Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai:
Vũ trụ thì bao la, vô tận > < con người thì quá nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi.
⇒ Sự tương phản cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước không gian rộng lớn cũng như ngã rẽ của cuộc đời. Tác giả cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn. Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.
- Sự tương phản này tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ tiếp theo:
+ Khổ thơ thứ ba gợi ảnh vật cô liêu nhưng không có sự gắn kết với nhau, thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người.
+ Khổ thơ thứ tư gợi cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lòng người thì buồn vời vợi bởi nỗi nhớ quê hương.
- Những hình ảnh, hoạt động trong khổ 4:
+ Không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen / Rừng sâu và tuyết bao la
+ Những cột sọc chỉ đường / ngược chiều tôi
- Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này vẫn đang chìm trong cảnh thiên nhiên cô quạnh, con người bị bao vây bởi “rừng sâu và tuyết lạnh”. Cạnh đó, chỉ thấy những cột cây số hữu hình mà vô cảm đang ngược chiều chạy tới, khiến không gian càng như rộng thêm ra. Con đường mùa đông đã dài lại lại được bao phủ bởi màu trắng của tuyết, màu đen sẫm của rừng khiến cho cảnh vật càng trở nên vô tận.
- Trong đoạn kết của văn bản, tác giả đã bộc lộ ước mơ về sự tự do và bình đẳng.
- Hình ảnh “tự do ngân vang từ những đỉnh đồi, […] ngọn núi” có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện ý tưởng và cảm xúc của tác giả. Tác giả tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,...
Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ về những quan niệm mới nam nữ bình đẳng.
Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo
- Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:
+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than
+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá
b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học
+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì
+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm
+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống
- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ
+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc
+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn
* Nét tương đồng là:
- Bản tính và khát vọng:
+ Con sóng không chấp nhận không gian “sông” chật hẹp, “không hiểu” nổi sóng nên quyết liệt “tìm ra tận bể” khoáng đạt, để là chính mình.
+ Em cũng vậy, cũng khát khao tìm được tình yêu để được yêu thương và thấu hiểu, được là chính mình.
- Những nỗi niềm của em về sóng, về tình yêu:
+ Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu.
+ “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lý giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn.
- Nỗi nhớ, lòng thủy chung:
+ “Sóng” nhớ đến bờ: nỗi nhớ bao trùm không gian (dưới lòng sâu - trên mặt nước), dằng dặc theo thời gian (ngày - đêm), nhớ đến “không ngủ được”.
+ “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức”.
- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu: Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn bởi vậy “em” khát khao được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu. Đó cũng là khát khao của em được hiến dâng và hy sinh cho tình yêu muôn thuở.
* Nhận xét về mối quan hệ giữa “sóng” và “em”:
- Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
+ "Sóng" là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”. Ẩn sâu hình ảnh "sóng" là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là tâm trạng của “em” trong tình yêu.
- Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời.
+ "Sóng" và "em" tuy hai nhưng là một, có khi phân tách có khi sóng đôi để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
Hình tượng bóng tối xuất hiện ở đầu tác phẩm là bóng tối đã tắt hẳn nó khiến người đọc không thể ngừng tò mò điều gì sẽ xảy với số phận của những con người trong bóng tối.
Bóng tối ở cuối tác phẩm là bóng tối của sự tuyệt vọng gần như không còn lối thoát nào cho cuộc đời đau khổ của họ
Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong liên tưởng góp phần tô đậm thêm tâm trạng nhớ nhà.
- Ngoại cảnh: Bức tranh miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên Nga với những nét đẹp hoang sơ, lạ lùng của mùa Đông.
- Hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng: Đêm đông lạnh lẽo, mênh mông, hiu quạnh.
⇒ Ngoại cảnh là phong cảnh nước non tươi đẹp đối lập với hình ảnh bên trong tâm tưởng là mùa đông nước Nga lạnh lẽo, lòng người buồn tẻ, cô đơn.