Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.
Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.
Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.
Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.
Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.
Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.
Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
Tham khảo:
Chúng tôi là những ngư dân, vốn đã gắn bó với biển khơi. Và một hành trình nữa lại bắt đầu.
Đoàn thuyền đánh cá bắt đầu xuất phát khi mặt trời đã xuống biển. Tầm vóc hiên ngang của người lao động hòa quyện với thiên nhiên, vũ trụ bao la. Đoàn thuyền đánh cá chúng tôi lại ra khơi như một đoàn quân sung sức, tràn đầy khí thế. Sóng gió không làm chúng tôi lo sợ mà trở thành bầu bạn. Những câu hát tràn ngập niềm vui cũng có sức đẩy mạnh mẽ như gió khơi.
Ngày hôm đó, chúng tôi hừng hực khí thế và tràn đầy cảm xúc. Những con người “ăn sóng nói gió” thể hiện niềm mơ ước về một chuyến đi biển thành công, mang về nhiều chiến lợi phẩm là cá. Đó là những cảm xúc thẩm mĩ về vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ đến huyền ảo của các loài cá trên biển, giữa ánh trăng và sao. Thiên nhiên trở nên lung linh, kỳ vĩ, làm tôn thêm vẻ đẹp muôn đời của vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng của đất nước Việt Nam.
Điều thú vị hơn nữa, bạn có thể sẽ rất bất ngờ với cảnh đêm trên biển. Biển thật khoáng đạt với gió, trăng, mây, với chiều cao (mây cao), chiều rộng (biển bằng) và chiều sâu (dò bụng biển). Con thuyền đánh cá chúng tôi lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm và lướt với vận tốc phi thường giữa cái vô hạn của trời, biển, giữa mây cao và biển bằng. Chúng tôi biết công cuộc đánh cá không đơn giản. Nó chẳng khác nào một trận đánh được thua. Ngư dân như tôi phải “thăm dò bụng biển” trước rồi sau đó “dàn đan thế trận”. Mỗi lần tung ra một mẻ lưới cần đảm bảo trúng luồng cá để khi đoàn thuyền trở về, các khoang thuyền đều nặng oằn, ăm ắp cá tươi ngon.
Trời sáng cũng là lúc kết thúc công việc, đoàn thuyền quay về bình minh cũng đó mà lên.
Nói về cuộc sống mới, tôi nhớ lại năm 1958, 10 năm sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Khi ấy, nhân dân cả nước bắt đầu lao động sản xuất, xây dựng xã hội mới, những người ngư dân như chúng tôi cũng trở về với biển, bám biển, nuôi thân, giúp gia đình, làm giàu cho quê hương.
Một hôm, tôi và anh trai khỏe mạnh ra khơi vào lúc hoàng hôn. Khi mặt trời lặn xuống biển và không gian bước vào màn đêm cũng là lúc đoàn thuyền bắt đầu hải trình. Thuyền em ra khơi, khỏe như chiến mã, gió làm bánh lái, trăng sáng làm buồn, biển khóc đêm. Biển Hoa Đông rất giàu cá mồi trắng, cá thu lấp lánh ánh trăng, cá bông lau, cá trê, cá da trơn và nhiều loại cá quý khác. Ngư dân ta ra khơi với tâm thế phấn khởi, tràn đầy niềm tin vào một vụ mùa bội thu. Không còn là nô lệ của áp bức, được tự do có một công việc khiến ai cũng hăng say lao động, được cái không mất công. Xua tan muộn phiền trước biển ta ngâm nga bài ca đêm dài đánh cá, đó là bài ca lao động chan hòa niềm vui với thiên nhiên. Lưới được giăng xung quanh thuyền như một vòng vây, và chúng tôi bắt đầu hát, vừa gõ thuyền vừa hát, vừa dụ cá vào lưới. Mỗi ngư dân chúng tôi đều rất biết ơn biển, biển là nguồn sống của cá, biển là biển nuôi sống và giúp chúng tôi trưởng thành làm người, biển là người mẹ thứ hai của mỗi người. Sáng sớm sao còn nên phải nhanh tay kéo lưới cho kịp sáng, mẻ lưới đầy cá nặng trĩu, hai anh em cùng nhau kéo lên. Chuyến ra khơi thành công tốt đẹp, chúng tôi giăng lưới, giong buồm, rồi quay về. Ra khơi càng háo hức bao nhiêu thì ngày về lại càng háo hức bấy nhiêu.
Trong công việc hàng ngày của mình, tôi luôn thầm ấp ủ ước mơ hòa hợp và chinh phục thiên nhiên. Tôi muốn làm giàu từ biển, nhưng tôi cũng muốn bảo vệ sự giàu có của biển.
nghĩ đc có mỗi thế này
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Tham Khảo:
Kính gửi Ban giám hiệu và toàn thể các cô chú quân nhân, y bác sĩ ở Trường quân sự Quân khu 7.
Ngày mai là ngày cháu rời khu cách ly Trường quân sự Quân khu 7. Không biết tại sao giây phút này nước mắt cháu cứ tuôn trào cảm giác vui buồn lẫn lộn, vui vì sắp về đoàn tụ với gia đình, buồn vì sắp phải xa các cô chú quân nhân, y bác sĩ ở nơi này mà cháu đã gắn bó suốt 2 tuần nay, tuy không dài nhưng đã khắc ghi những hình ảnh đẹp, những tấm lòng nhiệt huyết hi sinh quên cả sự hiểm nguy, gia đình để phục vụ, chăm lo cho nhân dân mà suốt đời cháu không thể nào quên được.
