giúp mik với, mai mik ktra...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2021

Câu 1: Tên bài thơ là "Qua đèo ngang". Do bà Huyện Thanh Quan sáng tác và được viết theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2: 2 từ láy: Lom khom, Lác đác. Tác dụng: Có tác dụng rất lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và tô đậm vẻ hoang vắng, quạnh hiu.

Câu 3: Cụm từ "ta với ta" trong "Bạn dến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến: "ta" chỉ tác giả với "ta" chỉ bạn của Nguyễn Khuyến.

Cụm từ "ta với ta" trong "Qua đèo ngang" của bà Huyện Thanh Quan:

"ta" chỉ tác giả với "ta" chỉ nỗi niềm của tác giả.

Sức của mik chỉ tới câu 3 thuii nhaaaa!!!...

26 tháng 2 2017
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.
2. Tác phẩm
Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:
- Bữa ăn hằng ngày.
- Nhà ở.
- Việc làm.
- Lời nói, bài viết.
2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:
- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.
+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.
Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:
"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".
Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:
- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".
- Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".
- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".
Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.
5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện.
- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn nêu bật đức tính giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện: từ sinh hoạt, lối sống, quan hệ với đồng chí, đồng bào, trong lời nói, cách viết...
2. Cách đọc
Văn bản này cũng được viết dưới dạng bài văn nghị luận. Ngoài những yêu cầu chung về cách đọc một văn bản nghị luận, khi đọc cần chú ý nhấn mạnh các chi tiết sinh động (được trình bày bằng thủ pháp liệt kê) trong đời sống hằng ngày của Bác. Ngoài ra, cách lập luận trong đoạn thứ ba ("Nhưng chớ hiểu lầm rằng..." là một hình thức chuyển ý rất quan trọng, giúp tác giả triển khai vấn đề trên một bình diện khác sâu sắc hơn. Cần nhấn mạnh khi đọc đoạn này (có thể bằng cách đọc cao giọng hơn hoặc thay đổi giọng đọc, nhịp đọc).
3. Một số ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó)
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè ngon mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hạc cũ với xuân này.
(Cảnh rừng Việt Bắc)

4. Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.
26 tháng 2 2017
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.
2. Tác phẩm
Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:
- Bữa ăn hằng ngày.
- Nhà ở.
- Việc làm.
- Lời nói, bài viết.
2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:
- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.
+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.
Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:
"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".
Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:
- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".
- Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".
- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".
Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.
5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện.
- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn nêu bật đức tính giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện: từ sinh hoạt, lối sống, quan hệ với đồng chí, đồng bào, trong lời nói, cách viết...
2. Cách đọc
Văn bản này cũng được viết dưới dạng bài văn nghị luận. Ngoài những yêu cầu chung về cách đọc một văn bản nghị luận, khi đọc cần chú ý nhấn mạnh các chi tiết sinh động (được trình bày bằng thủ pháp liệt kê) trong đời sống hằng ngày của Bác. Ngoài ra, cách lập luận trong đoạn thứ ba ("Nhưng chớ hiểu lầm rằng..." là một hình thức chuyển ý rất quan trọng, giúp tác giả triển khai vấn đề trên một bình diện khác sâu sắc hơn. Cần nhấn mạnh khi đọc đoạn này (có thể bằng cách đọc cao giọng hơn hoặc thay đổi giọng đọc, nhịp đọc).
3. Một số ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó)
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè ngon mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hạc cũ với xuân này.
(Cảnh rừng Việt Bắc)

4. Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.
2 tháng 11 2017

1. Mở bài:
- Giới thiệu nụ cười của mẹ…
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…
Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...

2. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)
Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:
- Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)
- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…

Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…
- Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan
- Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương
- Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui
- Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…
- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…

Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:
- Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm
- Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…
- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…
- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu
- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..
- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…

Biểu cảm trực tiếp:
- Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…
- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…
- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…
- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…

3. Kết bài
- Nhận xét về nụ cười ấy…
- Bộc lộ cảm xúc của em…
- Nêu lời hứa, ước mong…
Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.

2 tháng 11 2017

a. Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.

b. Thân bài :

* Tả vài nét về mẹ:

- Tuổi, sức khỏe.

