K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2016
a) Các từ chỉ màu xanh được dùng khá nhiều trong đoạn trích: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu).b) Sự kkác nhau của các từ chỉ màu xanh là ở chỗ nó chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau. Đồng thời các từ cũng miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau.c) Tác dụng:- Các từ: mây biếc, núi xanh gợi tả cái mênh mông, rộng lớn của không gian, tương ứng với nỗi sầu chia li không thể có lưòi nào nói hết được của người thiếu phụ.

 

- Hai từ còn lại miêu tả màu của ngàn dâu với mức độ tăng tiến (xanh xanh, xanh ngắt) vừa có ý nghĩa tượng trưng chỉ một linh cảm về sự cách xa vĩnh viễn (màu xanh của ngàn dâu trong thơ ca trung đại thường ngụ ý chỉ những đổi thay to lớn – có thể tìm hiểu thêm câu thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu), hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.
21 tháng 9 2016

Phần luyện tập của văn bản Sau phút chia li! Giúp mình nha!!

22 tháng 9 2016

. Các loại từ láy 
1. Các loại từ láy

– Các từ láy in đậm trong các câu trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có những điểm âm thanh giống và khác nhau:
+ Giống: chúng đều là những từ láy.
+ Khác: chúng khác nhau về loại từ láy.


2. Có thể phân chia từ láy thành những loại sau: láy toàn bộ, láy bộ phận ( láy phụ âm đầu, láy phần vần).

– Láy toàn bộ: đăm đăm
– Láy bộ phận: + Láy phụ âm đầu: mếu máo.
                        + Láy phần vần: liêu xiêu.
3. Các từ láy được in đậm trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê không nói được là bật bật, thẳm thẳm. Nó sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, nhưng tùy vào các trường hợp khác nhau mà khi hòa phối âm thanh tiếng láy có thể biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn như: đo trong đo đỏ, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm…Các từ này vẫn thuộc từ láy toàn bộ.

II. Nghĩa của từ
1. Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh( hay còn được gọi là từ láy tượng thanh).

– Ha hả: mô phỏng tiếng cười to.
– Oa oa: giống như tiếng khóc của em bé.
– Tích tắc: giống tiếng âm thanh từ quả lắc đồng hồ.
– Gâu gâu thì lại giống tiếng con chó sủa.

2. Các nhóm từ láy.

(1) li nhí, li ti, ti hí
(2) nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh
– Các từ ở nhóm (1) đều có lấy vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ, ứng với nhứng sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí biểu đạt.
– Các từ ở nhóm (2) đều láy phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.
+ Các từ láy đều có chung vần âp.
+ Các từ thuộc nhóm này đều có chung đặc điểm ý nghĩa là chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục hay là sự thay đổi hình dạng của một sự vật.

3. So sánh giữa nghĩa của từ gốc với nghĩa của từ láy trong các trường hợp sau:

– Mềm – mềm mại
– Đỏ – đo đỏ 
* Đặt câu với mỗi từ: 
– Đỏ: Những bông hoa gạo màu đỏ thật đẹp.
– Đo đỏ: Những bông hoa gạo đo đỏ đằng xa trông như những đốm lửa thật đẹp.
– Mềm: Tấm lụa này thật mềm.
– Mềm mại: Tấm lụa này thật mềm mại.
-> So sánh sắc thái được biểu đạt ở những câu trên dược giảm nhẹ hoặc được nhấn mạnh hơn, sắc thái biểu cảm giữa từ đơn hay là những tiếng gốc và những từ láy được xuất phát từ gốc ấy. Các từ láy mềm mại, đo đỏ có sắc thái nghĩa giảm nhẹ và màu sắc bieur cảm rõ hơn so với những từ đơn: đỏ, mềm.


III. Luyện tập


1 Tìm và phân loại từ láy trong đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê ( từ “Mẹ tôi, giọng khản đặc…” đến “nặng nề thế này.”).

