K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2021

a, Sau trận bãoTN//, chân trời, ngấn bểCN// sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.VN 

b, Quả trứngCN// hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.VN 

c, Mặt trờiCN// nhú lên dần dầnVN1,// rồi lên cho kì hếtVN2

 

18 tháng 11 2021

3. Đoạn thơ nói về cảm giác thư thái, bình yên của người chiến sĩ khi dừng chân nghỉ ngơi và nghe tiếng gà nhảy ổ và những kỉ niệm tuổi thơ bỗng ùa về.

18 tháng 11 2021

cảm ơn bạn

11 tháng 2 2019

1.

Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.


Câu này thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. nếu chúng ta có một phương pháp học đúng cách


2.

Học ăn học nói, học gói học mở.


Đây là là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.

3.

Học hay cày biết.



4.

Học một biết mười.


Câu này có nghĩa là học chỉ một điều gì đó mà biết suy rộng ra những thứ liên quan với nhau và được xem là thông minh.

5.

Học thầy chẳng tầy học bạn.


Biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức đã học

6.

Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.


Câu này có ý nghĩa là chịu khó học hỏi thì ắt giàu có.

7.

Ăn vóc học hay.


Ăn vóc là ăn uống đầy đủ bổ sung các chất thì mới có sức khỏe, cơ bắp. Học hay là học giỏi, giỏi giang xưng đáng với công sức đã bỏ ra để có được thành quả.

8.

Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.



9.

Có cày có thóc, có học có chữ.



10.

Có học, có khôn.


11.

Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.


12.

Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.


13.

Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.


14.

Dốt đến đâu học lâu cũng biết.


15.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn.


16.

Hay học thì sang, hay làm thì có.


17.

Học để làm người.


18.

Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.


19.

Học khôn đến chết, học nết đến già.


20.

Có đi có lại mới toại lòng nhau


21.

Kính lão đắc thọ


Câu này ý nói là phải kính trọng người lớn tuổi sẽ sống lâu.Bạn tôn kính người lớn tuổi thì người đó sống bao lâu bạn sẽ sống bấy lâu. Đây là văn hóa trong ứng xử

22.

Thuốc đắng dã tật


23.

Sự thật mất lòng


24.

Lời nói, gói vàng.


25.

Lời chào cao hơn mâm cỗ


Rất đơn giản câu này ý nói tình cảm, lễ nghi, lời chào mời thân mật còn quý hơn vật chất, miếng ăn.

26.

Kính trên, nhường dưới


Đây là văn hóa ứng xử, phải luôn biết kính trọng những người lớn tuổi và nhường nhịn những người nhỏ tuổi hơn.

27.

Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.


Khuyên răn chúng ta nên sống thật, không nên nói dối sẽ rất ân hận về sau


28.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây


Đây là đạo lý làm người, với ý nghĩa là khuyên chúng ta phải luôn luôn biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta dùng

29.

Bán anh em xa mua láng giềng gần.


Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.

30.

Đi hỏi già,về nhà hỏi trẻ


Đi hỏi già: Người già nhiều kinh nghiệm sẽ giúp được bạn. Về nhà hỏi trẻ: Mọi chuyện ở nhà nên hỏi trẻ vì trẻ con ngây thơ không dấu diếm điều gì sẽ kể hết chuyện nó biết khi ở nhà.Đây là một kinh nghiệm sống mà ông cha ta đúc kết và truyền dạy.

31.

Một điều nhịn, chín điều lành



32.

Sang sông phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy


Câu này ý muốn nhắn nhủ bậc làm cha mẹ, muốn con cái mình học tập tốt thì cần phải yêu quý kính trọng người làm nghề giáo.


33.

Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.



34.

Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu, khẽ gõ bên thành cũng kêu.



35.

Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời



36.

Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời...


37.

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau


38.

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe


39.

Sảy chân, gượng lại còn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.



40.

Vàng sa xuống giếng, khôn tìm,
Người sa lời nói, như chim sổ lồng



41.

Nói người, chẳng nghĩ đến ta,
Thử sờ lên gáy, xem xa hay gần



42.

