K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2019

NGười bình thường là người không có ván đề

Người có vấn đề là người không bình thường 

#Rin 

24 tháng 3 2019

người bình thường không sao

người có vấn đề bị 1 thứ gì đó

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc...
Đọc tiếp

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.
- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.
- Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.
b. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.
c. Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

1
14 tháng 12 2017

Khi phỏng vấn, người phỏng vấn không chỉ nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, trong quá trình lắng nghe lời đáp, để đưa ra câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ ứng đối”:

- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc

- Khéo léo lái được người trả lời vào chủ đề phỏng vấn khi họ lạc đề, né tránh vấn đề

- Gợi mở để người trả lời có câu trả lời rõ ràng hơn

b, Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và hợp tác, cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến, lắng nghe và ghi chép

c, Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Văn bản giúp em hiểu ra rằng nỗi đau của những người bị khiếm khuyết trên cơ thể phải gánh chịu là rất lớn và họ phải chịu đựng, chấp nhận nó bằng nghị lực phi thường.

- Mỗi người chúng ta cần cảm thông, chia sẻ và cổ vũ họ trong mọi việc bởi họ là những người đã gánh chịu nhiều nỗi đau và họ rất dễ bị tổn thương. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ của chúng ta cũng phải thực sự khéo léo bởi đôi khi nó có thể bị hiểu nhầm thành sự thương hại. Và một điều tuyệt đối rằng chúng ta không được phép kì thị họ.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ           Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ

          Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng lớn.

          Tất nhiên, bạn cần thực tế và ứng xử khôn khéo khi làm việc trong môi trường của mình. Tôi đồng ý rằng việc áp dụng các quan niệm phổ biến với người khác cũng quan trọng. Những rủi ro ngu ngốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhưng như đã nói, đừng nên sợ hãi trước thất bại hay thất vọng để rồi không dám ước mơ.

          Đừng lúc nào cũng tỏ ra có lý và thực dụng, quá nhạy cảm đến nỗi bạn từ chối không chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi nó đến. Hãy đẩy xa giới hạn của những gì bạn nghĩ mình có thể thực hiện. Đừng quên rằng những kẻ chỉ trích luôn cười nhạo tầm nhìn của nhiều nhà tư tưởng can trường, nhiều nhà khai phá nổi tiếng. Đừng để ý đến những lời chỉ trích. Luôn ghi nhớ rằng những tiến bộ vượt bậc mà con người đạt tới đều nhờ nỗ lực can trường của một người nào đó từng bị chỉ trích rằng ý tưởng của họ là viễn vông, không thể trở thành hiện thực. Thế giới cần nhiều người biết ước mơ. Cần người vô lý biết đấu tranh chống lại những gì thông thường. Cần người chống lại sự cám dỗ của tính tự mãn và dám hành động theo cách họ vẫn luôn thực hiện. Bạn có thể là một trong những người ấy. Từ ngày hôm nay.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma,

NXB Trẻ, 2014, Tr. 29)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau chỗ nào?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là người vô lí?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “thế giới cần nhiều người biết ước mơ” không? Vì sao?

7
15 tháng 5 2021

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ:

“Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.”

Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại.

Câu 3.  Dựa vào đoạn trích, người vô lí  được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viển vông…

Câu 4.

- Đồng tình vì:

+ Người biết ước mơ dám suy nghĩ đến những điều không tưởng.

+ Người biết ước mơ lớn tưởng như viển vông nhưng có năng lực, ý chí có thể đạt đến những thành tựu…

15 tháng 5 2021

c1; nghị luận

c2; người có lí...... thế giới,người vô lí...bản thân

c3?

c4?

[ e mới học lớp 7 thôi ko biết có đ ko]

k cho e ạ , mong chị thông cảm

31 tháng 8 2023

Người viết đã nếu vấn đề phong cách của các nhà văn. Ông nhận định: Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng. 

25 tháng 3 2018

Đề tài: hỏi chuyện người bạn tới từ vùng quê. Điểm khác biệt nằm ở đối tượng, đề tài và hệ thống câu hỏi (chuẩn bị các bước như câu 1)

- Về đề tài có thể hỏi: quê hương, gia đình, lí do đến thăm, sở thích, ấn tượng sâu đậm về con người, vùng quê, đất nước của mình…

+ Chia nhỏ vấn đề để hỏi: học tập, ấn tượng đặc sắc của bạn với vùng đất mới.

