K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2021

BN THAM KHẢO:

Từ khi sinh Gióng ra,tôi rất lấy làm lạ vì thằng bé lên ba vẫn chưa biết nói,cười hay đi.Suốt ngày Gióng chỉ nằm một chỗ,cho ăn thì ăn,cho uống thì uống chứ không chạy nhảy nô đùa như bạn bè đồng trang lứa.Tôi cũng lo lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.Năm ấy,giặc Ân xâm lược nước tôi.Chúng đi đến đâu là tàn phá đến đó.Đâu đâu cũng tràn ngập cảnh đau thương.Thấy tình thế đất nước ngày một tồi tệ,nhà vua đã cử sứ giả xuống các làng bản tìm người tài cứu nước.Khi sứ giả đi đến làng tôi rao,Gióng bỗng cất tiếng nói:"Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!".Nghe thấy thế,tôi vừa ngạc nhiên,vừa nơm nớp lo sợ nhưng vẫn làm theo lời con.Vừa thấy sứ giả,thằng bé đứng bật dậy,nói:"Ông về bảo nhà vua rèn cho tôi một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một áo giáp sắt,tôi đánh đuổi giặc cho."

11 tháng 7 2016

Một lần, em thấy mẹ mệt. Em hỏi mẹ : "Mẹ làm sao thế ?". Mẹ nói là mẹ ốm rồi. Khi thế, em phải làm việc nhà tần tật để giúp mẹ. Bố thì đi công tác ở Vũng Tàu. Em bé thì ở nhà trẻ. Em thấy vậy nên lấy nước,lấy khăn chườm trán, lấy thuốc cho mẹ uống. Sau đó em quét nhà, lau nhà, rửa chén,... Em thấy chưa bao giờ làm việc mệt thấy này. Cuối cùng mẹ cũng giảm sốt, em pha nước cam cho mẹ uống. Mẹ dậy thấy nhà sạch sẽ, mẹ nói : " Con hôm nay giỏi lắm". Em nghe mẹ nói thì rất là mừng. Em rút ra một bài học : Em phải giúp mẹ nhiều hơn nữa khi bố vắng nhà.

Mình làm xong rồi, có gì bạn tham khảo nha !!! leuvuihihiok

11 tháng 7 2016

Khổ thân em!!! Em yêu mẹ em, em phải Hi sinh, em làm tất tật việc trong nhà. Sau đó cho em uống thuốc rồi em lên facebook.

 

13 tháng 10 2021

bài nào vậy bạn

 

13 tháng 10 2021

Cả 3 ạ , chị làm đc đề nào thì làm ạ

28 tháng 1 2018

Khi lớn lên con người ta luôn ước muốn để quay về tuổi thơ của mình, quay về những ngày tháng hồn nhiên vô lo vô nghĩ bởi vì càng lớn, con người ta càng đối diện với nhiều thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Trong một lần ngồi ngẫm lại những gì mà mình đã trải qua trong quá khứ, tôi đột nhiên nghĩ về thời học sinh của mình. Đặc biệt hơn đó là những giờ kiểm tra đầy căng thẳng, áp lực và tôi nhớ nhất đó là trong giờ viết bài Làm văn.

Quang cảnh lớp học lúc đấy thật lạ thường. Bởi lẽ, môn Văn là một môn học khác xa so với các môn học khác, nó có những đặc điểm đặc thù nhất định. Bạn có thể nhẩm những phép tính trong giờ học Toán, bạn có thể phát biểu và đưa ra ý tưởng của mình về những phản ứng xảy ra trong tự nhiên đối với môn Hóa học. Nhưng với môn Văn thì khác, nó cần đến sự tập trung và suy nghĩ một cách mạch lạc. Tôi bỗng nhớ đến quang cảnh của lớp tôi trong buổi viết văn hôm đấy, đó là lúc tôi đang học lớp sáu, cô giáo đưa ra đề bài cho chúng tôi là: “ Suy nghĩ của em sau khi học xong truyện cổ tích Em bé thông minh”.

Sau khi nhận được đề bài, tất cả thành viên trong lớp đều chăm chú làm bài, mọi người đều vạch ra dàn ý trước khi viết vào giấy để tránh những sai sót không đáng có. Quang cảnh lớp học thật tĩnh lặng, chỉ có những tiếng kêu nhỏ nhẹ của ngòi bút. Ngoài ra còn có tiếng hót của những chú chim đang đậu trên cây bàng trước của lớp. Ai nấy đều suy nghĩ, viết ra những gì mà mình đã được học.

Cứ thế, bốn mươi học sinh trong lớp đều say mê làm bài nhưng mỗi người có một sắc thái khác nhau. Có người thì trầm ngâm suy nghĩ xem mình sẽ làm gì tiếp theo. Có bạn thì cặm cụi viết mà không để ý xem xung quanh đang xảy ra chuyện gì, ngòi bút in hằn trên trang giấy trắng gắn liền với tuổi học trò. Đôi khi, có một số bạn khẽ cười, chắc là các bạn đang nghĩ đến những chi tiết độc đáo trong câu chuyện.

Ngoài khi, sân trường như vắng lặng, bởi lẽ đang trong giờ học. Những làn gió của mùa thu khẽ đưa vào lớp, như là một lời động viên và chúc chúng tôi làm bài thật tốt để đạt được điểm số thật cao. Trước khi làm bài, cô giáo không gợi ý gì thêm, cô chỉ nhắc nhở bọn tôi đọc kĩ đề, suy nghĩ thật kĩ trước khi làm bài.

Gần hai phần ba thời gian trôi qua, chúng tôi gần như sắp hoàn thiện bài văn của mình để nộp cho cô giáo. Có những người có vẻ hài lòng với những gì mình đã viết, ngồi cười tùm tỉm và viết nốt những nội dung còn lại của bài văn. Có bạn lại không hài lòng lắm với bài làm và ngồi lắc đầu, nhưng sau đó vẫn cố gắng tiếp tục viết tiếp vì đã không còn nhiều thời gian để làm lại bài. Mỗi hành động của từng người lúc đấy làm tôi không thể nào quên được, tôi còn nhớ như in cái Quỳnh làm 3 tờ giấy vì bạn ấy là một trong những học sinh giỏi Văn nhất lớp tôi. Quỳnh cứ lấy bút là viết những lời văn của bạn ấy thực sự rất hay và sâu sắc.

Không còn nhiều thời gian nữa, ai nấy đều hoàn thiện bài văn của mình để nộp cho cô giáo, những giây phút cuối cùng có vẻ như ồn ào hơn một chút. Có bạn đã hoàn thiện bài viết của mình trước giờ và đang ngồi đọc lại để sửa lỗi chính tả, có bạn chưa viết xong, cặm cụi viết tiếp cho kịp giờ. Không khí lúc ấy thật đặc biệt. Khi cô giáo thông báo hết giờ thì tất cả dừng bút và không ai viết tiếp nữa. Tôi còn nhớ rõ năm đó là Minh, bạn thân của tôi làm lớp trưởng. Bạn ấy đứng lên và đi thu từng bài một, sắp xếp gọn gàng rồi nộp cho cô giáo. Tiếng thở phào nhẹ nhõm của mỗi thành viên được vang lên bởi lẽ chúng tôi đã hoàn thành bài viết của mình. Cho dù nó có như thế nào đi chăng nữa thì bọn tôi cũng đã cố gắng hết sức mình để làm tốt bài Làm văn.

Chẳng hiểu sao khi nhìn lại kí ức ấy, tôi lại nghĩ nó như vừa xảy ra vậy, thân quen một cách lạ thường. Quang cảnh của lớp học trong giờ viết Làm văn có lẽ sẽ theo tôi trong suốt chặng đường của mình, nó hiện hữu trong tôi một cách đặc biệt, khó có thể diễn tả bằng lời. Tôi còn nhớ trong bài Văn ấy tôi được cô giáo cho 7 điểm và nhận xét rằng tôi có tiến bộ. Thật sự quang cảnh lớp học hôm đấy làm tôi nhớ mãi, sẽ không bao giờ quên.

28 tháng 1 2018

Khi lớn lên con người ta luôn ước muốn để quay về tuổi thơ của mình, quay về những ngày tháng hồn nhiên vô lo vô nghĩ bởi vì càng lớn, con người ta càng đối diện với nhiều thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Trong một lần ngồi ngẫm lại những gì mà mình đã trải qua trong quá khứ, tôi đột nhiên nghĩ về thời học sinh của mình. Đặc biệt hơn đó là những giờ kiểm tra đầy căng thẳng, áp lực và tôi nhớ nhất đó là trong giờ viết bài Làm văn.

Quang cảnh lớp học lúc đấy thật lạ thường. Bởi lẽ, môn Văn là một môn học khác xa so với các môn học khác, nó có những đặc điểm đặc thù nhất định. Bạn có thể nhẩm những phép tính trong giờ học Toán, bạn có thể phát biểu và đưa ra ý tưởng của mình về những phản ứng xảy ra trong tự nhiên đối với môn Hóa học. Nhưng với môn Văn thì khác, nó cần đến sự tập trung và suy nghĩ một cách mạch lạc. Tôi bỗng nhớ đến quang cảnh của lớp tôi trong buổi viết văn hôm đấy, đó là lúc tôi đang học lớp sáu, cô giáo đưa ra đề bài cho chúng tôi là: “ Suy nghĩ của em sau khi học xong truyện cổ tích Em bé thông minh”.

Sau khi nhận được đề bài, tất cả thành viên trong lớp đều chăm chú làm bài, mọi người đều vạch ra dàn ý trước khi viết vào giấy để tránh những sai sót không đáng có. Quang cảnh lớp học thật tĩnh lặng, chỉ có những tiếng kêu nhỏ nhẹ của ngòi bút. Ngoài ra còn có tiếng hót của những chú chim đang đậu trên cây bàng trước của lớp. Ai nấy đều suy nghĩ, viết ra những gì mà mình đã được học.

Cứ thế, bốn mươi học sinh trong lớp đều say mê làm bài nhưng mỗi người có một sắc thái khác nhau. Có người thì trầm ngâm suy nghĩ xem mình sẽ làm gì tiếp theo. Có bạn thì cặm cụi viết mà không để ý xem xung quanh đang xảy ra chuyện gì, ngòi bút in hằn trên trang giấy trắng gắn liền với tuổi học trò. Đôi khi, có một số bạn khẽ cười, chắc là các bạn đang nghĩ đến những chi tiết độc đáo trong câu chuyện.

Ngoài khi, sân trường như vắng lặng, bởi lẽ đang trong giờ học. Những làn gió của mùa thu khẽ đưa vào lớp, như là một lời động viên và chúc chúng tôi làm bài thật tốt để đạt được điểm số thật cao. Trước khi làm bài, cô giáo không gợi ý gì thêm, cô chỉ nhắc nhở bọn tôi đọc kĩ đề, suy nghĩ thật kĩ trước khi làm bài.

1 tháng 11 2018

lên google là có tất cả

1 tháng 11 2018

lên google gõ ca dao lịch sử là ra ý mà

2 tháng 5 2020

Để tiếp tục phòng chống, tránh dịch lây lan trong cộng đồng, Ban chỉ đạo Quốc gia khuyến cáo người dân những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19:

1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.

2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.

4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.

Hiện đang trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

13 tháng 2 2019

Ai cũng có quê hương, đó chính là nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi con người ta được sinh ra và lớn lên. Trên mảnh đất quê hương đó sẽ in đậm những dấu ấn của những kỉ niệm, của những dòng hồi ức đầy tươi đẹp. Những điều thân thuộc mà ta yêu thương thường được ưu ái hơn trong những cảm nhận, dẫu đi xa đến những miền tươi đẹp, trù phú hơn nhưng trong tâm thức mỗi người thì quê hương vẫn là nơi đẹp đẽ nhất, đẹp bởi chính tình yêu, sự gắn bó, và đẹp bởi nơi đó ta có người yêu thương.

Đối với tôi cũng vậy, quê hương mình luôn là bức tranh tươi đẹp nhất mà tôi luôn muốn cất giữ, bảo vệ. Quê tôi chỉ là một làng quê nghèo làm nghề nông nghiệp, tuy còn nghèo nhưng con người luôn có ý thức đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau. Và khung cảnh thân thương, đó là một nơi vô cùng tươi đẹp, bởi ở đó có sự hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người, đặc biệt vào những ngày xuân, khung cảnh ấy như tươi mới hơn, nhựa sống tràn trề qua mỗi cảnh vật.

Khung cảnh làng quê khi xuân về cũng như khoác lên mình một chiếc áo mới đầy rực rỡ, những cây cổ thụ đầu làng không còn trơ trụi lá như như tiết trời vào đông nữa.Trên những cành cây xa nảy mầm những sự sống, sắc xanh bao trùm không gian của làng khiến cho khung cảnh tươi mới, rực rỡ. Những khóm hoa ven nhà cũng bắt đầu trổ hoa, những bông hoa khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời càng điểm tô thêm không khí đầy náo nức, vui tươi của ngày xuân. Đó là những đóa hoa hồng, hoa cúc, hoa đào đỏ thắm…tất cả như gọi mùa xuân về cho xóm làng.

Mùa xuân cũng là mùa trồng cây, tại sân vận động của làng em đang diễn ra hoạt động trồng cây theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Trồng cây nhằm làm cho không khí trong ngôi làng trở nên trong xanh, tươi mát hơn. Mặt khác, sân vận động là nơi tổ chức và diễn ra các hội diễn thể dục thể thao, bởi vậy trồng cây còn tạo ra bóng mát. Sở dĩ địa phương em trồng cây vào mùa xuân bởi mùa xuân chính là mùa sinh trưởng của cây cối, vạn vật, đây là thời điểm thích hợp cho sự sinh trưởng của cây cối.

Mùa xuân cũng náo nức, vui tươi hơn bởi chính con người quê hương em, cảnh vật tràn trề nhựa sống như thổi vào mỗi con người dân quê những luồng sức sống mạnh mẽ, căng tràn. Mọi người đều vui mừng hân hoan trước không khí của mùa xuân. Viết về mùa xuân, nhà thơ Nguyễn Bính cũng có những câu thơ rất hay và ý nghĩa như sau:

“Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười”

Mùa xuân không chỉ làm cho cảnh vật trở nên tươi đẹp, rực rỡ hơn mà còn đốt lên một ngọn lửa sống mãnh liệt trong tâm hồn những người dân quê chúng em. Theo quan niệm của người dân quê em thì mùa xuân là mùa xủa sự sống sinh trưởng, mùa của những niềm vui tươi và là mùa của hạnh phúc xum họp. Dẫu làm ăn xa thì vào mùa xuân, đặc biệt là dịp tết nguyên đán thì người dân đều trở về quê ăn tết cùng gia đình, cùng những người thân yêu đón một năm mới an lành, hạnh phúc. Nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng đã nói về nỗi xúc động cả những con người xa quê trong bài thơ của mình như:

“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Cảnh trí băng khuâng chợt nhớ làng
Chị ất, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng trang chang chang”

13 tháng 2 2019

Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân ,hạ ,thu, đông. Trong các mùa ,em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn

Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu.Trên trời xanh thoáng đãng ,cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm trồi nảy lộc ,mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian

Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cùng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đù sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa.Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.