – Son – La – Xi - Đố, ký hiệu là C – D – E – F – G – A – B (cái này hình như đã nói ở trên) Độ cao thấp giữa các nốt là hoàn toàn khác nhau. Bây giờ ta sẽ tìm hiểu về "cung". Cung là đơn vị (nôm na thôi) dùng để xác định độ cao giữa các nốt. Nếu ký hiệu dấu "+" là 1 cung, dấu "-" là nửa cung thì khoảng cách giữa các nốt cơ bản trong bản nhạc là như sau:
C + D + E – F + G + A + B – C
Có nghĩa là " Rê cách Đồ 1 cung, Mi cách Rê 1 cung, Fa cách Mi nửa cung, Son cách Fa 1 cung, La cách Son 1 cung, Xi cách Son 1 cung, Đố ( ở quãng 8 tiếp theo ) cách Xi nửa cung.
1 cung được xác định trên ghita ta chính là 2 phím không liên tục ( tức là ở giữa có 1 phím khác ), từ cách nói trên thì nửa cung chính là 2 phím liền nhau.
Có thể hiểu là như sau:
VD Dây G (Son) là dây thứ 4 từ trên xuống theo cách cầm đàn, Theo trên thì Son cách La 1 cung, vậy bấm vào phím đầu tiên của dây G và đánh ta sẽ được G# (Son thăng), bấm tiếp phím thứ 2 và đánh ta sẽ được La ( A )
Dây B (Xi) là dây thứ 5 từ trên xuống theo cách cầm đàn, theo trên thì Xi cách Đô (ở quãng 8 tiếp theo) nửa cung, vì vậy bấm phím đầu tiên của dây B và đánh ta sẽ được Đô.
Nói như thế chắc mọi người cũng dễ hiểu. Còn về cách ký hiệu các nốt trên khuông nhạc thì từ bé đến giờ ai trong chúng ta cũng đã được học qua rồi (Từ lớp 2 hay 1 không nhớ) nên mìng sẽ không nói đến nữa.
Các ký hiệu khác
1) NhịpChắc trong chúng ta ai cũng biết cái bài hát " Bà ơi bà cháu yêu bà lắm…." chứ ? (Nói thế thôi mình cũng quên mất bài đấy tên gì rồi ) Bây giờ vừa hát lại bài hát ấy vừa nhịp chân đều đặn, bắt đầu nhịp cùng lúc với hát "Bà ơi bà cháu yêu bà lắm…" Nếu bạn nhịp được 1 cách tự nhiên và đều đặn thì sẽ nhận thấy rằng những cái nhịp chân của mình rơi vào những từ "Bà, yêu, lắm…"
Đó chính là "một cái nhịp chân" có nghĩa là 1 nốt đen.
Còn những từ "ơi, cháu. Bà.." ở khoảng giữa mỗi nhịp ấy, gọi là 1 phách. GIờ nếu chúng ta nhịp chân nhanh hơn, 1 cái mạnh 1 cái nhẹ thì nhứng cái nhịp mạnh sẽ là những từ "Bà, yêu, lắm…", còn những cái nhịp nhẹ sẽ rơi vào những từ "ơi, cháu. Bà.." Đó là 1 VD về nhịp và phách.
2) Nhịp 2/4, 3/4, 4/4...
Theo bài tập nhịp chân mà chúng ta vừa làm, thì khoảng kéo dài từ một "nhịp mạnh" cho đến "nhịp mạnh" tiếp theo sẽ gọi là một "nhịp". Còn mỗi nhịp mạnh hoặc nhịp nhẹ trong một nhịp như vậy sẽ gọi là một "phách".
Theo cách ghi "phân số" thì "tử số" bằng với số phách trong một nhịp. Còn mẫu số thì là số dùng để xác định trường độ (là thời gian "ngân dài") mỗi phách, theo công thức "trường độ mỗi phách = trường độ nốt tròn chia cho mẫu số". Ví dụ bài "Bà ơi bà…" ở trên, bài này theo nhịp 2/4, tương tự ta có nhịp 3/4, nhịp 4/4...
