Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.
Tham khảo
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
Những ngày gần đây, Cát Bà đang là điểm đến được khách du lịch yêu thích và tìm kiếm đến mức quá tải, khiến cho nơi này luôn đông đúc, chật chội. Vậy tại sao bạn không thử tìm đến một bãi biển đẹp tương tự, lại thanh bình và yên tĩnh hơn rất nhiều? Biển Cồn Vành tại Thái Bình là một lựa chọn đúng đắn dành cho bạn.
Bãi biển Cồn Vành thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 25km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội 150km. So với những bãi biển tại Miền Bắc, Cồn Vành đến thời điểm này vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ sẵn có. Cồn Vành có đường bờ biển dài 6km, thảm rừng ngập mặn tươi tốt, nước biển trong vắt và thời tiết hài hòa.
Một góc thanh bình bãi biển Cồn Vành. (Ảnh: Đinh Hoàng Đức)
Bãi biển Cồn Vành được yêu thích bởi vẻ hoang sơ, vắng người và khung cảnh thanh bình đáng ngưỡng mộ. Là một trong những nhánh của khu vực lưu trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng, Cồn Vành được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hệ sinh thái phong phú, đặc và thuần khiết. Đến đây, bạn như được lạc vào thế giới của những loài chim, cò biển quý hiếm đang được bảo tồn.
Vẻ đẹp bãi biển chưa được khai thác nhiều, vẫn giữ nguyên những giá trị thiên nhiên tươi đẹp. (Ảnh: Đinh Hoàng Đức)
Cồn Vành gây ấn tượng với du khách bởi những rặng phi lao xanh mượt bao quanh biển, điểm tô thêm vào đó là những thảm hoa muống tím đẹp mơ mộng. Bờ cát nơi đây tương đối mịn màng, sóng hài hòa cùng mực nước biển không sâu, lý tưởng cho hoạt động vui chơi, đắm mình trong làn nước trong xanh, mát lạnh.
Chạy dọc quanh bờ biển là những bãi bàn ghế gỗ, ô dù nhiều màu sắc, là nơi dừng chân nghỉ ngơi, ngả lưng thưởng thức không khí biển. Bên cạnh đó, cũng có những cửa hàng đồ lưu niệm làm bằng vỏ sò, vỏ ốc dành cho du khách mang về làm quà rất đa dạng.
Một điều đặc biệt rằng, đường đi đến biển Cồn Vành đẹp vô cùng. Con đường trải nhựa dài uốn lượn, hai bên đường là những rặng phi lao xanh mượt, hoà cùng bầu trời trong xanh, tất cả tạo nên một vẻ đẹp nên thơ đến lạ kỳ.
Con đường dẫn đến biển Cồn Vành đẹp thơ mộng. (Ảnh:Đinh Hoàng Đức)
Đây cũng là địa điểm check-in lý tưởng của các bạn trẻ. (Ảnh: Thanh Ngọc)
Đến tham quan biển Cồn Vành, du khách sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị như: hòa mình vào dòng nước trong xanh, nghỉ ngơi trên những chiếc ghế tận hưởng không khí biển hay thưởng thức hải sản tại những nhà chòi bình dị ngay trên biển. Các hoạt động vui chơi thú vị cũng được khai thác tại đây như: di cà kheo, bóng chuyền bãi biển, cắm trại... Hay chiêm ngưỡng bình minh hoặc hoàng hôn trên biển cũng là một trong những trải nghiệm không thể thiếu.
Một điều đặc biệt lưu ý rằng, tại biển Cồn Vành, những nhà chòi bằng tre nứa được dựng ngay sát biển, là nơi nghỉ ngơi, cung cấp các bữa ăn ngon miệng, hải sản tươi và giá acả vô cùng phải chăng dành cho du khách.
Hoàng hôn trên biển Cồn Vành đẹp đắm say lòng người. (Ảnh: huylee)
Ngoài ra, khi tản bộ dọc bãi biển Cồn Vành theo hướng Nam, bạn còn được chiêm ngưỡng một ngọn hải đăng được xem như ánh mắt của người dân quanh vùng. Ngọn hải đăng Ba Lạt, nơi có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Cồn Vành từ tầng 10 của ngọ Hải Đăng. Từ đỉnh ngọn hải đăng, khung cảnh miền quê biển Tiền Hải hiện rõ mồn một, từ những mái nhà yên bình ven biển, sự mênh mông của biển cả bao la hay phần nào cảm nhận cuộc sống của những người dân làng chài mộc mạc.
