Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu thơ cho thấy sự yêu quý của tác giả với hạt gạo làng ta
Tham khảo :
Trần Đăng Khoa từng là một nhà thơ nhí được nhiều bạn nhỏ yêu quý bởi ông đã sáng tác ra rất nhiều bài thơ hay, ngộ nghĩnh, đáng yêu nhưng có lẽ để lại sâu sắc cho nhất là bài "Hạt gạo làng ta" trong đó có đoạn :
Hạt gạo làng ta
Có vị phù xa
Của sông kinh thầy
có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
ngọt bùi đắng cay
đoạn thơ trên thể hiện những cảm nhận của tác giả về hạt gạo quê hương mình. Trong đoạn thơ có từ được lặp lại ba lần kết hợp với các hình ảnh được liệt kê nhấn mạnh những điều tác giả nhận ra từ hạt gạo. Để có được những hạt gạo thơm ngon ấy là nhờ sông Kinh Thầy lặng lẽ bồi đắp phù xa theo tháng ngày, là cả hương thơm ngào ngạt của những đầm sen bát ngát thấm đẫm những hạt lúa dẻo thơm….đặc biệt hơn nhà thơ còn cảm nhận được những ngọt bùi đắng cay qua lời mẹ hát thấm trong từng hạt gạo trắng thơm. Phải chăng ngọt bùi đắng cay ấy là những vất vả nhọc nhằn, là mồ hôi công sức mà người nông dân xuống đồng từ khi gieo hạt. Những câu thơ còn cho người đọc hình dung về một miền quê ven sông có ruộng đồng, có hồ sen, có những câu hát ầu ơ ru con buổi trưa hè. Hình ảnh ấy thân thuộc biết bao trong kí ức trong tâm hồn của mỗi người về quê hương. Cách diễn đạt "Hạt gạo làng ta " với những cảm nhận sâu sắc về hương vị và giá trị của hạt gạo cho chúng ta thấy sự thấu hiểu, sự gắn bó của tác giả với quê hương mình. Đồng thời cũng giúp người đọc thấm thía hơn giá trị trong mỗi hạt gạo mà ca dao đã từng nói " dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần "
bằng thể thơ bốn chữ nhịp thơ nhanh, cách dắt nhịp linh hoạt Trần Đăng Khoa đã gợi lên trong lòng người đọc bao suy ngẫm từ hạt gạo làng ta đồng thời khiến cho bạn đọc thêm yêu và gắn bò với quê hương mik hơn
Tham khảo
Hạt gạo của làng quê ta đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão tháng bảy (thường là bão to), nào là mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôI của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…”. Hình ảnh đối lập của hai dòng tơ cuối (“Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy”) gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì so sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm thương yêu mẹ biết bao nhiêu.
đoạn thơ thể hiện sự vất vả của người nông dân trong lao động sản xuất. Qua đó giúp ta hiểu được sự vất vả ấy để tạo nên hạt gao một nắng hai sương.
Tham khảo :3
Hạt gạo được gọi là hạt vàng, vì hạt gạo rất quý. Có được hạt gạo, con người phải đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt "một nắng hai sương" trên đồng ruộng mới làm ra được hạt gạo. Do đó, tác giả mới đem so sánh hạt gạo với hạt vàng và gọi hạt gạo là hạt vàng.
TK
Hạt gạo được gọi là hạt vàng, vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo được làm nên từ tinh túy của đất trời. Đồng thời có được hạt gạo, con người phải đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt "một nắng hai sương" trên đồng ruộng mới làm ra được hạt gạo. Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc Do đó, tác giả mới đem so sánh hạt gạo với hạt vàng và gọi hạt gạo là hạt vàng.
phải nói là cảm thụ gì chứ ??
ko hiểu
*Tham khảo Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta…
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa , càng yêu thêm quê hương ta.