Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
Nhà thơ Tản Đà - một ngôi sao sáng trên thi đàn Việt Nam vào giữa những năm 20 của thế kỉ XX, sống giữa hai thế hệ Nho học và Tây học, thơ của Tản Đà được xem như viên gạch nối giữa hai thời đại văn học trung đại và hiện đại. Phong cách thơ Tản Đà đầy cá tính, đặc biệt là tính "ngông", bài thơ "Hầu Trời" đã thể hiện cái tôi ngông của tác giả cũng như nỗi ngậm ngùi trước cảnh ngộ bản thân và các nghệ sĩ đương thời, đồng thời bộc lộ một trí tưởng tượng đầy phóng túng và tấm lòng ưu ái của Tản Đà.
Bài thơ được bắt đầu với cách vào đề rất độc đáo và có duyên, tác giả tạo ra một câu chuyện vừa có cảm giác không có thật lại vừa tạo niềm tin là câu chuyện có thật, kích thích sự tò mò cho người đọc, đó là câu chuyện "lên tiên - hầu trời" của Tản Đà với một giọng kể đầy li kì, hấp dẫn. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, nhà thơ đã vẽ nên một quang cảnh tiên giới vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm "cửa son đỏ chói", "thiên môn đế khuyết", "ghế bành như tuyết vân như mây". Hơn thế, tác giả còn diễn tả sự tiếp đón có phần long trọng của Trời đối với mình "Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc", "pha nước để nhấp giọng", sau khi trải qua tuần tự các bước lên trời, tiếp đón, Tản Đà bắt đầu đi vào công việc của mình, đó là việc đọc văn "hầu trời". Đây chính là lúc nhà thơ hào hứng và tự hào nhất bởi được Trời mời lên đọc văn, thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc với văn thơ của mình:
"Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn lý thuyết lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơn."
Nhân vật trữ tình đã có một cơ hội đặc biệt để phô trương sự nghiệp văn chương và tài năng của mình, đến mức "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay" nghĩa là cả Trời và Chư tiên đều cảm thấy phấn khích, xúc động và tán thưởng cùng hâm mộ trước tài năng và sự giàu có của kẻ đang hầu trời. Có thể thấy, cả một đoạn thơ dài dường như chỉ là lời tự đắc và khoe khoang của tác giả, bộc lộ một cái tôi Tản Đà rất ngông nghênh, độc đáo và đầy cá tính. Tuy nhiên điều đó cũng thể hiện rằng Tản Đà ý thức rất rõ về tài năng của bản thân và khao khát được khẳng định tài năng của mình. Sau khi trình bày sự nghiệp thơ văn, thi nhân giới thiệu về mình và nói về cảnh ngộ của người làm văn:
"Văn chương hạ giới rẻ như bèo,
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều,
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu."
Đó là thực tế nghề văn, tuy cũng là nghề kiếm sống nhưng bèo bọt, cuộc sống của kẻ theo đuổi nghề văn đầy cơ cực, nghèo khó, đến một tấc đất để ở cũng không có, lại thêm thân phận bị coi thường, rẻ rúng và o ép nhiều bề. Nhà Trời nghe cũng thấu hiểu và khuyên nhủ, an ủi "Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết", nhưng Tản Đà vẫn thầm trách sự bất công đó của nhà trời. Bán văn trên Trời được nhiều thiên tiên đón nhận nồng nhiệt, nhưng với tấm lòng ưu ái của mình, Tản Đà vẫn chấp nhận quay trở về hạ giới để gánh vác "việc thiên lương của nhân loại" mà Trời sai cho. Trở về trần thế trong tâm trạng ngậm ngùi, chua xót "Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi", tiếng gà và tiếng người đã đánh thức nhà thơ, để rồi Tản Đà lại thèm khát được lên trời, một năm có ba trăm sáu mươi đêm "Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!", có lẽ không chỉ một năm mà có khi cả một đời người thi sĩ vẫn phải thèm khát như thế.