+ Phương pháp: cần thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự dù với tư cách là “chủ nhà” hay “khách mời”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Vấn đề thảo luận “Tôn trọng sự khác biệt của người khác”

      Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay em sẽ trình bày về một vấn đề là tôn trọng sự khác biệt của người khác. Như mọi người đã biết, cuộc sống luôn đa dạng và thay đổi từng ngày. Con người cũng thế, họ đều mang trong mình những nét riêng về cả hình dáng, phẩm chất và suy nghĩ. Vậy mà, trong xã hội, chúng ta vẫn luôn gặp những người nói xấu sau lưng, những câu nói chê bai về ngoại hình, tính cách và phong cách ăn mặc ... của người khác. Điều ấy quá sai và đáng bị phê phán, lẽ nào tôn trọng nét khác biệt của người khác lại khó tới vậy?

      Trước tiên ta phải tìm hiểu, tôn trọng sự khác biệt nghĩa là gì? Sự khác biệt ở đây có thể hiểu là những nét riêng và đặc trưng của một người, sự vật nào đó mà chỉ cần nhắc về đặc điểm đó, ta có thể hình dung ngay ra người đó là ai. Ngay cả con người cũng như vậy, đều mang trong mình sự khác biệt riêng. Tôn trọng sự khác biệt đó chính là sự tôn trọng những điều này. Như trong cuộc sống hàng ngày, ta thường bắt gặp sự khác biệt của mọi người so với quy luật chuẩn về đạo đức mà con người đã tạo ra cho mình. “Ôi! Cô này ăn mặc hở hang quá !... Cô này xấu quá !... Cô này dễ tính quá .... ” Đó là những lời nói tưởng chừng rất bình thường nhưng nó đều đang mang theo một sự thiếu tôn trọng trong đó.

      Người biết tôn trọng những sự khác biệt là người biết lắng nghe quan điểm và chia sẻ góc nhìn của người khác một cách thật trân trọng và tỉ mỉ. Mặc dù đôi lúc, chúng ta không đồng tình với quan điểm của họ nhưng cũng không nên vùi dập hay hạch sách suy nghĩ của họ. Ai cũng gọi đo là cái lý của mình, không ai giống nhau cả, nhưng chúng ta cần đặt mình vào suy nghĩ của những người khác để thấu hiểu cho sự khác biệt của họ hơn. Và từ đó, chắc chắn bạn sẽ rút ra được những bài học và ngày càng hoàn thiện cho bản thân hơn. Như trong một giờ học, phát biểu của bạn có mang theo kiến thức và quy luật thông thường như trong sách vở đã dạy, nó sẽ được tất cả mọi người công nhận. Nhưng bạn của bạn, bạn ấy có cái suy nghĩ khác và đưa ra cách giải quyết vấn đề khác so với sách vở nhưng nó lại hết sức hợp lý và sáng tạo. Nhiều người trong lớp chắc hẳn sẽ thấy đó là điều rất vô lý và bài trừ. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng, sự sáng tạo là vô hạn và nó giúp cho bản thân chúng ta ngày càng phát triển. Nếu nhìn nhận sự việc theo một góc độ khác bạn sẽ thấy phát biểu của bạn đó hay và mình cần phải học hỏi sự sáng tạo đó. Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình phát triển bản thân.

      Dù vậy, trong xã hội hiện đại, ta vẫn thường bắt gặp nhiều người không biết tôn trọng quan điểm cũng như sự khác biệt của người khác, họ luôn cho mình là đúng, mình nói gì cũng chính xác ... và coi ý kiến của những người còn lại là sai lầm. Chúng ta không nên học theo những người như thế mà cần phải lên án và phê phán những hành vi đó của họ.

      Tôn trọng sự khác biệt luôn là một điều rất tốt và mọi người cần phải như thế. Bởi chỉ khi mình tôn trọng sự khác biệt của những người khác thì mới nhận được sự tôn trọng từ phía họ, đó là quy luật tự nhiên trong cuộc sống, cho đi để được nhận lại. Là một học sinh, em tự nhận thấy bản thân mình cần biết lắng nghe, tôn trọng và học hỏi từ sự khác biệt của những người khác. Bởi không ai sinh ra đã đúng và hoàn hảo, chúng ta chỉ có thể tự trau dồi bản thân mình từng ngày và không có tấm gương nào sáng bằng tấm gương từ những người ở xung quanh bạn. Toàn cầu đang hội nhập, chúng ta có thể bắt gặp và giao thoa với nhiều nền văn hóa khác nhau, khi đó, sự khác biệt sẽ càng ngày càng lớn và chúng ta phải biết chấp nhận cũng như tôn trọng và học hỏi. Hãy hoàn thiện bản thân để có thể đuổi theo và làm một người công dân mang lại lợi ích cho xã hội.

      Trên đây là toàn bộ bài trình bày của em về vấn đề cần phải tôn trọng những sự khác biệt của người khác. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ mọi người để bài nói của em trở nên hoàn thiện hơn. Cảm ơn tất cả mọi người đã chú ý lắng nghe!

24 tháng 11 2024

Nêu ý nghĩa và lợi ích của tôn trọng sự khác biệt trong môi trưongf học đường