- Đảm đang, tháo vát.

- Tính tình hiền hòa, dễ mến.

* Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.

- Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.

- Nụ cười vui, thương yêu.

- Nụ cười khuyến khích.

- Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.

- Những khi vắng nụ cười của mẹ.

- Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ?

c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.

15 tháng 7 2017

Bài làm 1 :

Ngày mai, sẽ chẳng còn có dịp gặp lại đầy đủ các thành viên của lớp, sẽ chẳng bao giờ có lại cái không khí của phòng học những buổi đến trường.

"Có mùa phượng vĩ không tên thành hò hẹn
Đỏ cái nhìn vương vấn lúc chia tay
Cô bạn gái ngại ngùng không dám khóc
Nghèn nghẹn lời trong đôi mắt cay cay."

Có một ngày, nhìn những hàng cây xanh ngát, những chiếc ghế đá nhạt dần màu thời gian, những bông phượng đỏ rực trong cái nắng vàng rực rỡ của mùa hè, ta bất chợt nhận ra đan xen với nỗi buồn man mát và sự ngậm ngùi nuối tiếc: Mùa hè đến rồi! Mùa chia tay đã đến!

Ta sẽ không quên những buổi sáng mùa đông, ta vùng dậy khỏi chiếc chăn ấm áp, tự dằn lòng mình với giấc ngủ còn mời gọi để lóc cóc đạp xe đến trường. Yêu sao khi nhỏ bạn giúi vào tay ta bắp ngô nướng còn ấm rồi chạy nhanh vào lớp...Tình bạn của một thời học sinh...

Ta bỗng thấy xao xuyến khi nhìn sân trường vắng tanh sau giờ tan học. Rồi mai đây, những hình ảnh đứa bạn thân chạy lung tung cùng ta mỗi góc lớp, thằng bạn suốt ngày hát nghêu ngao kia sẽ trôi vào dĩ vãng. Xa cách phương trời, liệu sau này có còn gặp lại?

"Có tiếng ve suốt một thời không ai hay
Chỉ lúc cạnh nhau mới thấy buồn đến thế
Mười hai năm ve kêu như thành lệ
Bước đi không đành mà ngoảnh lại buồn hơn."

Kết thúc 12 năm học, ta bỗng thấy nhớ thầy chủ nhiệm. Thầy hiền từ nhưng cũng rất nghiêm khắc mỗi lần ta vi phạm. Lúc ấy nghe thầy mắng, ta thấy tự ái, thấy sao mà giận thầy ghê gớm, thầy chẳng hiểu tâm lí chúng mình. Giờ đây, nghĩ lại ta bỗng dưng ứa chào nước mắt. Thầy mắng để rồi chúng ta thành người. Sắp tới, con xa trường, xa thầy rồi, bỗng thèm một lần lại được thầy mắng để biết thêm về những bài học làm người...

Để rồi tất cả những điều ấy: Sân trường, lớp học, thầy cô và bạn bè sắp thành những kỉ niệm khó phai trong ta. Ôi, nhớ!...

"Xưa cứ trách bằng lăng tím đâu đâu
Giờ mới thấy hoa có mầu nỗi nhớ
Tím miên man, tím cùng thời gian đang căng nghẹn thở
Của mùa thi mỗi lúc mỗi gần."

Sắp chia tay rồi, nhận ra ta còn nợ một ánh mắt, một nụ cười, một lời cảm ơn, cả một chút quan tâm dành cho ai đó nữa, để đến hôm nay triệu lời xin lỗi bỗng ùa về:

"Có người bạn đến phút cuối mới thành thân
Có mái tóc giờ chia tay mới biết mình rất nhớ
Trong lưu bút có bài thơ chép rồi mà vẫn sợ
Hồi hộp đưa - hồi hộp đợi… chợt thở phào."

Yêu biết mấy những tháng năm học trò! Thời học sinh đẹp như vậy đấy! Phải chi thời gian có thể dừng lại một phút để ta có thể sống lại từng giây phút học trò, cho ta sống thêm 1 lần thôi để ta biết trân trọng khoảng khắc này. Và phải chi, thời gian có thể quay ngược lại để ta có thể hết hình với bạn bè. Thời gian ơi, làm ơn đừng hối hả trôi gấp gáp như vậy chứ?