Nói đến việc thiện lương trong cái cuộc sống đời thường này không chỉ đối với tản đà mà giới văn nghệ sĩ đầu thế kỷ XX này cũng thực sự chật vật, khó khắn. Lên được đến trời là cơ hội để ông giãi bày sự tình ấy. Với bút pháp hiện thực, nhà thơ đã trải lòng mình như mong mỏi một niềm cảm thông, khát khao tìm kiếm được sự tri âm, sự khẳng định bản thân giữa cuộc đời.
Cuộc vui nào cũng có hồi chấm dứt. Trở về trần thế trong niềm tiếc nuối ngậm ngùi. Những câu thơ cuối vang lên có một chút buồn bã, nhưng đầy thi vị. Tiếng gà gáy, tiếng người nơi trần thế đã đánh thức nhà thơ. Cái cảm giác lên mây tựa gió ngâm thơ kết thúc. Cuộc đời thi sĩ Tản Đà thực sự bay bổng, thèm khát được lên trời. Những giây phút thăng hoa của nhà thơ sau khi đọc lên bài thơ chính là những thăng hoa trong nghệ thuật, trong cái tôi cả Tản Đà.
Một cái tôi vô cùng phóng túng, hiểu rõ về tài năng giá trị của bản thân mình. Một sự khao khát giữa cái đời thường một điều chẳng có thật. Nhưng bất cứ ai sau khi đọc xong bài thơ “Hầu Trời” đều thấy được những nét gần gũi, và hóm hỉnh đầy tự nhiên.
Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và Hầu trời (Tản Đà)
Lưu biệt khi xuất dương: Thể thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú đường luật), sử dụng hình ảnh có tính ước lệ, tượng trưng diễn tả chí khí nam nhi kiên cường.
+ Nét mới: có chất lãng mạn, hào hùng xuất phát từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
+ Bài Hầu trời: Lối thơ cổ, từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại.
+ Cách tân: thể thơ tự do, thể hiện cái tôi cá nhân, ý thức được tài năng, khẳng định mình giữa cuộc đời.
Tính chất giao thời (văn học trung đại và hiện đại): văn học hiện đại vẫn mang dấu ấn của văn học trung đại về mặt hình ảnh, từ ngữ, lối diễn đạt nhưng cũng có những nét mới như dám đưa cái tôi cá nhân vào thơ để bày tỏ khát vọng, mục đích sống.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Tản Đà (1889 - 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Đạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội). Quê hương ông nằm bên sông Đà, gần chân núi Tản Viên. Bút danh Tản Đà là tên ghép của hai địa danh ấy.
Ông xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của tầng lớp tiểu tư sản thành thị; học chữ Hán từ nhỏ nhưng lại sớm chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ và rất ham học hỏi để tiến kịp thời đại; là nhà nho nhưng ít chịu khép mình trong khuôn phép nho gia. Sáng tác văn chương của Tản Đà chủ yếu vẫn theo các thể loại cũ nhưng nguồn cảm xúc lại rất mới mẻ... Thơ Tản Đà hay nói về cảnh trời. Điều đó đã trở thành mô típ nghệ thuật có tính hệ thống trong thơ ông.
2. Tác phẩm
Bài thơ Hầu trời ra đời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX. Vào thời điểm đó lãng mạn đã là điệu tâm tình chủ yếu của thời đại. Xã hội thuộc địa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái xót đau. Nười tri thức có lương tri không thể không chấp nhận vào cuộc, nhưng chống lại nó thì không phải ai cũng đủ dũng khí để làm. Bất bình nhưng bất lực, người ta chỉ có thể mong ước thoát li, làm thơ để giải sầu.
Qua câu chuyện Hầu trời, Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu hiện "cái tôi" cá nhân - một "cái tôi" ngông, phóng tung, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.