Cháu là một du học sinh đang theo học ngành y ở nước ngoài với tâm huyết sau khi hoàn thành việc học sẽ về phục vụ cho Tổ quốc thân thương của mình. Nhưng việc học chưa thành, đại dịch COVID-19 đã ập đến, lây lan khắp toàn cầu.
Ở nơi đất khách quê người cháu đã mất một tháng để quyết định tiếp tục ở lại học hay về nước với gia đình. Qua thông tin báo đài thế giới cháu biết được hiện nay đất nước Việt Nam là nơi khống chế dịch bệnh tốt nhất, thực hiện cách ly và chữa bệnh ưu việt nhất. Điều này làm cho cháu rất yên tâm và quyết định trở về nước vào ngày 17-3-2020.
Cháu rất day dứt vì đã gây thêm gánh nặng tài chính cho nước mình, vì các cô chú sẽ phải chăm lo cơm nước cho cháu suốt nửa tháng cách ly. Cháu cảm thấy có lỗi vì điều này.
Xúc động lá thư của một du học sinh gửi các chiến sĩ ở khu cách ly do COVID-19 - Ảnh 2.
Bên trong khu cách ly Trường quân sự Quân khu 7 - Ảnh: Hà Công Chờ
Nhưng các cô chú biết không, 14 ngày ở khu cách ly Trường quân sự Quân khu 7 là 14 ngày vui vẻ và nhẹ nhõm nhất của cháu.
Các cô chú ở Quân khu tốt lắm, các anh quân nhân và các bác sĩ, y tá lúc nào cũng vui vẻ lạc quan, chính sự lạc quan và niềm nở của các cô chú, anh chị đã giúp cháu thả lỏng hơn, an tâm hơn nhiều. Ở nhà cháu không bao giờ ăn trái cây, mà ở đây các anh chị trong Quân khu cứ nhắc bọn cháu suốt, uống nước nhiều vào, ăn trái cây nhiều vào… Các anh chị đáng yêu lắm! Ngày ngày cười nói với mọi người, cháu có cảm giác như là có thêm một gia đình vậy.
Đặt chân xuống Việt Nam, cháu thở phào một hơi nhẹ nhõm. Bạn học cấp ba của cháu ở Mỹ có nhắn với cháu rất nhiều về tình hình ở đó, các bạn không được ở lại ký túc và phải đi hết nơi này đến nơi khác tránh dịch, và luôn rất căng thẳng. Càng lo cho bạn, cháu càng thấy bản thân may mắn biết chừng nào, may mắn vì đã được trở về, may mắn vì có đội ngũ y tế và quân nhân ở bên cạnh.
Cháu biết các anh quân nhân và đội ngũ bác sĩ y tá vô cùng vất vả. Các cô chú đã đặt bản thân vào nguy hiểm vì phải tiếp xúc với nhiều người có nguy cơ mang bệnh. Cháu biết ơn và cháu thương các cô, các chú nhiều lắm.
Cuối bức tâm thư dông dài, cháu thật tâm thật lòng cảm ơn các cô chú ở Trường quân sự Quân khu 7 và Nhà nước vì tất cả sự chở che và chăm sóc chúng cháu nhận được. Và xin cầu chúc cho các cô chú luôn có sức khỏe và may mắn, niềm vui và sự bình an, để cả nước chúng ta cùng vượt qua mùa dịch này ạ.
TP.HCM, ngày 31 tháng 3 năm 2020
Lưu Nhã Đình
Khu A phòng 110
BẠN tham kHẢO
Hà Nội ngày 28 tháng 05 năm 2021
Kính gửi các bác sĩ đầu tuyến chống dịch Bệnh viện Đức Giang kính yêu!
Cháu là......, học sinh ......Trường .......
Hiện nay, dịch bệnh đang phát vô cùng nhanh và nguy hiểm trên toàn cầu. Hiện tại, chúng cháu vẫn nghỉ học ở nhà phóng chống dịch nhưng các bác thì phải làm việc ngày đêm vô cùng vất vả, luôn tận tâm chăm sóc bệnh nhân, hết mình, tận tụy với công việc chữa trị, bảo vệ mạng sống của đồng bào trong và ngoài nước bị mắc bệnh. Cháu vô cùng cảm kích trước tinh thần làm việc hết mình của các bác, phải xa gia đình, không quản ngại khó khăn, dũng cảm đối mặt trước sự lây lan của dịch bệnh để chăm sóc bệnh nhân, cứu người.
Hình ảnh các bác sĩ ngủ gục dưới hành lang cho thấy các bác đã phải làm việc trách nhiệm, vất vả và áp lực nhiều đến mức nào. Các bác không chỉ là bác sĩ mà còn là chiến sĩ là những anh hùng của cuộc chiến chống đại dịch, ngày đếm tận tụy bên giường bệnh để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trong cuộc chiến với dịch bệnh này. Với tấm lòng của mình, hai chị em cháu xin được gửi 10 chiếc quạt mua bằng tiền lì xì của hai chị em và 10 chiếc quạt của cô Chủ nhiệm với các bác phụ huynh lớp 3B cháu, kèm với tình yêu trân quý đến các bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên,…Kính mong các bác thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui, chiến thắng được đại dịch này.
Quả thật: “Nghề y là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý!”
Chúng cháu luôn kính yêu các bác!
Kính gửi tơi các bác sĩ với tình yêu của cháu.
CHÁU :.......