Ngày mai, mỗi đứa một nơi, hòa mình vào sự tấp nập của dòng đời. Ai còn nhớ đến ai? Ai còn nhớ góc sân trường, hàng ghế đá này? Ngày mai, sẽ chẳng còn có dịp gặp lại đầy đủ các thành viên của lớp, sẽ chẳng bao giờ có lại cái không khí của phòng học những buổi đến trường, của những buổi đi chơi dã ngoại ngày xưa. Tất cả sẽ đi sâu vào dĩ vãng.

Mái trường xưa vẫn thế, hàng phượng vĩ vẫn sẽ làm nghĩa vụ cho những mùa hè sau, tiếng gọi "Thầy ơi, cô ơi"vẫn sẽ bật ra từ của miệng của những đứa trẻ, tiếng cười đùa vui vẻ vẫn làm náo loạn cả một góc sân trường......Tất cả, chúng ta đều có thể hồi ức còn lại:

"12 năm, niềm vui nỗi buồn
Đọng lại, trên khóe mắt...cay cay...!"

Nhưng tôi tin rằng trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng như mình luôn thầm gọi:

"Mái trường ơi, thầy cô ơi!

Sẽ có ngày em quay trở lại.

Vì với em kỉ niệm là mãi mãi

Tiếng trống trường như nhịp đập trái tim..."

Yêu biết mấy mái trường thân yêu! Yêu biết mấy những tháng năm học trò...

Bài làm 2 :

Chỉ còn vài tháng nữa thôi, tôi phải sắp xa ngôi trường Trần Cao Vân thân yêu, nơi đầy ắp những kỉ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè và trường lớp.

Nhớ lắm cái ngày hôm ấy, đó là một buổi sáng mùa thu không khí mát mẻ, trong lành. Ngồi sau lưng mẹ, lòng tôi dậy lên một niềm vui khó tả xen lẫn cảm giác bồi hồi, lo sợ khi lần đầu tiên bước chân vào cổng Trường Tiểu học Trần Cao Vân. Sân trường rộng rãi với cây bàng, cây phượng tỏa bóng mát rượi rợp bóng cờ hoa. Mẹ dắt tay tôi vào lớp 1/3. Nụ cười hiền từ, ánh mắt ấm áp cùng với đôi tay mềm mại xoa nhẹ vào đầu tôi của cô Chu Thị Thanh Loan đã xóa tan đi mọi lo lắng, giúp tôi tự tin hơn trong những ngày đầu đến trường. Ấn tượng đầu tiên ấy đã theo tôi suốt các năm học.

Rồi ngày tháng trôi đi, tôi đã học được biết bao điều. Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui bởi tôi được cùng học, cùng chơi với bạn bè, được thầy cô dạy dỗ, yêu thương, được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường.

Càng ngày, tôi càng khôn lớn, trưởng thành hơn chính là nhờ sự dìu dắt của thầy cô. Cảm ơn cô Loan đã dạy tôi những nét chữ đầu tiên. Cảm ơn cô Uyên- giáo viên chủ nhiệm lớp 2- đã luôn lắng nghe và thấu hiểu tôi, cảm ơn cô Linh, cô Hằng- giáo viên chủ nhiệm lớp 3 và 4- đã luôn khích lệ để tôi tự tin hơn. Và với năm cuối cấp này, không chỉ là giáo viên chủ nhiệm đứng lớp, cô Lành còn giống như người bạn của chúng tôi. Cô rất hiểu tính cách của từng bạn trong lớp, hiểu tuổi mới lớn của chúng tôi với nhiều trò nghịch phá và rắc rối. Và còn nhiều thầy cô giáo khác mà tôi không bao giờ quên như cô Vân, cô Tiên đã dạy tôi cách học, cách tiếp cận với những bài toán, bài văn khó ở câu lạc bộ năng khiếu. Cảm ơn những thầy cô giáo bộ môn thầm lặng đã dạy tôi biết ước mơ, biết cái hay, cái đẹp…

Bụi phấn cứ rơi rơi

Cho em thêm kiến thức

Giúp em dần lớn khôn

Bụi phấn kia không mệt.