II. Trả lời câu hỏi
1. Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ thể hiện tài hư cấu nghệ thuật độc đáo và có duyên của Tản Đà:
Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
Chuyện kể về một giấc mơ, chính tác giả lúc tỉnh mộng cũng hãy còn bàng hoàng "chẳng biết có hay không". Đó là cách nhập đề là, một sự hư cấu nghệ thuật. Nó là cái cớ hoàn hảo để nhân vật trữ tình bộc bạch tự nhiên cảm xúc trong "cỗi mộng" của mình.
2. Câu chuyện chính trong "giấc mơ" của Tản Đà là việc nhà thơ được đọc thơ cho Trời và các vị chư tiên nghe. Thi sĩ tỏ ra rất cao hứng và có phần tự đắc, chư tiên nghe thơ cũng rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ tài thơ của Tản Đà. Ông trời thì khen rất nhiệt thành, để rồi tác giả còn được mời để xưng tên tuổi nữa.
Đoạn thơ này thể hiện khá rõ cá tính và niềm khao khát chân thành của thi sĩ. Tản Đà đã rất ý thức về tài năng của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ "bản ngã" cái tôi đó. Tản Đà đã rất ngông khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng thương đế và chư tiên. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới văn chương rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ, tri âm, phải lên tận cõi tiên này mới có thể thỏa nguyện.
3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực:
"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
...
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều".
Trong đoạn thơ này nhà thơ nói đến nhiệm vụ truyền bá "thiên lương" mà Trời trao cho ông như là một thiên chức vậy. Điều đó chứng tỏ Tản Đà lãng mạn nhưng không hoàn toàn thoát li cuộc đời, ông vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời.
Xúc động nhất trong đoạn thơ chính là những câu thơ vẽ lên một bức tranh chân thực về cuộc đời của nhà thơ và của nhiều văn sĩ khác. Đó là cuộc sống hết sức cơ cực, tủi hổ. Những câu thơ không hề cường điệu. Đó thậm chí chính là cuộc sống đầy xót xa của thi sĩ Tản Đà.
Về cuối đời, Tản Đà thậm chí phải mở cửa hàng xem tướng số để kiếm ăn nhưng không có khách, mở lớp dạy Hán văn và quốc văn nhưng không có học trò. Cuối cùng ông chết trong cảnh nghèo đói, nhà cửa, đồ đạc bị chủ nợ tịch biên, chỉ còn một cái giường mọt, cái ghế ba chân, chồng scahs nát và một be rượu.
4. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật, với những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại.
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu kết cấu nào, nguồn cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng.
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tếm gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu, ước lệ.
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn được người đọc.
- Tác giả tự hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính. Cảm xúc biểu hiện phóng túng, tự do, không hề gò ép.
Đề bài: Soạn bài Hầu trời của Tản Đà lớp 11
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Tản Đà (1889 -1939) con người của hai thế kỉ
– Tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ nhà văn nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam
– Bút danh Tản Đà được ghép từ núi Tản sông Đà quê hương ông
– Ông xuất hiện như một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam, với ngòi bút phóng khoáng, cái tôi tự tin và xông xáo trên nhiều lĩnh vực
– Sự nghiệp:
• Các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ An nam tạp chí, hầu trời… các bài thơ dùng nhiều thể loại thơ khác nhau rất phong phú và đa dạng
• Ngòi bút cũng thể hiện cái ngông nghênh của cá nhân
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: vào những năm đầu của thế kỉ XX, lãng mạn trở thành những khúc thơ tâm tình của những người tri thức, bấy giờ xã hội thực dân phong kiến lại đầy những u hám, tối tăm và bất công. Người trí thức muốn chống lại song cũng chưa ai có dũng khi để làm. Nhà thơ Tản Đà đã sáng tác bài thơ này để thể hiện tấm lòng của mình
