K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2018

Xu hướng sính nhạc thương mại, nhạc ngoại, quay lưng với âm nhạc dân tộc của phần lớn giới trẻ ngày càng đáng báo động. Nghệ thuật dân tộc đang trở nên bơ vơ và lạc lõng trước cơ chế thị trường

Hội thảo khoa học "Âm nhạc dân tộc với cuộc sống hôm nay" do Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức sáng 9-8 tại TPHCM đã nghe 11 tham luận của các đại biểu trình bày về thực trạng âm nhạc dân tộc và kiến nghị những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy nền âm nhạc dân tộc trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiện nay. Đa số đại biểu đều cho rằng bên cạnh các giải pháp giáo dục, vai trò của truyền thông được xem là quan trọng nhất trong việc quảng bá âm nhạc dân tộc đến giới trẻ.

Thưa vắng người nghe, mất dần bản sắc

Dân tộc Việt Nam vốn có nền âm nhạc truyền thống vô cùng phong phú, độc đáo và đa dạng. Các loại hình âm nhạc như nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ, ca trù, hát xoan... được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thế nhưng, thực tế cho thấy âm nhạc truyền thống vẫn sống lây lất, ít người xem, người nghe, đặc biệt là giới trẻ. Nhạc sĩ Mai Tuyết Hoa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc, nhìn nhận: "Một bộ phận rất lớn thanh, thiếu niên từ chỗ không hiểu, hiểu không hết giá trị của âm nhạc truyền thống dẫn đến tôn sùng âm nhạc thương mại, sính nhạc Tây, nhạc Hàn. Điều đó làm cho những người hoạt động âm nhạc dân tộc hết sức khó khăn". Một tiết mục hát quan họ của CLB Quan họ Trúc Xinh thuộc Cung Văn hóa Lao động TP HCM. Ảnh: KIM KHÁNH

Thật vậy, trong thời đại giao lưu, hội nhập như hiện nay, giới trẻ có điều kiện tiếp xúc dễ dàng với các nền văn hóa khác, nhất là từ các nước phương Tây hay mới đây là Hàn Quốc, họ chuộng nhạc ngoại, từ đó thần tượng ngôi sao đến mù quáng.

Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, khẳng định âm nhạc nước ngoài đang lấn át âm nhạc truyền thống tạo nên sự mất cân đối trầm trọng, khán giả trẻ ngày càng hâm mộ nhạc ngoại, thờ ơ với nhạc dân tộc. Trong khi giới trẻ mới chính là người tiếp nhận và góp sức bảo tồn thì họ lại tạo cơ hội cho nghệ thuật ngoại lai chiếm lĩnh thị trường.

Song, sự mất dần chỗ đứng của âm nhạc dân tộc cũng là hệ quả mang tính tất yếu vì lợi nhuận. TS Văn Minh Hương, Giám đốc Nhạc viện TP HCM nêu thực trạng mà theo bà là nhức nhối về hoạt động âm nhạc tại TP HCM trong vài năm trở lại đây: "Nhiều ca sĩ nhạc nhẹ trở thành nạn nhân của những nhà đầu tư, kinh doanh nghệ thuật sử dụng chiêu trò xì-căng-đan. Yêu cầu khai thác lợi nhuận đã bẻ cong năng lực thực chất của các tài năng. Dòng nhạc nhẹ như miếng mồi ngon, được các nhà đầu tư nghệ thuật tự do khai thác trục lợi". Điều đó càng khiến dòng âm nhạc truyền thống trở nên lạc lõng và bơ vơ.