Từ láy toàn bộ    Bần bật, thăm thằm, chiền chiện, chiêm chiếp
Từ láy bộ phận    

– Láy phụ âm đầu: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề.
– Láy phần vần: lao xao, leng keng, lộp bộp

2. Cấu tạo từ láy từ những tiếng gốc cho trước theo bảng sau:

ló                               Lấp ló
Nhỏ                          Nho nhỏ
Nhức                        Nhức nhối
khác                         Khang khác
Thấp                       Thâm thấp
Chếnh                    Chênh chếch
Ách                          Anh ách

3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

– nhẹ nhàng, nhẹ nhõm:
a) Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con
b) Làm xong công việc, nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.
– xấu xí, xấu xa:
a) Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xacủa tên phản bội.
b) Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc, xấu xí
– tan tành, tan tác:
a) Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡtan tành
b) Giặc Ân bị chàng trai làng Gióng đánh cho tan tác.


4. Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi.

– Bạn Lan có khuôn hình thật nhỏ nhắn, xinh xắn.
– Mẹ là người chăm chút cho em từ những cái nhỏ nhặt nhất.
– Cô giáo em nói năng rất nhỏ nhẹ, ấm áp.
– Bạn bè với nhau không nên nhỏ nhen.
– Những điều nhỏ nhoi ấy cũng làm em xúc động muốn khóc.


5. Các từ máu mủ, mặt mũi, nhỏ nhen, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở đều là từ ghép.


6. Các tiếng chiền (trong chùa chiền), nê (trong no nê), rớt (trong rơi rớt), hành (trong học hành).

 

– Nghĩa của các từ:
+ chiền: từ cổ, cũng có nghĩa là chùa.
+ nê: từ cổ, có nghĩa là chán
+ rớt: rơi ra một vài giọt (còn sót lại, hỏng, không đỗ) hoặc cũng có nghĩa là rơi.
+ hành: thực hành.
– Theo cách giải nghĩa trên đây thì các từ đã cho là từ ghép.

22 tháng 9 2016

Cảm ơn nhaoaoa

10 tháng 11 2018

Hoàn cảnh sáng tác : Ngẫu nhiên ,tình cờ

20 tháng 12 2020

xuất xứ: viết nhân 1 buổi mới về quê sau 50 năm xa cách.

4 tháng 10 2016

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Côn sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, đặc điểm:

- Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

- Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

- Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

  

 

+ Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

+ Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

- Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.

Câu 2. 

- Nhân vật ta là ai? Chính là tác giả Nguyễn Trãi.

Trong đoạn thơ có 5 từ ‘ta’ và trải đều trong mỗi cặp lục – bát ; cứ sau mỗi cảnh đẹp được giới thiệu ở câu 6   thì chữ ta lại có mặt ở vị trí câu 8 tiếp chủ thể thưởng thức cái đẹp.

- Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta :

+ Hình ảnh nhân vật ta xuất hiện mỗi lần một tâm thế khác nhau : lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.

+ Qua những hình ảnh đó thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân, nhà thơ như đang đắm mình, đang thả hồn vào trong thiên nhiên hữu tình thơ mộng.

- Nhận xét về sự so sánh.

Tiếng “suối rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phong” được ví với “chiếu êm”. Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.

Em có thể tham khảo đoạn văn sau của Vũ Dương Quỹ:

“Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hóa thành những vât dụng của con người, gần gũi thân thương với con người. Đôi tai nhạy cảm của thi sĩ đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến cho nó vốn đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, cuốn hút, xúc giác tinh tế của nhà thơ đã hóa thân cho mặt đá vốn khô rắn thành mặt chiều dịu êm”.

Câu 3. 

Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.

Nhận xét: Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt. Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó.

Câu 4.

- Hình ảnh “ta ngâm thơ nhàn”:

+ Qua câu thơ ta hình dung Nguyễn Trãi đang nằm giữa rừng trúc xanh mát bóng râm cất tiếng thơ ngâm để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, để cùng thiên nhiên chia sẻ tâm tình của mình = > con người và thiên nhiên gắn bó hòa hợp với nhau. Thiên nhiên là người bạn tâm giao, người bạn tri kỉ của nhà thơ.

+ Không chỉ ở bài thơ này, mà ở nhiều bài thơ khác của Nguyễn Trãi, chúng ta cũng bắt gặp sự gắn bó và giao hòa như thế giữa thiên nhiên và nhà thơ:

“Núi láng giềng, chim bầu bạn

Mây khách khứa, nguyệt anh em”.

“Có nằm hạc lặn nên bầu bạn

Ấp ủ cùng ta làm cái con”.