b. Xuất xứ: in trong tập chơi xuân
c. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: 20 câu thơ đầu: kể chuyện thi sĩ được mời lên thiên đình đọc thơ cho trời và chư tiên cùng nghe
– Phần 2: tiếp đến Đế Khuyết: cuộc đọc văn và đối thoại với trời
– Phần 3: còn lại: ra về và suy nghĩ
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Kể chuyện thi sĩ lên thiên đình đọc thơ cho trời và chư tiên
– Nhà thơ kể về chuyện mình lên tiếng, tự hỏi mình không biết thật hay mơ nhưng thật hồn thật phách thật thân thể
– Khi ấy là canh ba mà nhà thơ chưa ngủ được bèn dậy đun nước uống trà và ngâm thơ làm văn
– Bỗng có hai cô tiên xuống nói rằng chẳng hay làm gì mà không ngủ để cho trời đang mất ngủ đang mất, có hay thì lên đọc cho trời nghe coi
– Tản Đà tỏ ra không sợ sệt điều gì mà tự tin cùng hai cô tiên lên đọc văn cho trời nghe
-> Cách mở đầu câu chuyện bằng thơ của Tản Đà quả thật rất hấp dẫn, nó mang đến cho người đọc cảm giác như quay trở về với cổ tích, truyện dân gian
2. Cuộc đọc thơ cho trời và đối thoại với trời
a. Khi mới lên
– Đi theo hai cô tiên lên đường mây vù vù không có cánh mà cũng có thể bay được
– Cảnh thiên môn đẹp trang trong đỏ chói
– Nhà thơ thấy trời hành lễ cúi xuống lậy thì trời sai hai cô tiên lôi dậy lấy ghế mây ra cho ngồi thiết đãi như một vị khách quý chứ không phải lên để bắt tội
– Sau đó lại pha trà trời cho nhà thơ uống để nhấp giọng đọc văn
– Nhà thơ có trà trời nhấp giọng cùng với sự đông đủ của trư tiên lại càng hăng hái đọc, đọc hết từ văn vần sang văn xuôi, sang cả tiểu thuyết
-> Nhà thơ quả là một người có tài, xông xáo trên nhiều lĩnh vực
b. Thái độ của trơi và chư tiên khi nghe nhà thơ đọc văn
– Tâm thì như nở dạ, cơ lè lưỡi vì ngạc nhiên. Trời thì khen lấy làm hay
– Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày, Thỏ Ngọc đứng lắng tai nghe
– Nhà thơ tiếp tục nhắc đến những tạp thơ của mình.Nhà thơ than về bán văn dưới hạ giới trời còn khuyên mang lên đây bán chợ trời
– Trời phê cho văn của Tản Đà những lời phê có cánh nhất, chau chuốt như sao băng, hùng mạnh như mây chuyển
c. Đối thoại của trời và nhà thơ
– Khi đọc xong, khen xong trời mới hỏi đến tên tuổi của nhà thơ. Khi ấy nhà thơ mới giới thiệu về quê quán cũng như tên thật của mình
– Nhà trời cho xem lại sổ sách và nhận ra người này bị đày xuống vì tội ngông nhưng thực chất ra không phải là ngông mà là trời sai xuống làm việc lương thiện cho thiên hạ trách nhiệm trọng trách của những nhà văn nhà thơ
– Nhà thơ kể về những nỗi khó khăn của mình nhưng trời khuyên cứ về dưới, lòng thông không sợ gì
– Xong việc sẽ cho trở về Đế Khuyết
-> Qua đoạn thơ này ta thấy tài thơ văn của Tản Đà quả thật là một bậc thiên tài. Ông tự tin nhận văn mình là hay. Đồng thời qua đây nhà thơ cũng thể hiện được trách nhiệm của nhà thơ nhà văn với cuộc sống này
3. Cảnh ra về và suy ngầm của nhà thơ
– Nhà thơ được tiễn về rất đàng hoàng
– Trư tiên còn vương vấn tiễn biệt mà rơi lệ
– Lúc về trần giới nhà thơ trông lên không còn ai, chỉ còn tiếng gà gáy và tiếng người dậy
– Nhà thơ hối tiếc mong muốn được lên hầu trời
III. Tổng kết
– Bài thơ khẳng định tài năng của Tản Đà, không chỉ thông thạo thơ ca mà tác giả còn đạt được thành công trong tiểu thuyết kịch ca
– Nghệ thuật: câu chuyện mang màu sắc cổ tích, sử dụng nhiều biên pháp nghệ thuật
Tham khảo:
Những cái ''ngông'' của Tản Đà:
a. Nền tảng của cái "ngông" trong Hầu trời:
- Giấc mơ được lên hầu trời, đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
- Nỗi cô đơn trước cuộc đời, khao khát được thể hiện, được thấu hiểu nhưng khổ nỗi "Hạ giới văn chương rẻ như bèo", nên đành lòng ông phải tìm kiếm chốn cực lạc trong mơ cho thỏa nỗi lòng của thi sĩ.