Biến dạng, mất chất

Sự xâm nhập của các luồng văn hóa ngoại lai càng làm cho hồn cốt của văn hóa Việt mờ dần bản sắc. GS Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc, ví dụ: "Âm nhạc dân tộc vẫn sống lây lất vì rất ít người xem hoặc muốn có người xem cũng phải "sân khấu hóa" như quan họ đang làm, có nghĩa là phá vỡ luật lệ, quy tắc của ca hát quan họ cổ truyền và vi phạm tiêu chí quy định của UNESCO. Như vậy có nghĩa là bản sắc, căn cước của quan họ gốc không còn nữa". Rõ ràng xu hướng cách tân, cải tiến âm nhạc dân tộc không đúng, không phù hợp đã làm lu mờ bản sắc, làm biến chất, biến dạng các loại hình ca nhạc dân gian đặc sắc do hàng trăm thế hệ nghệ nhân sáng tạo trong nhiều thế kỷ qua. GS Hoàng Chương chứng minh bằng trường hợp của hơn 10 nghệ sĩ quan họ từ Bắc vào Bình Định hát mừng giỗ lần thứ 220 của Hoàng đế Quang Trung: "Các nghệ nhân quan họ đều hát nhép theo đĩa, khi diễn lớp "Bà Chúa thượng ngàn" thì họ hát đồng ca và múa lửa, nhảy nhót tưng bừng như lửa trại, không còn nhận ra nghệ thuật hát quan họ nữa".

Trách nhiệm của truyền thông

Ông Vương Duy Biên bức xúc đưa ra trường hợp ngôi sao Hàn Quốc Lee Min Hoo và nói: "Báo chí, truyền thông đã liên tục đưa tin, đẩy lên thành sự kiện lớn. Điều đó chẳng khác nào góp phần khuyến khích phong trào sính nhạc ngoại, ngôi sao ngoại của giới trẻ. Cùng thời điểm đó, nếu có một đêm nhạc dân tộc diễn ra thì truyền thông có ca ngợi được như vậy không?". Dễ thấy nhất là việc báo chí thông tin liên tục những nghệ sĩ tạo xì-căng-đan còn sự ra đi của nghệ nhân Hà Thị Cầu chỉ được vài dòng tin ngắn ngủi. Những chương trình truyền hình thực tế được lan rộng thì những chương trình dân tộc hầu như không có chỗ đứng trên mặt báo. Hơn nữa, việc thả lỏng thông tin báo chí đã khiến các chương trình ca nhạc ngày càng biến tướng. Nhiều nghệ sĩ có năng lực không sống được với nghề, trong khi một số cá nhân tài năng có hạn nhưng nhờ báo chí lăng-xê trở thành "sao" rồi hái ra tiền dễ dàng. Nhiều đại biểu khác cũng lắc đầu trước sự lăng-xê quá mức của báo chí vô tình làm khán giả trẻ thêm đổ xô vào âm nhạc thương mại rồi tôn sùng mà điển hình gần đây nhất là sự việc của "Bà Tưng".

Nói được nhưng chưa làm được

Vấn đề bảo tồn, phát huy âm nhạc dân tộc đã quá cũ, được đặt ra từ năm này qua năm khác, đã có hàng chục hội thảo từ trước đó được tổ chức cũng với nội dung tương tự. Trong mỗi hội thảo, các đại biểu cứ "kêu gào" thực trạng, rồi đưa ra hàng loạt giải pháp nhưng tình trạng không những không cải thiện mà ngày càng có nguy cơ xấu hơn. Từ hội thảo bàn luận đến áp dụng giải quyết vấn đề ngoài thực tiễn còn cả một đường dài mà các cơ quan chức năng cần phải quan tâm.

GS Trần Văn Khê nhấn mạnh một điều cốt lõi: "Để giới trẻ yêu âm nhạc dân tộc thì ban đầu họ phải có cơ hội biết và nghe. Thế nhưng hiện nay điều kiện tiếp xúc với âm nhạc của giới trẻ còn quá hạn chế. Không chỉ giáo dục ngay từ trong nhà trường mà còn từ những phương tiện thông tin đại chúng". Thực tế, dòng nhạc truyền thống và nhạc cổ điển vẫn còn xa lạ với quần chúng, do ít được xuất hiện, ít được nhắc đến, ít được quan tâm quảng bá và hướng dẫn. Vì thế đài truyền hình, đài phát thanh, hệ thống truyền thông đại chúng sẽ là phương tiện hữu hiệu để đưa âm nhạc dân tộc, truyền thống trở lại với công chúng.