Niềm tự hào của người dân miền biển Cồn Vành. (Ảnh: thegioitruyenhinh)
Biển Cồn Vành là địa điểm dành cho những người yêu thích sự tĩnh lặng. (Ảnh: x_xoai)
Hướng dẫn di chuyển đến biển Cồn Vành
Di chuyển từ Hà Nội đến Thái Bình: Phương tiện di chuyển Cách Hà Nội 150km, cách di chuyển thuận tiện nhất đến biển Cồn Vành là xe khách hoặc xe máy.
Đối với xe khách: Bạn đến bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm, mua vé tại quầy với giá 80.000 đồng. Một số tuyến xe chạy tuyến đường Hà Nội - Thái Bình - Tiền Hải có thể tham khảo như: Xe Phiệt học, xe Mạnh Hùng, xe Hoàng Hà.
Đối với xe máy: Từ Hà Nội, theo đường QL1, chạy thẳng tới Phủ Lý, rẽ trái đến QL21, tới QL10 thì chạy thẳng tới cầu Tân Đệ, về tới thành phố Thái Bình.
Di chuyển từ Thái Bình đến Cồn Vành: Từ Thái Bình đến Cồn Vành, bạn có thể bắt xe bus Hoàng Hà số 01 đến Tiền Hải, sau đó đi xe ôm hoặc taxi đến biển Cồn Vành. Nếu đi xe máy, bạn chạy tuyến QL39B sẽ đến nơi.
Nhiều bạn trẻ còn bày tỏ quan điểm rằng: Cồn Vành như một Nha Trang thu nhỏ, dịu dàng và trầm lặng, nằm khiêm nhường tận cuối Thái Bình. (Ảnh: Hà Trần)
Mách nhỏ những lưu ý khi đến Cồn Vành
Nếu đi từ Hà Nội, du khách nên chọn lịch trình vào hai ngày cuối tuần để có thời gian tận hưởng và khám phá chi tiết bãi biển Cồn Vành. Tuy nhiên, đối với những người không có thời gian, thì khám phá biển Cồn Vành trong một ngày cũng là trải nghiệm thú vị.
Ngay gần biển Cồn Vành, nhà thờ Bác Trạch cũng là một gơi ý dành cho bạn. Nếu đến Cồn Vành vào ngày chủ nhật, bạn nên ghé thăm nhà thờ Bác Trạch cầu bình an và vãn cảnh một trong những nhà thờ đẹp nhất Thái Bình này.
Đừng bỏ lỡ thưởng thức ẩm thực Thái Bình khi đến đây. Ngoài hải sản tươi ngon, Thái Bình còn nổi tiếng với rất nhiều những món ăn đi vào lòng người như: Bún cá Quỳnh Côi, ổi bo, bánh cáy Làng Nguyễn, ném Vị Thủy...
Còn chần chừ gì nữa mà không lên lịch khám phá ngay biển Cồn Vành trong những ngày cuối tuần sắp tới? (Ảnh: x_xoai)
1. Mở bài
- Vùng biển em định tả ở đâu? (miền Bắc, Trung hay miền Nam).
- Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thể chọn tả vùng biển quê em).
2. Thân bài
* Tả bao quát:
- Bờ biển trải dài ngút tầm mắt.
- Một không gian mênh mông, ngút ngàn là nước, nước xanh trong…
* Tả chi tiết:
- Nước biển:
- Buổi sáng: Nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.
- Buổi trưa: Nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.
- Buổi chiều: Nước biển có màu xanh dương đậm.
- Chiều tà: Nước biển đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan xa mãi.
- Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít.
- Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa.
- Rặng phi lao trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát.
* Ích lợi của biển:
- Thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến du lịch, tham quan, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.
- Là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng.
3. Kết luận
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển.
- Những việc cần làm để bảo vệ bờ biển: Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi...