Không quản ngày quản đêm

Cô chăm lo, dìu dắt

Thương trò như thương con

Không quản cả đêm ngày.

Yêu cô em gắng học

Bởi sợ cô em buồn

Bởi sợ sầu trên mắt

Yêu cô lắm cô ơi!

Mái trường Trần Cao Vân thân yêu ,với hàng phượng vĩ rực màu đỏ thắm, lớp học, chỗ ngồi thân quen,……….tất cả đều là kỷ niệm, sẽ mãi mãi tươi đẹp tỏa sáng , hệt như một vì sao tượng trưng cho tình cảm thiêng liêng mà tôi dành cho thầy cô vậy. Rồi mai đây tôi phải xa mái trường thân yêu này, tôi hứa sẽ học hành thật tốt, trở thành một con ngoan trò giỏi , mãi luôn tự hào là học sinh của trường Tiểu học Trần Cao Vân- một ngôi trường luôn vì các học sinh thân yêu.

(Mình lấy trên mạng nhưng bạn hãy tổng hợp lấy mỗi bài một đoạn ghép vô bài làm của mình nha!)

15 tháng 7 2017

Mở bài:
-Giới thiệu trường đang học và tình cảm chung với ngôi trường đó
Thân bài:

*Cảm nghĩ về trường :
- kỉ niệm, thày cô
- cảm nghĩ về những điều tốt đẹp mà ngôi trg mag cho mỗi hs
+ tình bạn, tình thày trò, tình yêu thg
+ kiến thức ms lạ
+ nhữg bài học làm ng
+ những ước mơ, hi vọng đẹp trong t/lai
Kết bài:
-Khẳng định lại t/cảm mình dành cho ngôi trường này.

Bài làm:

Với cuộc đời mỗi con người, quãng đời học sinh đều tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng đời quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người thì yêu ngôi trường trung học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường Tiểu học Hùng Vương– nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng cho chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm rân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo mừng như ngày tôi vào lớp Một, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyên chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoắt hơn bốn năm đã trôi qua, giờ tôi là học sinh lớp năm….Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh Tiểu học, để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho chúng tôi những bài học bổ ích. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người.

Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời, luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ đến ánh mắt trìu mến của thầy cô hay là những nụ cười của bạn bè tôi lại thấy lòng mình ấm áp hơn.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã. Ngày khai trường, ngày hai mươi tháng mười một ....những ngày tháng tuyệt vời ấy lần lượt trôi đi để lại trong tôi những nuối tiếc. Chỉ còn hai tháng nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới… liệu những tháng ngày đẹp đẽ kéo dài được bao lâu?

Thời gian trôi đi như những làn sống dập dềnh ra khơi không trở lại. Nhưng có một thứ mãi mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường Tiểu học Hùng Vương mến yêu.

Chúc bạn học tốt!!!!vui

20 tháng 11 2017

trong bài "cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi,phủ khắp phòng,la đà trên mặt đất làm người thi s̃i ngỡ là sương . Tuy từ"ngẩng"tạo cho ta 1 cảm giác buồn nhớ nhưng khung cảnh thiên nhiên ấy vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.Chính nhờ những từ ngữ,hình ảnh giàu tính gợi hình,gợi cảm ấy cùng với khung cảnh thiên nhiên đã tạo biểu hiện được nỗi nhớ quê mình và mang ý nghĩa sâu sắc,nói lên được tâm trạng của những đứa con xa quê.

20 tháng 11 2017

hi,hổng có chi bạn

23 tháng 2 2017

Trong cuộc sống, để đạt được một thành công nào đó thì nhất định người đó phải có lòng kiên trì, bền bỉ không chịu đầu hàng trước bất kì một khó khăn thử thách nào. Và người xưa đã từng đúc rút kinh nghiệm đó qua câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.

Trước hết, câu tục ngữ này muốn nói lên thực tế rằng khi có một cục sắt nêu ta cứ kiên trì bền bỉ mài giũa nó thì đến một ngày nào đó, cục sắt to kia sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ. Từ câu tục ngữ này, cha ông ta xưa muốn khuyên răn chúng ta rằng: bất cứ việc gì con người cũng có thể làm được, miễn là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả.