Một tác phẩm âm nhạc xuất hiện trên sóng phát thanh, truyền hình sẽ có sự lan tỏa rất lớn đến hàng triệụ triệu người xem, người nghe nên bên cạnh các giải pháp như đưa âm nhạc dân tộc vào trường học, tổ chức những cuộc liên hoan cho người làm nghề, chính sách ưu đãi cho nghệ nhân…, vai trò của báo chí, truyền thông vẫn là căn cơ nhất.

MINH NGA
14 tháng 11 2021
 1. đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. ÙM  , truyền thống hiếu hoc , 1 nắng 2 sương ,.... em cần làm là  Yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo,...tôn trọng và kế thừa truyền thống 

- Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc 

 

 

14 tháng 11 2021

tham khảo

2Vì sao phải bảo vệ hoà bình : Chúng  ta phải bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh vì ko ai bị bỏ lại phía sau ; bị tổn thương và tinh thần và vật chất ; Tất cả mọi người không ai mong muốn sẽ có chiến tranh xảy ra. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, nhà cửa, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất.

 

Là một học sinh ngoan, có tinh thần yêu nước, yêu hòa bình thì các em học sinh cần thể hiện lòng yêu hòa bình như sau:

Chăm chỉ học tập, học thật tốt để xứng đáng là một học trò chăm ngoan học giỏi

Phải đoàn kết, hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh mình

Trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước

 

Phải bảo vệ chủ quyền đất nước, dân tộc

Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? a) Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc ; b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa ; c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống; d) Khống tôn trọng những người lao động chân...
Đọc tiếp

Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

a) Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc ;

b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa ;

c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống;

d) Khống tôn trọng những người lao động chân tay ;

đ) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác ;

e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ;

g) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ;

h) Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam ;

i) Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo ;

k) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật,

l) Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

1
18 tháng 5 2017

Các câu đúng: (a), (c), (e), (g), (h), (i), (l).

Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện các chuẩn mực giá trị truyền thống.

5 tháng 1 2023
  

bằng 153 khăn trải giường như thế và còn thừa 1,1 m vải

5 tháng 1 2023

là sao bn?

17 tháng 12 2016

bài này dễ thế mà cũng phải hỏi

ở trong sgk cũng có còn gì

18 tháng 12 2016

-Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gìn giữ và nối tiếp những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp...) hình thành trong úa trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì nếu không kế thừa và phát huy thì toàn bộ truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ bị mất đi, dân tộc đó sẽ không có bản sắc, không có truyền thống, từ từ dẫn đến hủy diệt,suy vong và truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng úy giá, góp phần tích cực vào úa trình phát triển của mooic dân tộc và cá nhân.

8 tháng 12 2021

 Tham khảo

Là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân

- Chúng ta cần tự hào, biết ơn, trân trọng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành động phá hoại và đánh mất truyền thống dân tộc.

 

8 tháng 12 2021

phân tích sự cần thiết phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

Từ thực tế trên, việc phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong việc xây dựng gia đình văn hóa có đời sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội hiện nay.

Đối với sự phát triển của xã hội trong bất kỳ giai đoạn nào, thì nền tảng gia đình cũng là yếu tố quyết định đến sự giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước. Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến yếu tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một xã hội phát triển ổn định và bền vững. Điều này càng thấy rõ khi chúng ta nhìn nhận đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay. Gia đình là “tế bào của xã hội”, chúng ta khẳng định dù trong hoàn cảnh nào, xã hội nào nó vẫn luôn đúng. Nó nói lên mỗi quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội. Trong mỗi quan hệ ấy, trình độ phát triển về mọi mặt của xã hội quyết định đến hình thức, tính chất, kết cấu và quy mô của gia đình. Gia đình còn là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình với xã hội.

 

Em đã làm gì để bảo vệ và phát huy những truyền thống ấy

 

Để giữ gìn  và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, em đã :

Quảng bá với bạn bè và mọi người về mảnh đất của mìnhGiới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họLuôn tự hào về quê hương của mình dù đi đến tận nơi đâu