- Con người nhà thơ : Qua đoạn thơ có thể hình dung Nguyễn Trãi là con người có tình yêu thiên nhiên say đắm, có phong thái ung dung, nhân cách cao nhã. Ông không màng danh lợi, xa lánh chốn bụi trần đua chen sống hòa mình với thiên nhiên.

Câu 5.

- Điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn : điệp 2 lần ; ta : điệp 5 lần ; trong : điệp 3 lần ; có : điệp 2 lần.

- Tác dụng :

+ Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

+ Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

+ Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

II. Luyện tập

Đề : Cách ví von tiếng suối củ Nguyễn Trãi trong hai câu thơ ‘Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai’ và Hồ Chí Minh trong câu thơ ‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa’ có gì giống và khác nhau ?

- Giống nhau :

+ Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.

+ Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng : nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người => Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.

- Khác nhau :

+ Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn.

+ Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát.

4 tháng 10 2016

Bạn soạn bài dài quá à!!!

13 tháng 10 2021

GIÚP mình đi ! LÀM ƠN !

khocroi

13 tháng 10 2021

đau lòng lolang+khocroi=huhu

4 tháng 11 2017

Trong cuộc sống chúng ta được gặp rất nhều loài cây, loài hoa. Mỗi loài cây, loài hoa lại có một nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa riêng biệt. có thể nó biểu trưng điều thiêng liêng cao cả, nhưng có thể nó lại biểu trưng cho một điều giản dị mộc mạc Và cây hoa hồng cũng không nằm ngoài quy luật đó, một loại cây, loài hoa mà ai cũng đã từng có dịp chiêm ngưỡng, ngắm nhìn.   Hoa hồng xuất hiện cách đây khoang 100 triệu năm vào cuối kỷ nguyên phấn trắng. Đây là một loài cây thường mọc thành bụi, rễ chùm có gai. Nhưng hiên nay đã có loài hoa hồng không có gai. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa. thưc vậy, hoa hồng có nhiều màu: đỏ, trắng, vàng, hồng... và cả hoa xếp xen kẻ lẫn nhau tạo nên một vẻ rất riêng mà không thể nhầm lẫn được. Phải chăng vì vẻ đẹp như vậy mà ngay từ thời xa xưa, các đây hàng ngàn năm mà con người đã trồng và thưỡng thức nó? Các giống hoa hồng vườn mà ngày nay ta thường thấy phát triển hơn lớn hơn nhiều so với những bà con hoang dã của chúng. cũng có lẽ bởi vì hoa hồng mọc hoang chỉ có năm cánh mà chỉ có thể ra hoa ít tuần chứ không thể không thể liên tục hàng mấy tháng như cay hoa hồng vườn.  tôi có thể chắc chắn rằng không phải ai trong chúng ta cũng có dịp nhìn thấy quả của cây hoa hồng. Quả của cây này nhỏ, hơi dẹt, có màu đỏ. Nó chứa một lượng vitamin c nhiều gấp 10 đến 100 lần so với các thức ăn khác. Đồng thời, đây cũng là một loại quả thuốc. Chúng ta có thể ngâm quả này trong nước sôi để uống, rất tốt cho bàng quang và thân, lại giúp đề phòng cảm lạnh. Hay như quả của một vài loại cây hoa hồng hoang dại cũng có thể được dùng để làm mứt.   Chính vì hoa hồng xuất hiện bên cạnh con người lâu như vậy nên ý nghĩa của nó cũng dần được khẳng định. Nhận thấy được vẻ đẹp của hoa hồng mà con người dùng nó để trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà như ở trong phòng. trên bàn, ..., giúp ngôi nhà trở nên sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, mỗi màu hoa lại có một ý nghĩa riêng. Ví như hoa hồng đỏ- hay gọi là hoa hồngnhưng biểu trưng cho tình yêu, hoa hồng trắng lại thể hiện cho sự trong trắng, tinh khiết và cả niềm tiếc thương vô hạn...Trong những lúc căng thẵng, nhìn thấy hoa ta như được giải tỏa phần nào. Và chắc rằng, cây hoa hồng còn có ý nghĩa hơn nữa, to lớn hơn nữa. Bởi tôi được biết rằng ở nước anh, cách đây 500 năm, đã xảy ra một cuộc chiến tranh hoa hồng. Giới quý tộc chia làm hai phe, đều lấy hoa hồng làm huy hiệu cho mình : một phe lấy hoa hồng nhung, còn phe kia lấy hoa hồng bạch. Có thể thấy được hoa hồng có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống.   Đẹp và đầy ý nghĩa, nữ hoàng của các loài hoa là những gì ngắn gọn nhất để nói về hoa hồng. Cây hoa hồng gắn bó với con người tư thuở xa xưa đến tận bây giờ. Và chắc chắn rằng vẫn sẽ như vậy đến cả sau này nữa.  