Câu nói này không biết xuất hiện từ bao giờ và cho đến này nó vẫn là một câu nói quen thuộc đối với mỗi người. Chúng ta có thể chứng minh được tính đúng đăn của câu tục ngữ qua thực tế cuộc sống.

Đối với những người học sinh chúng ta, lòng kiên trì cũng rất cần thiết. Ai đi học cũng mong muốn mình trở thành học sinh giỏi, song để đạt được mục đích đó lại không phải là chuyện đơn giản. Bởi kiến thức là vô cùng vô tận, sự hiểu biết của học sinh còn hạn chế, nếu ta đầu hàng trước những bài văn, bài toán khó thì ta sẽ không thể học tốt được. Thực tế có những bạn khi đọc đầu đề của một bài toán thấy khó thường nản chí không tự làm nữa rồi dần dần thành thói quen, cứ gặp những bài toán khó là không làm thì chắc chắn bạn đó sẽ không thể đạt được kết quả cao trong học tạp. Còn nếu trước các bài toán hóc búa ta cứ chịu khó mày mò, một tiếng không giải được thì hai tiếng và có thể hơn nữa chắc chắn ta sẽ làm được thì từ đó tạo cho ta một thói quen kiên trì học tập không hề nàn lòng trước bất kì một khó khăn nào.

Trong công việc cũng vây, có rất nhiều việc để làm được nó ta cũng phài cần đến lòng kiên trì. Chẳng hạn để dánh đuổi quân xâm lược hùng mạnh như thực dân Pháp, đế quốc Mĩ thì nhân dân ta đã phải ngày đêm anh dũng chiến đấu dẫu con đường chiến đấu đầy gian khổ, vất vả, hi sinh mất mát. Và cha anh ta không hề nao núng trước hi sinh, gian khổ, thiếu thốn. Trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ta có thể phần nào hiểu được điều này:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Sốt run người vừỉìg trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mành vá

Hay trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ta còn chứng kiến cả sự hi sinh mất mát:

Anh bạn dãi dầu khộng bước nữa.

Gục lên súng mũ bõ quên đời

Đọc những câu thơ trên thì phần nào ta thấy được hoàn cành của các chiến sĩ là vô cùng thiếu thốn nhưng những hi sinh mất mát đó chẳng làm nhu; ý chí chiến đấu của họ mà lại như động lực giúp họ chiến đấu anh dũng hơn. Chính nhờ ý chí kiên cường bất khuất, kiên trì bền bỉ cuối cùng chiến thắng đã về tay ta. Chúng ta đã giành lại tự do từ tay bọn thực dân, đế quốc vốn mạnh hơn nước ta rất nhiều.Và ngày nay trong đời sống ta cũng bắt gặp nhiều tấm gương sáng về ý chí. Sự kiên trì bền bỉ vượt lên khó khãn để trở thành một con người có ích cho xã hội. Có lẽ chúng ta ai cũng từng biết đến tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Người ta thường nói Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay, ấy vậy mà anh Nguyễn Ngọc Ký đã bị liệt đôi tay từ khi còn rất nhỏ. Chắc chắn khi đó ai cũng nghĩ rằng cả cuộc đời này anh sẽ trở thành con người tàn phế. Nhưng không, chính bằng ý chí, sự kiên trì bền bỉ, anh đã tận dụng sự lành lặn của đôi chân để viết những nét chữ đầu tiên. Lúc đầu còn nguệch ngoạc và không biết đã bao lần anh bị chuột rút co quắp cả chân, đau đớn bực mình anh đã vứt tất cả vào xó nhà định sẽ không học nữa nhimg rồi anh lại kiên trì tập dần mỗi ngày một ít và anh đã thành công. Không những thế, chữ anh còn rất đẹp. Vậy là anh có thể đi học bình thường như các bạn khác, mặc dù vào những ngày đường trơn việc đi lại không hề dễ dàng nhưng anh đã vượt qua tất cả để trở thành con người có tri thức. Và trong cuộc sống hàng ngày, anh cũng cố gắng làm những việc có thể làm được để giúp đỡ mẹ cha. Hơn thế, anh còn làm những việc tưởng chừng như không thể đó là vớt bèo, băm bèo… Tất cả những việc làm đó rất khó khăn đối với anh thế nhưng anh đã làm được. Chúng ta hiểu rằng đó chính là ý chí nghị lực lòng kiên trì, quyết tâm đã giúp anh trở thành con người có ích cho xã hội. Anh đã trở thành một nhà giáo. Đây chính là một minh chứng cho câu tục ngữ xưa: Có công mài sắt có ngày nên kim.

Ngày nay cũng có nhiều bạn học sinh đã vượt lên khó khăn vất vả của cuộc sống để được đi học và trở thành học sinh giỏi. Đó là những bạn do hoàn cảnh gia đình nên ngày ngày ngoài giờ học còn phải đi bán vé số hay phụ giúp cha mẹ bán hàng để có tiền ăn học. Các bạn luôn tranh thủ thời gian để học tập và thường đạt kết quả cao, đỗ đạt và trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Trong thực tế cũng chứng minh rằng nếu ta khống kiên trì bển bỉ trong học tập cũng như trong các công việc khác thì chắc chắn ta sẽ không thể thành công trong bất cứ công việc gì. Chẳng hạn như ta muốn học thật giỏi nhưng buổi tối mùa đông ngồi học một lát ta lại nghĩ đến chiếc giường ấm áp và vội vã học thật nhanh để đi ngủ trong khi bài cũ vẫn chưa học xong, bài tập cô giáo cho về nhà chưa làm, chưa chuẩn bị bài cho ngày hòm sau. Rồi có khi trước những công việc được giao chì cần có chút khó khăn là đã chùn bước thì chác chắn người đó sẽ chảng làm được việc gì tốt cả.

Do vậy cho đến tận ngày nay và có lẽ cho đến muôn đời thì câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim vẫn mang tính giáo dục cao. Đó là một lời khuyên, lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta trên con đường hướng tới tương lai.

23 tháng 2 2017

hik như là hơi bị dài á bn.hum

15 tháng 2 2017

Đoạn văn tả mùa xuân:
.Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ,mùa của sức sống,khát khao đã về rồi . Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non,lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân.Trong các vòm cây,kẽ lá,những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân,rộn rã.Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt,tươi vui lạ thường.Trên nền trời,cánh én chao liệng vu vơ,từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi,vui mừng.Ôi!thật là đẹp.Tất cả thật là đẹp.
Đoạn văn tả quê hương:
Ôi!quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng,giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê.Đẹp đẽ và đầy màu sắc.

Bạn tự tìm trạng ngữ nha.

15 tháng 2 2017

bn ơi mik chỉ cần một đoạn thui

bn có thể thu gọn lại giúp mình ko

THANK BN NHÌU

10 tháng 2 2017

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách
vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô
cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người
thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em
còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường,
thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi
cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức
trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn
sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn
luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho
em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên
trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng
tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách
Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua
việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm
được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người
bạn của em trong cuộc sống.
Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi
đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những
hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức,
kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân
khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy
cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những
trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành
qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn
trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp
hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng
qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay
đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn
những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc
tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ
trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.

Học tốt!vui

Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở. Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí.

Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn.

Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.
Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình.

Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.

Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.

Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.

Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.
Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé!

18 tháng 8 2017

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới

(1) Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. (2) Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. (3) Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

(Theo Ngữ văn lớp 8, tập 1 trang 6)

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Nêu nội dung đoạn văn?

c) Ý nghĩa của phép so sánh trong câu 2?

Câu 2: (7 điểm)

Tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Em hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí đó.

Tham khảo nhé

18 tháng 8 2017

Câu 1 (2,0 điểm):

Câu đặc biệt trong các câu sau có tác dụng gì?

a) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của Bác Tài Phán từ từ trôi.

b) Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.

c) “Trời ơi!” cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.

d) An gào lên:

– Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

– Chị An ơi

Câu 2 (3,0 điểm):

Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong 2 bài ca dao sau?

  • Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

  • Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Câu 3 (5,0 điểm):

Giải thích điều nhắn nhủ trong câu ca dao sau:

Nhiễu điều phủ lấy giá giương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.