b. Tản Đà "ngông" trong lúc đọc thơ cho chư tiên cùng Trời nghe:
- Phong thái ung dung, thích chí và vô cùng tự tin, ông đọc những vần thơ của mình một cách say sưa, mê đắm, đọc như chưa từng được đọc bao giờ "Đọc hết văn vần sang văn xuôi/Hết văn thuyết lí lại văn chơi"
- Thi sĩ tự nâng cao giá trị và tầm vóc bản thân ngang bằng với việc được nhà trời săn sóc, châm trà cho "nhấp giọng" để lấy tinh thần đọc thơ.
- Tự khen thứ văn chương của mình bằng những lời mà đôi lúc tôi nghĩ là có phần hơi tự phụ, kiêu căng một chút "Văn dài hơi tốt ran cung mây", đắc chí vì thần tiên cũng phải tấm tắc khen "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay".
=> Xóa nhòa đi sự cách biệt thân phận của thần tiên và người phàm, giờ đây họ chỉ đang đứng trên bình diện thi nhân và người yêu thơ, chan hòa và gần gũi.
- Tản Đà còn mạnh dạn liệt kê hết những vốn liếng văn chương mà mình có được, vô cùng tâm đắc với thành tựu của mình chỉ muốn sao để người ta phải công nhận và thán phục.
- Tự tin, vui vẻ khoe rằng "Nhờ Trời văn con còn bán được", ngầm chứng minh rằng thơ văn của ông có sức hút mạnh mẽ vô cùng, bởi trong thời cuộc rối ren mà người ta vẫn muốn đọc sáng tác của Tản Đà.
c. Cái "ngông" trong khi trò chuyện cùng Trời:
- Lối nói của ông không hề có sự e dè sợ hãi, mà thay vào đó là phong thái tự tin, thành thực, xen lẫn chút hóm hỉnh, vui tươi vô cùng thoải mái.
- Xem chư tiên và Trời là những người bạn tâm giao, kể lể về cuộc sống nghèo khó, khiến những nhà trí thức phải nhiều phen khốn đốn.
- Cho mình vốn là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội "ngông", rồi lại được Trời giải thích rằng sai Tản Đà xuống làm việc "thiên lương".
- Vinh hạnh được thiên đình ưu ái cho xe Khiên Ngưu đưa tiễn, chúng tiên thì lũ lượt tiễn đưa.
- Cách dùng từ, hành văn hóm hỉnh, phóng khoáng, bay bổng cũng góp phần làm cho cái "ngông" của Tản Đà nổi bật hơn
So sánh cái ngông của Tản Đà với NCT:
-Giống nhau : Cái " ngông " của hai nhân vật biểu hiện ở nhiều khía cạnh nhưng đều có những điểm chung như ngông trong cách lựa chọn đề tài,nội dung, ngông trong cách thể hiện những nôi dung đề tài đó,ngông tron cách sử dụng ngôn ngữ,hình ảnh,và đặc biệt ngông thể hiện cái Tôi rất riêng,đầy phong cách
Tham Khảo:
Nhà thơ Tản Đà - một ngôi sao sáng trên thi đàn Việt Nam vào giữa những năm 20 của thế kỉ XX, sống giữa hai thế hệ Nho học và Tây học, thơ của Tản Đà được xem như viên gạch nối giữa hai thời đại văn học trung đại và hiện đại. Phong cách thơ Tản Đà đầy cá tính, đặc biệt là tính "ngông", bài thơ "Hầu Trời" đã thể hiện cái tôi ngông của tác giả cũng như nỗi ngậm ngùi trước cảnh ngộ bản thân và các nghệ sĩ đương thời, đồng thời bộc lộ một trí tưởng tượng đầy phóng túng và tấm lòng ưu ái của Tản Đà.