Ngày thường chả mất nén hương
Đến khi gặp chuyện ôm lưng thầy chùa



43.

Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười



44.

Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.


45.

Ăn có nhai, nói có nghĩ.
Ăn bớt bát, nói bớt lời.


46.

Rượu nhạt, uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.


47.

Ăn lắm, thì hết miếng ngon,
Nói lắm, thì hết lời khôn hóa rồ.

5 tháng 8 2018

Câu bị động thì chủ ngữ có thể và vật và người .

Nhưng câu bình thường thì chỉ dùng người là chủ ngữu thôi nhé !

Mình ở câu thứ nhất là chỉ chính bản thân mình

Mình ở câu thứ hai để chỉ vợ hoặc chồng

cảm ơn bạn leuleu

29 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Thật vậy, đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tức là khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt thì phải nhớ đến người đã trồng chúng vậy. Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình. Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. Có vô vàn cách biểu hiện cho thái độ sống biết ơn và ân nghĩa của thế hệ trẻ ngày nay. Học tập. Làm việc. Sống có trách nhiệm.

29 tháng 3 2021

 THAM KHẢO:

Truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta là lòng biết ơn, biết trân trọng những người đã giúp đỡ mình. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau phải biết giữ đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua sự bao bọc của công sức lao động,  thời tiết và thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, những gì tạo được ra nó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người  được hưởng thụ thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ trên. Dân tộc ta trước khi đến được với cuộc sống hòa bình, yên ổn thì đã phải trải qua thời kì vô cùng gian khó với bão táp chiến tranh xô bồ.   Tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp lớp cha ông đã hy sinh cả tuổi xuân, cả cuộc đời để tạo nên, để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Ta có mặt trên đời, đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Cha mẹ đã lao động vất vả cho ta được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè với sự vô lo vô nghĩ.  Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức, để rồi chắp cánh ước mơ về một tương lai tươi sáng cho chúng ta. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình để góp phần cho công cuộc kiến thiết xã hội, đất nước. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình cho hai chữ: “cống hiến”. Từ những người nông dân cả ngày cực khổ trên đồng lúa để mang đến cho nhân dân những hạt gạo thơm dẻo trắng ngần, từ những công nhân trên công trường xây dựng cho đến những người thợ dệt, thợ may chăm chỉ miệt mài lao động trong nhà máy,  ai cũng hết sức hết lòng  đem mồ hôi công sức tạo nên thành quả cho cuộc đời.  Một bức tranh đẹp là kết quả của quá trình sáng tạo cộng hưởng với tư chất nghệ thuật của người hoạ sĩ, một bộ phim hay được đánh đổi bằng những giọt mồ hôi nghệ thuật,  công sức của đạo diễn, của diễn viên, của cả một ê-kip những người phụ trách hậu cần.



 

11 tháng 1 2018
  • Cần Thơ gạo trắng nước trong,

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

  • Cà Mau hãy đến mà coi,

Muỗi kêu như sáo thổi,

Đỉa lội lềnh tựa bánh canh.

  • Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò,

Để em qua lại mua cò gởi thơ.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.

  • Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

  • Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

  • Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em.

  • Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

  • Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

D[sửa]

  • Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười

Đ[sửa]

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

G[sửa]

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

K[sửa]

  • Khen ai khéo họa dư đồ,

Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn gươm

L[sửa]

  • Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,

Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.

Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,

Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.

Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,

Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.

Anh em Mười Chức công khùng,

Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...

  • Lênh đênh ba mũi thuyền kề,

Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.

  • Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

M[sửa]

  • Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử

Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu

Bao giờ nguyệt xế, trăng lu

Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.

  • Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi...

  • Muối khô ở Gảnh mặn nồng

Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng

N[sửa]

  • Nam Kì sáu tỉnh em ơi

Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn,

Sông Hương nước chảy trong luôn,

Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

  • Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

  • Ngày xuân cái én xôn xao

Con công cái bán ra vào chùa Hương

Chim đón lối, vượn đưa đường

Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.

  • Ngọ Môn năm cửa chín lầu

Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.