Các bạn biết không, họ hàng nhà chúng tôi có chiều cao trung bình từ mười đến ba mươi mét và có thể hơn thế nữa. Bất kì ai trong dòng tộc đều khoác chiéc áo nâu trông rất sang trọng. Họ hàng chúng tôi có rất nhiều cành cây vươn ra; trên đó là những chiếc lá xanh mượt, không có lông, phiến dày có hình bầu dục dài khoảng hai mươi lăm xentimét. Tụ tập ở "nách cánh tay" với bàn tay là những bông hoa của chúng tôi . Cánh hoa có màu trắng ngà, hình ống vòng cao từ sáu đến bảy xentimét. Mỗi năm khi mùa thu về, loài cây hoa sữa chúng tôi lại đơm hoa. Họ hàng nhà chúng tôi mỗi lần ra hoa thì lại tô điểm cho đường phố và đem lại một hương thơm đặc biệt cho con đường đó. Khắp các con đường nơi các đô thị lớn, "hương hoa sữa nồng nàn, đắm đuối" đã gợi thi hứng cho các nhà thơ, nhạc sĩ để tạo nên những giai điệu bài hát tuyệt vời. Nào là bài hát " Hoa sữa" viết cho bộ phim " Hà Nội mùa chim làm tổ". Các bạn nghe thử một vài câu nhé!
"Em vẫn từng đợi anh
Như hoa từng đợi nắng
Như gió tìm rặng phi lao
Như trời cao mong mây trắng...
...Kỉ niệm ngày xưa vẫn cón đây đó
Những bạn bè chung, những con đường nhỏ
Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm..
Và còn trong nhiều bài hát khác nữa, đã có bóng dáng cây hoa sữa chúng tôi "Mùa thu, khi hoa sữa thơm hương mạt hồ, khi em mới biết yêu lần đầu, những kỉ niệm không bao giờ quên"... Nhìn chung, con người trồng cây hoa sữa tôi để làm bóng mát, làm đẹp cảnh quan môi trường. Chúng tôi góp một phần không nhỏ vào việc thanh lọc thán khí, giúp cho không khí đô thị trong lành.
Tôi chắc rằng rất ít người biết về một công dụng lớn nữa của chúng tôi. Ở một số nước trên thế giới, chúng tôi được làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Các bạn có biết theo y học cổ truyền của nước ta thì vỏ của chúng tôi được làm thuốc chữa bệnh như thiếu máu, sốt rét và tiêu chảy. Ở Ấn Độ, con người lấy rễ cây của họ nhà sữa chúng tôi để chữa bệnh viêm gan; vỏ được làm loại thuốc bổ có vị đắng chữa trị nóng sốt, tiêu chảy, kiết lị và các chứng bệnh sốt rét. Ở Trung Quốc, chúng tôi được gọi là cây tương bì mộc. Người dân bên đó thường lấy rễ, vỏ và hoa của chúng tôi để chữa bệnh thương hàn, tiêu chảy và sốt rét. Tại một viện dược học nổi tiếng thế giới ở Pháp đã chứng minh được cây hoa sữa có khả năng chữa bệnh ung thư và bướu cổ. Chỉ cần pha nhựa của cây hoa sữa với nước muối, chích dưới da liên tục, đều đặn trong vòng hai mươi ngày thì các tế bào đó sẽ bị ngăn chặn.
Như vậy, qua lời giới thiệu về họ hàng mình như trên, có lẽ các bạn cũng biết và hiểu thêm về lợi ích to lớn của chúng tôi với đời sống hàng ngày rồi chứ. Vì cũng là một loài thực vật nên tôi rất sợ khi bị các bạn bẻ những "cánh tay" , cướp đi những bông hoa- là những đứa con của chúng tôi. Do đó, chúng tôi rất mong được con người sẽ chăm sóc, tưới nước cho chúng tôi thường xuyên, không bẻ cành, bứt lá, làm mất mĩ quan đô thị và tôi cũng rất mong được con người trồng thêm ở ven đường. Có thế chúng tôi mới có thể phát huy được tác dụng và lợi ích của mình nhiều hơn. À,còn một điều nữa ! Tôi nói nhỏ nghe:đừng trồng chúng tôi quá nhiều ở một đường phố vì mỗi lầnra hoa, chúng tôi sẽ làm cho các bạn rất khó thở đấy.
Vậy đấy, cây hoa sữa của chúng tôi là loài cây bóng mát, làm đẹp cho môi trường đô thị, cũng là loài cây dược liệu có giá trị. Tôi tin rằng trong tương lai ngành y học phát triển hơn, tôi sẽ góp sức mình cải thiện đáng kể cho việc cứu chữa các chứng bệnh nan y cho con người. Các bạn hãy chờ nhé!
Bến Tre đã có cây cầu Rạch Miễu hiện đại nối liền hai tỉnh Tiền Giang với Bến Tre. Nhiều khu công nghiệp bắt đầu xuất hiện, nhiều điểm du lịch hấp dẫn vẫy gọi du khách.
Bạn hãy đến thăm thú Cồn Phụng, một cù lao nổi giữa sông Tiền Giang. Và nên đi bằng ghe, bằng xuồng mới thú, mới được len lỏi dọc ngang các rạch nước dưới hàng dừa nước, cây bần, cây mắm xanh biếc, sum sê lá cành, mới được say mê ngắm nhìn những buồng dừa trĩu quả, những chú sóc cong đuôi phất cờ, leo cây nhanh thoãn thoắt.
Đến Cồn Phụng bạn có thể đi thăm các gia đình sản xuất đặc sản địa phương như làm kẹo dừa, mứt dừa, bánh tráng chuối, xem cách nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn… Hãy ngồi xe ngựa đi thăm các ngôi vườn trổng bưởi da xanh, mận sữa, nhãn tiêu Huế… Hãy đến tham quan Đạo Dừa có tháp Hoà Bình, có Cửu Trùng đài với hình tượng tuyệt mĩ 9 con rồng, hoặc đang xoắn đuôi uốn lượn, hoặc đang vờn bay. Và đi qua các bên sông, các dòng kênh sẽ thấy các bạn nhỏ vẫy vùng bơi lội nô đùa, da đen nhánh như những con rái cá…
Xin mời ghé lại những ngôi nhà hàng lợp lá dừa dưới bóng mát cây xanh, thoang thoảng hương hoa để thưởng thức nhạc đờn ca tài tử, nhấp chén trà pha mật ong và quất, ăn trái cây, cùng vui vẻ chuyện trò. Điểm dừng chân nghỉ ngơi ớ đây khá thú vị.
Bến Tre là xứ dừa, nơi ghi lại bao chiến công anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ. Hãy về thăm thú Cồn Phụng, cầu Rạch Miễu… nơi rừng dừa và cây trái phương Nam, và nghe các má, các cô kể về chiến công của “đội quân tóc dài” thời kháng chiến chống Mỹ.
Đền Trần là quần thể khu di tích đền thờ các vị vua đời Trần tọa lạc ngay sát quốc lộ 10, trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Khu di tích đền Trần và lễ hội khai ấn Đền Trần là nơi thu hút được rất nhiều khác du lịch mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Lễ hội khai ấn đền Trần là một phong tục có từ thế kỉ XIII – ngay sau khi quân đội nhà Trần đánh thắng quân Nguyên Mông (đội quân hùng hậu, hiếu chiến bậc nhất thế giới và là nỗi khiếp sợ của nhân dân yêu chuông hòa bình trên thế giới bởi chúng đi đến đâu là cỏ không mọc được đến đó) lần thứ hai vào năm 1258, ngày 14 tháng Giêng năm ấy, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã cho mở tiệc khao quân, chiêu đãi và phong tước cho các quan, quân có công trong cuộc chiến chống ngoại xâm. Cũng kể từ ấy, vào đêm ngàu 14 rạng sáng ngày 15 tháng Giêng hàng năm, các vua Trần lại tổ chức lễ “khai ấn” để cúng tế trời đất, tổ tiên, ban thưởng cho những người có cô và cũng đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của chính quyền nhà Trần.
Đền Trần thuộc làng Tức Mặc là nơi phát tích của nhà Trần nên vua đã cho dựng cung điện ở đây để lấy chỗ đi lại, nghỉ ngơi, thăm thú sau thăng làng Tức Mặc làm thủ phủ Thiên Trường sau khi đã mở rộng quy mô với thành phố Nam Định, chín xã phía Nam huyện Bình Lục, huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Hà Nam (cũ) và phía nam huyện Thư Trì thuộc Thái Bình ngày nay. Và như một lẽ tất nhiên, Tức Mặc trở thành một vùng kinh tế, một kinh thành lớn lúc bấy giờ, chỉ sau thành Thăng Long.
Khu di tích Đền Trần gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường, đền Cổ Trạch và đền Trùng Hòa (nay là đền Thượng, đền Hạ và đền Trung Hòa). Kiến trúc và quy mô của cả ba đền đều giống nhau với tòa tiền đường 5 gian, toàn trung đường 5 gian và tòa chính tầm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và han gian tả – hữu vụ.
