Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Câu nghi vấn bộ lộ cảm xúc: in đậm.
Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người bởi vì con người thông minh đã làm cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Có thể hiểu “lí trí con người” là quy luật phát triển của văn minh loài người và “lí trí tự nhiên” là quy luật tiến hoá tất yếu của tự nhiên, sự sống. Như vậy, chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất. Phải chăng, chúng ta đang tự hủy hoại cuộc sống của chính mình khi tạo ra những thứ như thế? Thông qua bài viết của Mác-két, khiến ta càng hiểu hơn những hiểm họa khôn lường nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra ở những cường quốc chạy đua vũ trang. Tất cả những thành quả của loài người đã đạt được về khoa học, văn hóa, lịch sử sẽ bị xóa sạch. Quan trọng hơn sự sống của hơn 7 tỉ người trên toàn hành tinh sẽ bị đe dọa. Vì vậy, việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ không của riêng ai, đòi hỏi toàn thế giới cần chung tay để chống lại.
câu 1
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga
– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
câu 2
Ý nghĩa nhan đề bài bếp lửa
+ bếp lửa là một vật thân thuộc với người dân Việt Nam , là thứ dùng để sưởi ấm .
+ Là thứ lưu giữ những kỉ niệm của tình bà cháu , Đồng thời là vật để người cháu khơi gợi lại hình ảnh về người bà kính yêu .
+ là vật gắn bó với người bà , hình ảnh bếp lửa hiện lên cùng với hình ảnh người bà cần mẫn , tầng tảo
câu 5
Tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là:
– Tác phẩm: Tiếng gà trưa
– Tác giả: Xuân Quỳnh
Phần 2
câu 1 : nghị luận
câu 2
Điệp ngữ “Hãy làm việc tốt” giúp nhấn mạnh thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt đến bạn đọc. Đó là chúng ta hãy làm việc tốt vì nó mang đến nhiều ý nghĩa cho chính chúng ta và cho cuộc sống xung quanh ta
câu 3
Có ý kiến cho rằng: ” Hãy làm việc tốt vì chính bạn ”. Ý kiến này quả là một câu nói vô cùng đúng đắn. Vậy làm việc tốt là làm những gì ? Làm việc tốt là làm việc có thể giúp cho người khác, bản thân mà không gây tổn hại bất cứ điều gì. Vậy vì sao phải làm việc tốt ? Làm việc tốt sẽ giúp chúng ta sống có ý nghĩa hơn, làm cho tâm hồn ta trở nên đẹp đẽ và trong sáng hơn. Hãy làm việc tốt vì chính bạn thì có ý nghĩa gì ? Nó sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống mỗi người. Làm việc tốt sẽ giúp cho con người ta có ích hơn, được mọi người xung quanh yêu quí và rèn luyện bản thân vào những điều cơ bản nhất của nhân cách một con người. Ngoài ra, nó còn giúp cho người khác trong một số hoàn cảnh phù hợp. Nói tóm lại, hãy làm việc tốt vì chính bản thân bạn
Tình hình thế giới hiện nay đang phát triển theo xu hướng hòa bình, hợp tác cùng phát triển. Nhưng đáng tiếc vẫn còn rất nhiều nơi trên thế giới vẫn đang chìm trong bom đạn của chiến tranh. Có thể kể đến một số nước Trung Đông với các phần tử khủng bố nguy hiểm đang đe doạ cuộc sống yên bình của người dân nơi đây. Vì vậy, đối với các hành động khủng bố nói riêng và phát động chiến tranh nói chung, chúng ta cần phản đối kịch liệt để giữ gìn một thế giới hạnh phúc không còn tiếng bom đạn ở bất cứ nơi đâu.
Tham khảo
Trong bài “Đường đến ngày vinh quang” của cố nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập đã có những lời ca thật ý nghĩa “ Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai, Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. “Chặng đường” ở đây không phải hình ảnh tả thực mà nó là ẩn dụ cho con đường đời, là đích đến của những mục tiêu, nơi con người sẽ chinh phục con đường đó. “Mũi gai” là những khó khăn, thử thách mà con người sẽ phải trải qua nếu như muốn hoàn thiện hành trình đến đích thành công của mình. “Đường vinh quang” là con đường vẻ vang, ý nghĩa nhất mà sau khi vượt qua trăm ngàn sóng gió. “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”, là những lời ca đầy ý nghĩa về những cố gắng, những nỗ lực của con người trên hành trình chinh phục những đỉnh cao. Có lẽ cũng bởi những ý nghĩa, triết lí vô sâu sắc ấy mà bài hát Đường đến đỉnh vinh quang của cố nhạc sĩ Trần Lập đã vực dậy tinh thần cho hàng ngàn trái tim khán giả trước khi đứng trước khó khăn của cuộc đời. Trên mỗi chặng đường, để đi được đến đích, như một lẽ tất yếu của tự nhiên, con người phải trải qua muôn vàn những khó khăn “bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai”. Đó là những thử thách cực độ, là những khó khăn tưởng chừng có thể làm chúng ta gục ngã, không thể vượt qua. Nhưng nếu có nghị lực, ý chí và niềm tin con người sẽ có thể vượt qua tất cả, những cố gắng ấy sẽ rút ngắn con đường đi đến vinh quang, mang đến những bài học ý nghĩa, nhờ vậy mà chúng ta trưởng thành, mạnh mẽ và bản lĩnh hơn trong cuộc sống. Đỉnh vinh quang là phần thưởng xứng đáng cho những ai biết nỗ lực, cố gắng. Nó không dành cho những người thiếu nỗ lực, những kẻ bỏ cuộc, cái giá của vinh quang rất đắt vì phải trải qua “muôn ngàn sóng gió” nhưng ý nghĩa mà nó mang lại cũng thật to lớn, vẻ vang.