Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Vì sao bạn vào Đoàn”?: Đây quả thật là câu hỏi mang đầy ý nghĩa đối với những người đã và đang vào Đoàn. Chắc có lẽ sẽ có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Nhiều người sẽ nghĩ rằng vào Đoàn vì mình chưa được kết nạp nên vào vậy thôi hoặc theo suy nghĩ của một số người thì vào Đoàn là có thể được học bài lý luận chính trị của Hồ chí Minh và những tư tưởng nhảm nhí gì đó của ông mang tên Mác-Lênin, học để mình có thể tốt nghiệp, thuận tiện hơn trong quá trình làm việc sau này…
Theo cá nhân của riêng tôi thì việc vào Đoàn đối với tôi, tôi cảm thấy rất thiết thực. Nhưng lúc đầu thì tôi nghĩ rằng vào hay không vào Đoàn thì chẳng có gì là quan trọng rối đến khi bí thư của lớp tôi gọi tôi đi học, tôi cũng đăng ký đi nhưng trong lòng lại cảm thấy mệt mỏi. Theo lời những đứa bạn trên lớp tôi, chúng nó bảo nhau rằng: “Những người vào Đoàn thì mới tiếp tục học 6 bài lý luận chính trị và 4 chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh, học mới mong được tốt nghiệp”. Tôi sợ mình không được tốt nghiệp nên đã đăng ký đi học. Vì con người mà ai làm gì mà không có mục đích riêng của mình, không nghĩ đến lợi ích của bản thân.
Thế rồi ngày đi học lớp cảm tình Đoàn cũng đến, tôi lên học với một tâm trạng nặng nề không hứng thú chỉ mong muốn về cho thật sớm. Nhưng rồi khi gặp thầy dạy cảm tính Đoàn thì tâm trạng cũng khá hơn một chút. Chính những lời của thầy nói đã đánh thức được ý thức của tôi, tôi như vừa trải qua một giấc mộng dài chợt bừng tỉnh giấc khi giọng nói đầy thánh thót và có nhiều uy lực vang lên xua tan đi sự mệt mỏi của tôi. Lời của thầy nói như đi sâu vào tận tâm can của tôi.
Thầy nói làm tôi nhận thức ra được giá trị của cuộc sống. Tôi hiểu vì sao mình sinh ra, sinh ra để làm gì. Tôi sinh ra thì chắc có lẽ là để chứng kiến được những lời thầy nói hôm nay vì hồi giờ tôi chưa từng nghe ai nói chuyện một cách thẳng thắng đi sâu vào tận tâm can của mỗi con người nhưng cũng chứa đầy sự dạy dỗ, yêu thương của một người cha đối với những đứa con của mình khi chúng bị mắc lỗi. Không biết là do lời thầy nói hay do ý thức tôi nhận thức ra được. Tôi cảm thấy rất xúc động, trong lòng có một cảm giác ăn năm khi lúc đầu nghĩ vào Đoàn chỉ là chuyện vớ vẩn nhưng giờ tôi cảm thấy việc vào Đoàn là rất nên.
Thầy dạy cho tôi những lời hay, lẽ phải, dạy tôi biết thế nào là tình yêu thương con người, yêu thương dân tộc, yêu thương nhân loại, Thầy biết và hiểu rõ suy nghĩ của từng người. Thầy phê phán những lối sống thiếu hiểu biết, không lành mạnh của những thanh thiếu niên lúc này. Nhưng ngoài những lời phê phán, dạy dỗ đầy sự nghiêm khắc của thầy thì bên cạnh đó có những lời nói đùa cho chúng tôi vui quên đi mệt mỏi lúc ban đầu. nhưng cũng trong lời nói đùa đó chứa đựng sự châm biếm giúp tôi nhận thức ra cái sai, cái xấu không nên làm. Thầy nói tôi biết thế nào là mục đích là lý tưởng của Đoàn. Nó mang đầy ý nghĩa cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp đối với tôi.
Như những lời thầy nói nếu con người mà không có lý tưởng thì chẳng khác nào người mù ra đường không mang theo gậy, chiếc thuyền trôi bình bình giữa biển không có người lái và tôi cũng vậy, tôi cảm thấy những lời đó rất đúng. Tôi nhận thức ra được rằng đối với mỗi người sinh ra thì họ đã mang trong người những sứ mệnh và mục đích chung đó là phải biết cách giữ nước chống giặc ngoại xâm và làm cho người dân có cuộc sống ấm no, gầy dựng cho đất nước mình ngày càng giàu mạnh, phát triển xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Tôi không biết suy nghĩ của mỗi người như thế nào nhưng theo tôi thì muốn vào Đoàn trước hết mình phải thật sự là một con người tốt. cái tốt ở đây tôi không nói là tốt về mọi mặt vì con người ai cũng có ưu khuyết điểm của mình và tôi củng vậy. Cái tốt mà tôi muốn nói đến đó là cách nhận thức của mọi người về sự đúng, sai cái gì nên và không nên làm. Tôi biết rằng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chính là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam yêu nước đại diện cho sức trẻ Việt Nam chính là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Tôi nhận thức ra được Đoàn thật sự đóng vai trò là đội xung kích của Cách mạng Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn chính là môi trường thuận lợi để tôi và thanh niên chúng ta nói chung có điều kiện rèn luyện về đạo đức, chịu rèn ý chí và quyết tâm trong học tập. Căn cứ vào những điều lệ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tôi thật sự muốn trở thành một Đoàn viên tốt thì không chỉ riêng tôi mà mọi người phải biết phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh theo lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại. Tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện điều lệ Đoàn luôn luôn rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Giúp đỡ mọi người luôn xứng đàng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam.