Bài thơ được bắt đầu với cách vào đề rất độc đáo và có duyên, tác giả tạo ra một câu chuyện vừa có cảm giác không có thật lại vừa tạo niềm tin là câu chuyện có thật, kích thích sự tò mò cho người đọc, đó là câu chuyện "lên tiên - hầu trời" của Tản Đà với một giọng kể đầy li kì, hấp dẫn. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, nhà thơ đã vẽ nên một quang cảnh tiên giới vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm "cửa son đỏ chói", "thiên môn đế khuyết", "ghế bành như tuyết vân như mây". Hơn thế, tác giả còn diễn tả sự tiếp đón có phần long trọng của Trời đối với mình "Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc", "pha nước để nhấp giọng", sau khi trải qua tuần tự các bước lên trời, tiếp đón, Tản Đà bắt đầu đi vào công việc của mình, đó là việc đọc văn "hầu trời". Đây chính là lúc nhà thơ hào hứng và tự hào nhất bởi được Trời mời lên đọc văn, thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc với văn thơ của mình:
"Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn lý thuyết lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơn."
Nhân vật trữ tình đã có một cơ hội đặc biệt để phô trương sự nghiệp văn chương và tài năng của mình, đến mức "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay" nghĩa là cả Trời và Chư tiên đều cảm thấy phấn khích, xúc động và tán thưởng cùng hâm mộ trước tài năng và sự giàu có của kẻ đang hầu trời. Có thể thấy, cả một đoạn thơ dài dường như chỉ là lời tự đắc và khoe khoang của tác giả, bộc lộ một cái tôi Tản Đà rất ngông nghênh, độc đáo và đầy cá tính. Tuy nhiên điều đó cũng thể hiện rằng Tản Đà ý thức rất rõ về tài năng của bản thân và khao khát được khẳng định tài năng của mình. Sau khi trình bày sự nghiệp thơ văn, thi nhân giới thiệu về mình và nói về cảnh ngộ của người làm văn:
"Văn chương hạ giới rẻ như bèo,
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều,
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu."
Đó là thực tế nghề văn, tuy cũng là nghề kiếm sống nhưng bèo bọt, cuộc sống của kẻ theo đuổi nghề văn đầy cơ cực, nghèo khó, đến một tấc đất để ở cũng không có, lại thêm thân phận bị coi thường, rẻ rúng và o ép nhiều bề. Nhà Trời nghe cũng thấu hiểu và khuyên nhủ, an ủi "Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết", nhưng Tản Đà vẫn thầm trách sự bất công đó của nhà trời. Bán văn trên Trời được nhiều thiên tiên đón nhận nồng nhiệt, nhưng với tấm lòng ưu ái của mình, Tản Đà vẫn chấp nhận quay trở về hạ giới để gánh vác "việc thiên lương của nhân loại" mà Trời sai cho. Trở về trần thế trong tâm trạng ngậm ngùi, chua xót "Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi", tiếng gà và tiếng người đã đánh thức nhà thơ, để rồi Tản Đà lại thèm khát được lên trời, một năm có ba trăm sáu mươi đêm "Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!", có lẽ không chỉ một năm mà có khi cả một đời người thi sĩ vẫn phải thèm khát như thế.
Em tham khảo nha:
Thi sĩ đọc thơ cho trời và chư tiên nghe
Thi sĩ giới thiệu về mình
Lời trần tình của tác giả về cảnh ngộ và nghề văn ở trần gian
Nếu muốn đầy đủ em vào đây
Phân tích bài thơ Hầu trời của Tản Đà - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng