Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần lớn động vật bò sát sinh sản hữu tính. Gần như tất cả các bò sát đực, ngoại trừ rùa, có một ống kép giống như cơ quan sinh dục gọi là bán dương vật (hemipenes). Các loài rùa đực có một dương vật. Tất cả các loài rùa đều đẻ trứng, không giống như một số loài thằn lằn và rắn có khả năng sinh ra con non. Hoạt động sinh sản diễn ra thông qua một lỗ huyệt (cloaca), lối ra/vào duy nhất ở gốc đuôi, tại đó sự bài tiết chất thải cũng như sinh sản diễn ra.
Chúc bạn học tốt!
Lớp Cá và lưỡng cư có mối quan hệ với nhau mật thiết như sau:
- Cá sống dưới nước, lưỡng cư sống ở cả hai môi trường.
- Cá có lớp da mỏng, lưỡng cư da cũng mỏng.
- Cá và lưỡng cư đều là động vật biến nhiệt.
*Trùng kiết lị ( so với hồng cầu ) : To hơn
Trùng sốt rét ( so với hồng cầu ) : Nhỏ hơn
Em biết gì về cận thị học đường ?
Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ.
Khi bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Một thấu kính lõm phù hợp có thể giúp điều chỉnh hình ảnh về đúng võng mạc.
Cận thị làm giảm sức nhìn, gây cản trở, khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Các em học sinh từ 7-16 tuổi rất dễ mắc chứng cận thị, và độ cận thị tăng nhanh do mắt phải điều tiết nhiều.
Bằng những hiểu biết của em về nguyên nhân và các biện pháp phòng chống cận thị, em hãy kể về các hoạt động cụ thể ở nhà hoặc ở trường học mà em biết ( hoặc tham gia ) để phòng chống cận thị.
Các hoạt động cụ thể ở nhà hoặc ở trường học để phòng chống cận thị:
- Cho mắt nghỉ ngơi từng lúc: Khi chúng ta hoạt động gì về mắt quá lâu như đọc truyện, đọc sách báo… quá lâu sẽ khiến mắt chúng ta mỏi và làm cho thị lực bị giảm đi. Chính vì vậy nhìn gần quá lâu chúng ta lên cho mắt nhìn xa 1-2′, hoặc nhắm mắt thư giãn trong khoảng 30s.
- Chú ý đến ánh sáng: ánh sáng cũng là 1 tác nhân dẫn đến cận thị. Khi phòng học hoặc nơi làm việc có ánh sáng kém, không đủ sáng cho mắt cũng khiến cho mắt phải cố nhìn lên dẫn đến thị lực bị kém đi. Vậy nên tìm nơi nào có ánh sáng đủ sáng để làm việc, hoặc lên sử dụng các loại bóng đèn có ánh sáng trắng, không nên sử dụng các loại bóng đèn vàng nó sẽ làm cho mắt bị chói và nhanh mỏi mắt
- Chú ý khoảng cách khi đọc và viết: Khoảng cách đọc và viết từ 25cm đến 40 cm tùy theo độ tuổi lớn nhỏ. Còn khoảng cách sử dụng màn hình máy tính khoảng 60cm. Chúng ta không nên đọc và viết khoảng cách gần quá vì khi đó mắt sẽ phải cố gắng điều tiết thị lực để đọc được, chính vì vậy sẽ làm thị lực bị giảm đi.
- Không nên đọc sách, truyện, báo… trên tàu xe: vì khi đó khoảng cách đọc của chúng ta sẽ bị thay đổi liên tục rất có hại cho mắt
- Không nên xem tivi quá gần, quá lâu: Ánh sáng tivi quá sáng cũng khiên cho mắt chúng ta hay bị mỏi. Lên xem tivi với lượng thời gian vừa phải để có thời gian cho mắt được nghỉ.
- Ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin A: Vitamin A có tác dụng làm sáng mắt chính vì vậy nên bổ sung các loại thức ăn có chứa nhiều vitamin A như: cà chua, cà rốt, gấc…
- Lên cung cấp cho cơ thể chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các vi chất vitamin E, C, chất khoáng có trong rau củ quả, thịt, cá biển, trứng để duy trì các môi trường trong suốt của mắt.
*Nguyen nhân:
- Do điều tiết mắt: thói quen nhìn gần hơn tiêu điểm của mắt, mắt phải điều tiết gần hơn trong thời gian quá lâu ở độ sáng không thích hợp, hoặc sáng quá hoặc tối quá làm mỏi cơ mắt.
- Nguyên nhân do ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu các dưỡng chất cần thiết như Vitamin A, Vitamin B2, thiếu các loại rau xanh, thừa các chất đường, mỡ.
*Biện pháp:
Điều chỉnh sự điều tiết của mắt: khám mắt ở địa chỉ uy tín, đo thị lực và đeo kính hợp lý. Hướng dẫn các em học tập và giải trí đúng cách: ngồi học đúng tư thế, nơi đủ ánh sáng, giữ đúng khoảng cách khi xem ti vi, chơi vi tính…
- Chế độ ăn uống hợp lý: Thực đơn hàng ngày nên có nhiều các loại rau xanh thẫm, cà rốt, bí đỏ, cà chua cung cấp các vitamin dưỡng mắt như Vitamin A, vitamin E, vitamin B. Nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều đường, dầu mỡ.
- Chăm sóc mắt hàng ngày bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt nhằm bổ sung các vitamin, acid amin cho mắt.
em có thể tham khảo 2 đề trắc nghiệm cô có up lên trang nha!
Sự xuất hiện hệ tiêu hóa hoàn chỉnh có cả miệng và hậu môn, mỗi vùng của ống tiêu hóa có sự chuyên hóa đặc biệt, ống tiêu hóa có lớp cơ vòng làm tăng cường hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
Các lọai giun:
-Giun đốt: giun đất, đỉa, rươi, vắt,....
-Giun tròn: giun kim, giun chỉ, giun móc, giun đũa,...
-Giun dẹp: sán lá gan, sán bã trầu, sán xơ mít (sán dây),sán lá máu,.....
Bạn tham khảo nhé!!!
Dưới đây là các thông số cơ bản cho một người châu Âu, khoảng 70 kg và có chiều cao thông thường.
- Dung tích toàn phổi (Total lung capacity, TLC) = 6 L. Thể tích của các khí trong phổi sau khi đã thở vào tối đa.
- Dung tích sống (Vital capacity, VC) = 4.8 L. Lượng khí thở ra hết sức sau khi đã hít vào hết sức.
- Thể tích khí lưu thông (Tidal volume, TV) = 500 mL. Lượng khí hít vào hoặc thở ra khi hít thở bình thường.
- Thể tích khí cặn (Residual volume, RV) = 1.2 L. Lượng khí còn lại trong phổi sau khi thở ra tối đa.
- Thể tích dự trữ thở ra (Expiratory reserve volume, ERV) = 1.2 L. Lượng khí có thể thở ra tiếp sau khi thở ra bình thường.
- Thể tích dự trữ hít vào (Inspiratory reserve volume, IRV) = 3.6 L. Lượng khí có thể hít thêm vào sau khi hít vào bình thường.
- Dung tích cặn chức năng (Functional residual capacity, FRC = ERV + RV) = 2.4 L. Lượng khí còn lại trong phổi sau khi thở ra bình thường.
- Dung tích hít vào (Inspiratory capacity, IC) = là thể tích hít vào tối đa sau khi thở ra bình thường.
- Khoảng chết giải phẫu = 150 mL. Thể tích chứa bởi các ống dẫn khí.
- ==)) Bạn có thể tham khảo thêm tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%95i
chắc là D hay sao ý
sao lại chắc :v