 

21 tháng 7 2021

Em tham khảo dàn ý này nhé:

1. Mở bài:

- Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đoàn kết tạo nên sức mạnh.

2. Thân bài:

* Giải thích câu nói:

- Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cây đơn độc thì không thể tạo thành ngọn núi to mà cần phải có thật nhiều cây chụm lại thì mới tạo thành ngọn núi.

- Nghĩa bóng:

+ Một cây: Chỉ một người đơn lẻ tồn tại trong xã hội

+ Ba cây: Chỉ một tập thể người

+ chụm lại: đoàn kết lại

+ núi cao: đích đến cuối cùng của thành công

=> Nghĩa cả câu: Nếu chỉ có một người đơn phương làm việc thì không thể thành công bằng một tập thể người cùng nhau đoàn kết.

* Chứng minh:

a. Trong thực tế lịch sử:

- Nhân dân ta đã đoàn kết chiến đấu và chiến thắng rất nhiều kẻ thù xâm lược, dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều.

b) Trong đời sống hằng ngày:

- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất, cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng... 

c. Bài học:

- Khẳng định tính đúng đắn của câu nói: Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công. Bác Hổ từng khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

- Bài học: Mỗi chúng ta cần có tinh thần đoàn kết với mọi người trong cùng một tập thể và chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tạo nên thành công

3. Kết bài:

- Nêu cảm nhận chung.

22 tháng 7 2021

câu 1 :xuất xứ của đoạn trích : đc  đăng trên tạp chí Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1918.

văn bản chứa đoạn trích trên là : văn bản : Sống chết mặc bay , đc viết theo thể loại truyện ngắn

câu 2  Tham khảo

Truyện lấy bối cảnh của nông thôn Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Nó được lấy bối cảnh trong một đêm khuya, một khúc đê bên sông Nhị Hà (tức sông Hồng) đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình quan phụ mẫu vẫn ngồi chơi tổ tôm với các tên quan lại khác, không quan tâm đến đê điều. Câu chuyện dựa trên hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

câu 3

BPTT  của đoạn trích trên là : so sánh và liệt kê

tác dụng : nói lên  sự có ý thức, chăm làm,đoàn kết trong công việc

câu 4 Tham khảo

Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phấm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn - trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông dâng lên thì hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cô giữ lấy đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo "Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sổng thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lù quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn thương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.

đề văn

 

I/ Mở bài

- Trên con đường tiến tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.

- Qua đó Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi.

II/ Thân bài

1) Giải thích ngắn (là gì?)

- “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.

- Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.

- “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.

- Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào

- “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.

 

- Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.

- Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng
vào cuộc sống.

- Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và
tiến bộ.

- Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không
ngừng và học suốt đời.

 

2) Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)

*LĐ1:

- Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả.

+Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.

+Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.

*LĐ2:

- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người

+nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc

+ trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta

+quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức

*LĐ3:

- Học tập đem lại lợi ích cho bản thân

+ bảo vệ bản thân

+ tự nuôi sống bản thân

- Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.

3) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)

- Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.

- Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.

- phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát
minh mới ra đời)

- học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh

- Nhân vật điển hình

+ nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn: “Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.

+Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.

(Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)

- Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.

4 ) Phê phán:

- Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức
dở dang

 

- Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên
không chịu tiếp tục học hỏi.

III/ Kết bài:

- Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin là câu nói mang ý nghĩa nhân văn lớn cho con người.

- Nó sẽ luôn là một ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối cho chúng ta bước tới đài vinh quang của nhân loại.

 

 

 

22 tháng 7 2021

Câu 2 : Học mãi có nghĩa là học liên tục, học đến suốt đời, họccả khi về già. Câu: “Học, học nữa, học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học . Môn học nào cũng vậy, ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao. Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng:" Người có tài mà không có đức là người vô dụng.