Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo tại https://lazi.vn/edu/exercise/548667/cam-nhan-kho-5-6-trong-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-doi-xe-khong-kinh
bạn tham khảo
Thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ và được đưa vào tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" của tác giả. Bài thơ mà điển hình là khổ thơ năm và sáu đã khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua đó làm nổi bật lên hình tượng người lính với bao phẩm chất cao đẹp.
Sau những chặng đường dây mưa bom bão đạn đây gió bụi, mưa tuôn, người lính lái xe vẫn có giây phút bình yên:
"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi."
Hình ảnh "Những chiếc xe từ trong bom rơi" gợi nên qua thử cái ý những chiếc xe gan góc, những chiếc xe đã qua thử thách. Vượt qua những đoạn đường "bom giật, bom rung", những chiếc xe lại được quây quần bên nhau thành "tiểu đội" - đơn vị nhỏ nhất trong quân ngũ (gồm 12 người). Tiểu đội xe không kính là mười hai chiếc xe và cứ như thế có biết bao nhiêu tiểu đội trên đường ra trận, kể sao cho hết? Suốt dọc đường vào Nam, tất cả những người lính lái xe gặp nhau dù chỉ trong giây phút nhưng đều là bè bạn "Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới". Mặt khác con đường đi tới là đường chính nghĩa, càng đi càng gặp nhiều bạn bè.
Bên cạnh đó, giây phút gặp nhau ấy thật thú vị qua cái "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" - một cử chỉ thật thân thiện, cảm động. Có biết bao nhiêu điều muốn nói trong cái bắt tay ấy. Đó là niềm vui trong họ vừa thoát khỏi chặng đường hiểm nguy gian khó. Họ động viên nhau dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn quyết tâm cầm chắc vô lăng để đưa xe về đến đích. Chỉ một cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi cũng đủ để họ san sẻ cho nhau, cảm hiểu lẫn nhau giữa những người đồng chí, đồng đội chung một chiến hào, chưng một nhiệm vụ thiêng liêng cao cả mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. Cái bắt tay qua ô cửa kính là sự bù đắp tinh thần cho sự thiếu thốn về vật chất.
Người lính trên đường ra trận còn có chung những điểm tựa và tình cảm, tâm hồn, sinh hoạt. Chúng ta hãy nghe Phạm Tiến Duật kể về những cái chung ấy:
"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm."
Bếp Hoàng Cầm - hình ảnh quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là tín hiệu của sự sum vầy, hội ngộ sau chặng đường hành quân vất vả. Ngọn lửa ấm áp như nối kết tấm lòng người chiến sĩ với nhau. Tất cả là một gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương. Phạm Tiến Duật đã đưa ra một khái niệm gia đình thật lạ, thật giản đơn: "chung bát đũa" là tiêu chuẩn. Câu thơ toát lên tình đời, tình người gắn bó keo sơn.
BÀI LÀM
Đầu năm, lớp tôi có thêm một người bạn mới, một cô gái dễ thương. Chỉ mới gặp lần đầu thôi mà tôi và cô bạn ấy đã hợp nhau (Chả là đầu giờ tôi nhanh miệng làm quen trước). Những lúc chờ đợi cô giáo, hàng xóm xôn xao như cái chợ, nhưng hôm nay lớp tôi yên lặng đến lạ thường. Tiết đầu tiên là tiết Văn của cô giáo chủ nhiệm. Cô Phượng khoan thai bước vào lớp. Có lẽ cô cũng ngạc nhiên trước sự yên lặng khác thường ấy.
Đưa mắt lướt một vòng rồi cô cười thật tươi:
– Chào các em.
Trở lại bàn, chưa vội ngồi, cô khoanh hai tay – cô giáo chủ nhiệm của tôi có cái “tật” rất dễ thương, mỗi khi sắp nói một điều gì quan trọng, cô lại khoanh tay:
– Trước khi vào buổi học, cô xin giới thiệu với cả lớp một người bạn mới: em Phan Hoàng Nhật Thanh.
Cô bạn mới đứng lên xoay ra sau gật đầu chào, rồi nhẹ nhàng ngồi xuống
– Em Nhật Thanh vừa từ Anh trở về, sẽ “tạm trú” ở lớp ta suốt cả năm học… Các em giúp đỡ bạn nhé!
Nhật Thanh đã vào lớp chúng tôi như thế. Bọn con gái làm quen với nhau thật nhanh. Chẳng mấy ngày sau tôi đã thấy bạn cười đùa, bá vai đám bạn chạy nhảy, ăn hàng:
Chỉ vài hôm là tôi đã lấy được “lí lịch trích ngang” của Nhật Thanh. Thanh theo ba mẹ định cư ở Anh từ năm lên 6 tuổi. Đây là lần đầu tiên về quê hương, Thanh nói tiếng Việt không rành, Thanh có thể “ngồi cùng chiếu” với mười tên giỏi Toán lớp, có thể hạ bọn khá anh ngữ bằng tỉ số tuyệt đối. Nhưng đến tiết Văn, Sử thì bạn ấy lại im thin thít. Vậy mà Nhật Thanh không mắc cỡ, bạn còn tỏ ra nôn nóng muốn học cho giỏi tiếng mẹ đẻ. Vì thế, Nhật Thanh cứ như là khách của lớp và là bạn thân nhất của tôi.
Cho đến một hôm, nhà trường thông báo về cuộc thi Chào mừng Giáng Sinh. Lớp nào cũng háo hức chuẩn bị. Riêng lớp tôi thì định diễn kịch Tấm Cám. Có tiếng là “bà chằn” trong lớp nên tôi được mọi người đề cử vai Cám( Thật vô duyên! Nhưng như thế cũng vui!). Còn Thanh thì được mọi người chọn làm vai Tấm(Thật đúng!). Cả lớp bàn tán xôn xao, y như cái chợ. Tôi nhìn Thanh cười, vì vở diễn này tôi và Thanh chơi hoài à. Riêng tiết mục Cắm hoa thì chắc phải hỏi tôi thôi! Tôi là “vô địch” cắm hoa đẹp mà, năm nào cũng giành huy chương vàng cho lớp. Chỉ có một tuần để chúng tôi tập dượt. Những ngày diễn tập thật vui.
Chúng tôi hồi hộp với bộ áo bà ba, chuẩn bị ra sân khấu. Ôi trời! tôi chưa bao giờ thấy Nhật Thanh mạnh dạn đến thế! Cả lời thoại lẫn động tác, chúng tôi diễn cứ y như thật, không để ý đến xung quanh và kết thúc bằng tràng pháo tay nồng nhiệt.
Đến phần thi Cắm hoa, lớp tôi cử Nhật Thanh. Ôi dào! Mấy ngày tập thì Thanh cứ vụng về mà hôm nay sao lạ khéo tay đến mức lại thường! Vậy là Thanh đã hơn tôi rồi! Bằng chứng là đầu năm “she” nhát như thỏ đế! Vậy mà bây giờ lại rất mạnh dạn, tự tin!
Hạng nhất phần Diễn kịch lớp 6/3
Hạng nhất phần Cắm hoa: lớp 6/3
Trời! Tôi và Thanh nhảy cẫng lên. Không ngờ hai giải nhất ấy đều có phần của hai đứa. Tôi đề nghị Thanh lên nhận quà, Thanh cười nói: “Không! Chúng ta hãy cùng lên vì có công của bạn nữa mà”. Câu nói của Thanh làm tôi xúc động. Gói quà tuy không lớn nhưng đó là kỉ niệm đánh dấu tình bạn giữa tôi và Thanh ngày càng trở nên gắn bó hơn! Thanh mời tôi và các bạn trong lớp đến nhà Thanh ăn mừng. Giáng Sinh năm nay thật vui! Tôi tặng Thanh con thú nhồi bông, còn Thanh tặng tôi con búp bê… Chúng lúc nào cũng có nhau như tôi với Thanh vậy…
Thời gian trôi… Chúng tôi bước sang năm học mới. Những lần tập dượt để dự thi Chào mừng Giáng Sinh lại tiếp tục như năm nào. Vẫn tôi đó, vẫn cái đêm mà tôi tặng Thanh con thú bông, chúng tôi lại ăn mừng. Nhưng niềm vui chỉ kéo dài thoáng mấy phút. Thanh bỗng trào nước mắt và ôm chặt tôi: Thanh xúc động: “Đêm nay mình sẽ rời Việt Nam, với ba mẹ…,, Mình yêu bạn, Phương ơi!”. Nói xong, Thanh bỏ chạy… Chiếc taxi đã chở bạn xa vút. Tôi đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe đi xa.
Mở gói quà của Nhật Thanh… Đó là tấm thiệp có muôn ngàn vì sao với lời ghi: “Mong rằng tình bạn giữa chúng ta sẽ luôn sáng mãi như những vì sao này! Tạm biệt bạn thân nhất của Thanh”.