  • Những người mà xấu như ma

Uống nước chùa hà lại đẹp như tiên

O - Ô - Ơ[sửa]

  • Ở đâu năm cửa, nàng ơi !

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?

Sông nào bên đục bên trong ?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh ?

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

Ở đâu là chín tầng mây ?

Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng ?

Chùa nào mà lại có hang ?

Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không ?

Ai mà xin lấy túi đồng ?

Ở đâu lại có con sông Ngân-Hà ?

Nước nào dệt gấm thêu hoa ?

Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi ?

Kìa ai đội đá vá trời ?

Kìa ai trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời ?

Xin em giảng rõ từng nơi từng người.

- Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi !

Sông Lục-đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,

Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.

Trên trời có chín từng mây,

Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.

Chùa Hương-tích mà lại ở hang;

Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không ?

Ông Nguyễn Minh-Không xin được túi đồng,

Trên trời lại có con sông Ngân-hà.

Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;

Ông Hữu-Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi !

Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;

Vua Đại-Vũ trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,

Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người

== p ==

Q[sửa]

  • Quảng Nam có núi Ngũ Hành,

Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.

  • Quảng Nam nổi tiếng bòn bon

Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành

Chín mùi da vẫn còn tươi

Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.

R[sửa]

  • Rau đắng nấu với cá trê

Ai đến đất Mũi thì "mê" không về!

  • Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

S[sửa]

  • Sông Tô nước chảy quanh co,

Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.

Buồn tình vừa lúc phân chia,

Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.

  • Sông Đồng Nai nước trong lại mát

Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi

Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý

Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.

T[sửa]

  • Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

  • Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai

Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.

  • Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá

Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi

Buồn tình gá nghĩa mà chơi

Hay là anh quyết ở đời với em?

em nào có dối lòng em họa chi vô đới em chăng được nhờ ?

  • Trai nào khôn bằng trai Long Mỹ

Gái nào mũ mỹ bằng gái Hà Tiên.

  • Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng

Hà Nội Nam Định dọn đường rước dâu

Thanh Hóa cung đốn trầu cau

Hà Nam thời phải thui trâu mổ bò

Ninh Bình đục đá nung vôi

Bắc Ninh thời phải thổi xôi nấu chè

Hà Giang chuyển gỗ làm nhà

...Cho Anh lấy nàng

U[sửa]

  • U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường

Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.

  • Ước gì anh lấy được nàng,

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

V[sửa]

  • Vịt nằm bờ mía rỉa lông

Thấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tiên

X[sửa]

  • Xem kìa Yên Thái như kia,

Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.

Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,

Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.

Cổng chợ có miếu vua cha

Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên...

Y[sửa]

  • Yên Bình với bóng tre xanh

Tre tỏa bóng mát cho em vui đùa.

11 tháng 1 2018

mình chỉ biết  ca dao nói về tỉnh Quảng Ninh thôi chứ ko biết cao dao nói về vùng đất ' Tràng An '

28 tháng 11 2021

D

12 tháng 12 2021

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:

+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”

+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng: 

+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.

+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.

+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.

+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

- Qua bài "Cảnh khuya" ta thấy được tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tinh thần yêu nước trong tâm hồn Bác. Bác không chỉ là người chiến sĩ yêu nước, luôn lo lắng trăn trở việc nước việc dân mà Bác còn là người nghệ sĩ đa tài, có tâm hồn giàu rung cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Qua bài thơ ta thấy được chất thi sĩ và chất thi sĩ gắn bó hòa hợp trong tâm hồn Bác.

12 tháng 12 2021

THam khảo

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:

+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”

+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng: 

+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.

+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.

+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.

+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

- Qua bài "Cảnh khuya" ta thấy được tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tinh thần yêu nước trong tâm hồn Bác. Bác không chỉ là người chiến sĩ yêu nước, luôn lo lắng trăn trở việc nước việc dân mà Bác còn là người nghệ sĩ đa tài, có tâm hồn giàu rung cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Qua bài thơ ta thấy được chất thi sĩ và chất thi sĩ gắn bó hòa hợp trong tâm hồn Bác.