Lễ hội khai ấn đền Trần là ngày lễ lớn ở tỉnh Nam Định nói chung và của dân làng Tức Mặc, Kênh, Bái, Bảo Lộc, Hậu Bồi, Lốc, Vọc (Bình Lục) nói riêng. Những nghi lễ được thực hiện trong hội khai ấn mô phỏng lại theo cung cách của triều đình phong kiến với kiệu, lọng, mâm lễ long trọng. Lễ hội đươc cử hành một cách trang nghiêm. Đọng lại trong tâm trí của người tham sự lễ hội là hình ảnh của lá cờ truyền thống của nhà Trần phấp phới trong gió. Đó là lá cờ với năm màu rực rỡ tượng trưng cho ngũ hành với sự hài hòa của vạn vật, hình vuông của cờ tượng trưng cho âm (đất), rìa tua ở xung quanh biểu trưng cho dương (trời). Chính giữa cờ thêu chữ Trần được ghép bởi hai chữ “Đông” và chữ “A”. Lá cờ ấy cũng là chí lớn của nhà Trần, hào khí Đông A của cả một thời đại hào hùng của dân tộc mãi mãi còn vang vọng. Chỉ cần tiếng trống khai ấn đền Trần vang lên, hào khí ấy lại một lần lữa sống dậy trong không khí trang trọng, thiêng liêng.
Sau những nghi lễ long trọng, người ta khai ấn đỏ để phát cho người dân với dòng chứ khắc trên ấn “Trần triều điển cố – tích phúc vô cương”. “Tích phúc vô cương” có ý nghĩa là việc ban phúc không có bờ bến. Nói cách khác, ấn của nhà Trần cho nhân dân (trước đây chỉ cho dân làng Tức Mặc) là sự cầu bình an, yên ấm, hạnh phúc cho mỗi nhà. Bởi lẽ, chỉ gia đình bình an, quốc gia mới yên ổn; gia đình ấm no thì đất nước mới giàu mạnh.
''Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định quê anh thì về''
Nam Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của triều đại nhà Trần - một triều đại hưng thịnh bậc nhất của nước ta đã 3 lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông xâm lược. Với đạo lí ''Uống nước nhớ nguồn'', người dân Thành Nam đã xây dựng đền Trần - một di tích lịch sử văn hóa của người Việt.
Đền Trần ở đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định là nơi thờ 14 vị vua cùng các quan lại phò tá nhà Trần. Đền Trần được được xây dựng trên nền Thái Miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỉ XV. Đó là khu đất cao thế tọa long trước kia có con sông Vĩnh Giang chảy qua tạo cảnh sắc thanh bình. Dòng họ Trần dựng nghiệp ở vùng đất Tức Mạc. Đó là vùng đất phát tích đế vương. Năm 1239, vua Trần cho dựng cung điện nhà cửa. Năm 1262, vua Trần Thánh Tông mở yến tiệc đổi Tức Mạc thành phủ Thiên Trường. Phủ Thiên Trường là kinh đô thứ 2 sau Thăng Long.
Đền Trần gồm có 3 công trình kiến trúc gồm: đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, ta phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch. Cả 3 đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa Tiền Đường 5 gian, tòa Trung Đường 5 gian và tòa Chính Tổng 3 gian.
Đền Trần là khu di tích lịch sử văn hóa đặc biệt, quan trọng của tỉnh Nam Định được nhà nước xếp hạng di tích tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012. Lễ hội đền Trần diễn ra vào tháng 8 âm lịch hàng năm, ngày chính hội là ngày 25-8. Người xưa có câu ''Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ'' để gợi nhắc con cháu Thành Nam nhớ về lễ hội, cùng với đó là lễ hội khai ấn thu hút rất nhiều khách thập phương.
Với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đền Trần đã được tôn tại xây dựng để xứng đáng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nét đẹp cổ kính, sự linh thiêng của đền Trần sẽ được những du khách hành nhương ghi nhớ mãi.
Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.
Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.
Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính - tròng kính - thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.
Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...
Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoáng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.
Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn
mn ơi . giúp em làm bài thuyết trình về cổng trai nhan 20 năm thành lập trường vs ạ. cảm ơn nhiều ạ.