3) Nốt đen
4) Nốt tròn
5) Nốt trắng
6) Nốt móc đơn
7) Nốt móc kép
8) Nốt móc... cao hơn
9) Chấm dôi
Chơi dấu lặng trên guitar thì hoặc là dùng tay phải chặn nhẹ vào cái dây đang kêu, hoặc là hơi nhấc ngón tay trái đang bấm cái nối đang cần "lặng", sao cho ngón này vẫn còn chạm vào dây (hơi chạm vào thôi, không phải là nhấc lên rồi lại bấm lại )
Ribi Nhock Ngốc
Nốt nhạc tự nhiên
Để đặt tên cho những nốt nhạc này, người ta sẽ gọi tên chúng bằng các ký hiệu mà chắc chắn bạn đã rất quen thuộc là Do re mi fa sol la si.
Có lẽ bạn đã quen với 7 nốt nhạc này qua tên gọi Đô rê mi. Tuy nhiên, trong các ký hiệu âm nhạc, bạn sẽ không tìm ra nốt Đô trong bản nhạc đâu. Người ta đã quy ước ký hiệu chúng bằng những chữ cái từ A đến G. Và cũng không phải bắt đầu từ nốt Đô đâu nhé, mà bắt đầu từ nốt La, hãy chú ý điều này.
A = La,
B = Si,
C = Đô,
D = Re,
E = Mi,
F = Fa
và G = Sol
Bạn sẽ thấy chỉ có 7 mà không phải 12 như đã đề cập bên trên phải không. Những nốt nhạcnào có tên từ A-G được gọi là Nốt Nhạc Tự Nhiên. Còn có 5 nốt nhạc khác nữa, nhưng chúng ta sẽ đề cập đến chúng sau.
Thăng và Giáng
Năm nốt nhạc còn lại sẽ là những nốt nhạc nằm giữa những nốt tự nhiên.
Khi mới bắt đầu học nhạc, nhiều bạn nhầm lẫn rằng khoảng cách về cao độ giữa những nốt tự nhiên là bằng nhau, nghĩa là nếu từ nốt Đô lên nốt Rê là như thế, thì tất cả các nốt nhạc khác cũng vậy. Thật ra thì khoảng cách giữa những nốt tự nhiên là khác nhau, nốt Đô lên Rê sẽ khác nốt Mi lên nốt Fa.
Chính vì vậy, những nốt không tự nhiên sẽ là những nốt chen giữa các nốt tự nhiên và đảm bảo cho khoảng cách của các nốt nhạc luôn đúng bằng nhau.
Một nốt thăng sẽ có ký hiệu là #. Ví dụ, A# là nốt La thăng. Có nghĩa là 1 nốt phía trên nốt La. (Bạn hãy lưu ý điều này, một nốt trên nốt La không phải là nốt Si đâu nhé, mà là nốt La thăng).
Tương tự, nốt giáng sẽ có ký hiệu ♭. Ví dụ, B♭ là một nốt phía dưới nốt B. được gọi là Si giáng
Và đến đây, chắc bạn đã nhận ra điều đặc biệt, đúng vậy, nốt La thăng và nốt Si giáng là một. Chỉ là chúng có 2 tên gọi khác nhau mà thôi.
Theo đúng thứ tự thì chúng ta sẽ có những nốt nhạc như sau, hãy nhìn vào phím đàn piano bạn sẽ nhận ra ngay.
a) Gam thứ là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, bắt đầu từ âm bậc 1
la si do si la la sol# la mi re mi fa fa mi re do
re do re mi sol# la si do re mi do re mi si
la si mi do re mi do re do si la sol# la
La - Pha - Si - La - Son - Pha - Mi - La - La - Rê - Mi - Pha - Son
La - Si - Son - Pha - La - La - Pha - Si - La - Son - Pha - Mi - Son
Si - Si - Đô - Rê - Mi - Đô - Si - La - La - Mi - Si - La
La - La - Si - Son - Pha - ...
(phần còn lại lười viết)