Tham khảo nha!
Nguồn: https://vndoc.com/cam-nhan-cua-em-khi-gia-nhap-doan-155846
I, Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề: Hư danh của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
B. Thân bài
1. Giải thích
- Thế nào là "hư danh"?
+ Đó là những ham muốn, khát khao cá nhân nổi bật trong cộng đồng, xã hội bằng những việc làm vô nghĩa, không có giá trị. Người như vậy luôn bị mọi người ghét bỏ, xa lánh.
2. Chứng minh
- Thực tế cuộc sống cho thấy có rất nhiều bạn trẻ như vậy. Tiêu biểu như em Nguyễn Văn Đức, em sẵn sàng đánh đập bạn bè để "nổi tiếng" trong trường.
3. Bình luận
- Thật vậy, hư danh không chỉ khiến bản thân ta bị hủy hoại mà còn khiến ta bị lạc lõng với xã hội. Sẽ chẳng ai muốn kết bạn với kẻ hư danh, bởi lẽ họ nhận thức được rằng trong những kẻ hư danh ấy luôn chứa đựng nhiều phẩm chất xấu xa.
- Chưa dừng lại ở đó, hư danh còn hủy hoại đạo đức của bạn. Trong người bạn sẽ chỉ tồn tại những con "ác quỷ", không có chỗ cho những "thiên thần tốt đẹp".
- Bên cạnh đó, hư danh còn tàn phá lý tưởng sống của giới trẻ, dẫn đến xã hội chỉ toàn chứa chấp những người thanh niên sống vô đạo đức. Vị thế của đất nước do đó mà cũng giảm sút trầm trọng, khó có thể phát triển dài lâu.
4. Liên hệ bản thân
- Là thanh niên, em luôn nhận thức được những tác hại to lớn của hư danh đối với mỗi con người. Do đó em đã cùng với bạn bè ngăn chặn và phá hủy nó. Hơn hết, em còn ra sức tuyên truyền những việc làm tốt đẹp, mang lại nhiều giá trị, những cách nổi tiếng đúng đắn đến các bạn cùng trang lứa.
C. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
BPTT: Ẩn dụ và so sánh
Mảnh vá đã một thời lưng mẹ
Sao bây giờ lại còn nỡ vịn vai em(Ẩn dụ)
Anh mặc áo lành đi giữa phố đông chen
Mảnh vá ấy đốt lòng như vết bỏng(So sánh).
Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm sinh động, chân thật
Cho thấy cô gái trẻ đã dành lại những thứ tốt đẹp nhất cho anh em còn mình thì mặc áo vá. Qua đây, chàng trai cũng cảm thấy thương cô gái vì phải mặc áo vá nên cảm thấy vết vá ''như vết bỏng''.
Tham khảo
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiện lên là một hình ảnh có thực và là một tín hiệu thực nó mở ra một thời kì mới, như một sự cứu rỗi mới mẻ về sự thay đổi của số phận con người. Có rất lớn lao, có ý nghĩa và quyết định tới sự đổi thay của số phận con người.
Đây là một trong những điều mà tác phẩm văn học hiện thực tìm kiếm trong giai đoạn 1930 - 1945 không nhìn thấy được. Hình ảnh những lá cờ đối lập hẳn với hình ảnh cái lò gạch cuối truyện Chí Phèo. Kim Lân đã nhờ đó mà tìm ra lối giải thoát cho con người đó không chỉ giải quyết về vấn đề số phận con người mà còn theo một cách khác là thể hiện niềm tin sự lạc quan niềm hi vọng lớn lao.
Cuộc đời của họ là tiêu biểu cho số phận người dân nghèo nước ta thủa trước, khi chưa có đói nghèo thì không lấy nổi vợ. Trong nạn đói, lấy được vợ là niềm hạnh phúc đan xen với những lo lắng, bất hạnh.. không biết lấy vợ liệu có nuôi nổi nhau, đèo bòng nhau qua cái tao đoạn này...
Cuộc đời của Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến, thì có lẽ mãi chìm vào u tối mất. Ở Tràng, tuy chưa cso được sự thay đổi đó, nhưng đã hé mở cho anh một hướng đi mới. Qua đó là con đường dẫn đến với cách mạng một cách tự nhiên, tự nguyện. Những điều mà tất yếu những người như Tràng sẽ hăng hái tham gia.
Kết thúc tác phẩm vẫn dư âm mãi về một anh Cu Tràng và một niềm hi vọng tươi đẹp dành cho con người, qua đó thể hiện sự cảm thông, nâng niu của tác giả đối với số phận con người.