Tiếp theo, xin mời mọi người cùng hướng mắt lên phía trên, nơi có hình tượng hai bàn tay chụm vào nhau. Thưa quý vị! nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: "Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Vâng! Bàn tay là kết tinh sức mạnh của con người, là công cụ tốt nhất để con người có thể tạo ra những thứ mình muốn. Và đối với chúng em – thế hệ tương lai của đất nước, bàn tay ấy còn chứa đựng tất cả sức lực, tinh thần và lòng nhiệt huyết để chúng em vững bước, tự tin xây dựng đất nước. Dẫu biết rằng con đường ấy còn lắm gian nan, trắc trở nhưng chúng em tin, dưới ánh sáng soi đường của Đảng và sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của Đoàn TNCS HCM, thì không gì là không thể làm được. Trải qua chặng đường ..... năm đầy thử thách. Ngày hôm nay, bàn tay này sẽ mang theo những thành tích, những hoa thơm trái ngọt dâng lên Bác Hồ kính yêu, cùng với đó là lời hứa sẽ cố gắng hơn nữa hoàn thiện bản thân, trở thành người vừa "hồng" vừa "chuyên": “Hồng” là tư tưởng, đạo đức và “chuyên” là chuyên môn, tri thức, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, để thực hiện những điều lớn lao ấy, việc đầu tiên chúng em cần làm ngay lúc này là phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức cũng như nhân cách, đạo đức. Dưới mái trường ..................................... này, ..... năm qua, đã có biết bao lớp người học tập, lớn lên và trưởng thành, đã đào tạo biết bao công dân có ích cho đất nước, và chúng em tự hào là một trong những thế hệ đó. Nhân dịp kỉ niệm ..... năm ngày thành lập trường, tuổi trẻ chúng em quyết tâm thi đua lập thành tích, phát huy hơn nữa những thế mạnh của bản thân, góp phần đưa tên tuổi ................................ phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, chúng em cũng hy vọng rằng năm học này sẽ đạt được nhiều điểm 10, nhiều thành tích để dâng lên thầy cô, khiến thầy cô vui lòng.
Con thuyền “…...…..” chở theo tuổi trẻ, lòng nhiệt huyết, chở cả những hoài bão, hy vọng dưới nền tảng vững chắc, tự hào bởi các thế hệ đã đi qua, sẽ từng bước vươn ra đại dương, đương đầu với trăm ngàn con sóng dữ, và một ngày không xa nó sẽ quay về chất đầy những thành quả tươi đẹp.
Tham khảo
1. Những lời chúc, những tấm thiệp chúc Tết đã quá quen thuộc với chúng ta mỗ khi Tết đến, xuân về, giúp mọi người chúc mừng năm mới, mong muốn người nhận có một năm vui vẻ, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. Do đó, bên cạnh những lời chúc Tết thì những tấm thiệp chúc mừng năm mới cũng được nhiều người sáng tạo mang đậm màu sắc của ngày Tết nhằm gửi đến cho người thân yêu.
Thiệp chúc tết là những món quà ý nghĩa đầu năm với mong muốn mang lại sự bình yên, vui tui, sung túc của người tặng cho người được nhận. Vì vậy thiệp chúc tết là một điều không thể thiếu trong mỗi con người mỗi dịp xuân đến thu về. Những tấm thiệp độc đáo sẽ được trang trí thật đẹp và độc đáo. Những tấm thiêọ được gửi cho nhua như một lời trao đi yêu thương, xóa tan mọi khoảng cách, gắn kết tất cả yêuu thương. Tấm thiệp tuy không có giá trị vật chất cao nhưng lại mang một giá trị tinh thần lớn. Tấm thiệp đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong giao tiếp của văn hóa người Việt.
Ai ai cũng thấy chẳng thích nhận lời chúc may mắn nhân dịp đầu năm, việc gửi tặng những tấm thiệp đó để lại cho mỗi người một ấn tượng khó phai.
2. Việt Nam ta từ lâu được biết đến là quốc gia có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm bản chất văn hóa dân tộc. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến chính là trò chơi dân gian kéo co.
Không ai biết chính xác thời gian trò chơi này được hình thành từ bao giờ chỉ biết rằng trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN. Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống. Quốc gia nổi tiếng thế vận hội - Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN. Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên. Và chính trò chơi kéo co từ lâu cũng đã phổ biến trong văn hóa của người Việt Nam ta.
Kéo co có hai đội cân xứng. Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua. Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.
Trò chơi dân gian kéo co được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm. Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển. Đây là trò chơi và cũng là là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi. Bên cạnh đó, môn thể thao này còn vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.
Sinh hoạt văn hóa đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn cũng như mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho con người Việt Nam ta. Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp của trò chơi kéo co nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung để đất nước Việt Nam không chỉ phát triển hội nhập mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc